Cách Quét Mã QR Bằng Lái Xe Trên Ứng Dụng Zalo

Kể từ năm 2020, Bộ GTVT bắt đầu áp dụng quy định in mã QR lên bằng lái xe để kiểm tra thông tin nhanh và xác định bằng giả hay thật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách quét mã QR bằng lái xe.

1/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÃ QR BẰNG LÁI XE

Mã QR, được viết tắt của từ Quick response (nghĩa là “Mã phản hồi nhanh”). Đây là một dạng mã vạch có thể đọc được bởi một máy đọc mã vạch hoặc smartphone có chức năng chụp ảnh đi cùng với ứng dụng chuyên biệt để quét mã. Dựa theo công văn số 3312/TCĐBVN-QLPT&NL của Bộ GTVT ngày 25/5/2020, các Sở GTVT trên toàn quốc phải in mã QR lên giấy phép lái xe (GPLX) A1, A2, B1, B2,… mới. Mục đích để giải mã thông tin, tích hợp với hệ thống quản lý GPLX để xác minh tính xác thực.

Quy định này bắt đầu sẽ có hiệu lực từ 0h ngày 1/6/2020, bất kỳ GPLX nào in sau thời điểm này mà không có mã QR đều được cho là không hợp lệ. Mã QR được in ở mặt sau góc trái của GPLX gồm tất cả các loại GPLX hạng A1, B1, B2,C, D…Nếu có mã QR, các cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm soát và phát hiện ra GPLX giả ngay lập tức.

GPLX mới làm bằng vật liệu PET, chịu ẩm, nhiệt và có kích thước nhỏ, gọn rất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Người lái xe chỉ cần dùng điện thoại di động quét mã QR là đã có thể kiểm tra được những thông tin về bằng lái. Bằng lái xe nếu có mã QR sẽ rất hữu ích, tiện dụng và chấm dứt được tình trạng làm bằng giả đang tràn lan hiện nay.

quet-ma-qr-xac-minh-bang-gia-hay-that

2/ THÔNG TIN NHẬN ĐƯỢC SAU KHI QUÉT MÃI QR BẰNG LÁI XE

Sau khi sử dụng ứng dụng để quét mã QR trên bằng lái xe, những thông tin sẽ hiển thị cho bạn đó là:

+ Số GPLX + Thông tin chủ sở hữu ( họ tên, ngày tháng năm sinh ) + Nơi cấp bằng lái + Hạng bằng lái

quet-ma-qr-bang-lai-xe

3/ CÁC BƯỚC QUÉT MÃ QR TRÊN BẰNG LÁI XE

DÙNG TRÊN ỨNG DỤNG ZALO

Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Zalo của bạn,  Bạn sẽ vào mục Thêm ở ngay phía dưới ứng dụng. Sau đó, bạn sẽ thấy 1 biểu tượng mã QR

quet-ma-qr-tren-zalo

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng mã QR, sau đó đưa camera điện thoại tới vị trí mã QR (Nằm ở phía sau của bằng lái xe). Trên màn hình sẽ hiện ra các thông tin gồm: Số GPLX, họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cấp GPLX.

https://hoclaixehcm.edu.vn/wp-content/uploads/2020/12/video-5.mp4

Khi sử dụng mã QR, các cơ quan quản lý, lực lượng tuần tra có thể kiểm soát và phát hiện những bằng lái nào không hợp lệ và liên kết nhanh với cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe của Tổng cục Đường bộ.

DÙNG TRÊN ỨNG DỤNG BARCODE

Ngoài ứng dụng Zalo, ứng dụng Barcode Việt cũng có thể quét mã QR trên bằng lái. Thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Mở ứng dụng,  vào màn hình chính, nhấn vào biểu tượng mã QR ở dưới.

Bước 2: Ứng dụng sẽ mở camera lên và tiếp theo bạn sẽ quét vào mã QR trên bằng lái. Sau 2 đến 3 giây, những thông tin về bằng lái sẽ hiển thị ngay trên màn hình.

cach-quet-ma-qr-tren-bang-lai-xe

4/ BẰNG LÁI CŨ CÓ CẦN ĐỔI QUA BẰNG CÓ MÃ QR HAY KHÔNG ?

Sau khi nhận thông tin GPLX mới sẽ in mã QR, nhiều người cùng thắc mắc liệu bằng cũ có tiếp tục sử dụng được không ? Hay phải đổi bằng mới có mã QR ? Để giải đáp thắc mắc trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo, GPLX cũ vẫn sẽ được giữ nguyên giá trị và người dân không cần phải đổi nếu không có nhu cầu, trong trường hợp người dân nếu muốn đổi GPLX mới thì vẫn có thể thực hiện đổi tại Sở GTVT. Hiện tại, ngành đường bộ đã hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về việc quản lý GPLX thống nhất trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cảnh sát giao thông và các doanh nghiệp cập nhật và theo dõi các vi phạm của người lái xe. Các cơ quan quản lý cũng sẽ dễ dàng rà soát thông tin của những người lái xe, ngoại trừ việc người lái xe bị thu hồi GPLX nhưng giả báo mất và xin cấp lại hay cũng có những trường hợp sử dụng nhiều bằng lái cùng lúc.

5/ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỔI GPLX NĂM 2020

GPLX cũ làm bằng giấy bìa nếu bị mất, bị hư hỏng hoặc hết thời hạn hay GPLX cần thay đổi thông tin, sai thông tin của người lái xe sẽ được đổi sang loại mẫu mới làm bằng nhựa PET. GPLX cũ nếu còn thời gian sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng như thường lệ. Trường hợp GPLX không có thời hạn như A1, A2 và A3 khuyến khích nên thực hiện đổi trước ngày 31/12/2020. Khi đổi GPLX ô tô thì hồ sơ xin cấp đổi yêu cầu cần có giấy khám sức khỏe. Nếu là cấp lại GPLX không thời hạn thì không cần giấy khám sức khoẻ. Người có GPLX còn thời hạn hay đã quá thời hạn từ 3 tháng trở xuống thì kể từ ngày hết hạn sẽ được đổi GPLX. Nếu GPLX quá hạn sử dụng trên 03 tháng hoặc dưới 01 năm thì phải  thi lại lý thuyết để được cấp lại. Trường hợp đã quá hạn trên 01 năm, thì phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.

Từ khóa » Bằng Lái Mã Qr