Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập - TopLoigiai

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi:“Cách rèn luyện tính tự lập” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn GDCD 6.

Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Cách rèn luyện tính tự lậpKiến thức tham khảo về Tính tự lập1. Đặt vấn đề: Thế nào là tự lập?2. Nội dung bài học 3. Bài tập vận dụng

Trả lời câu hỏi: Cách rèn luyện tính tự lập

- Tự giác làm những gì được phân công.

- Có trách nhiệm trước việc học của mình.

- Hoàn thành tốt bài tập của mình.

- Tự làm những gì có thể, suy nghĩ trước bài khó, dùng hết năng lực bản thân.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về “Tính tự lập” dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về Tính tự lập

1. Đặt vấn đề: Thế nào là tự lập?

Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có người bạn thân tên là anh Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiện Thành nhìn thẳng vào mắt bạn, hỏi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có.

Anh Thành nói tiếp:

- Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây. Anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc phiêu lưu đó, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)

a) Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?

- Câu chuyện trên chúng ta thấy Bác Hồ đã thể hiện phẩm chất không sợ gian khổ, khó khăn, ý chí tự lập cao.

- Qua câu chuyện về Bác Hồ đã để lại cho chúng ta bài học về ý chí vươn lên trong cuộc sống, trong học tập, không ngại khó, ngại khổ, phải tự tin và phải có ý chí tự lập, tự rèn để thành công trong học tập, trong cuộc sống.

b) Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước chỉ với hai bàn tay trắng?

Vì:

- Bác có sẵn lòng yêu nước.

- Bác có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình, sức lực của mình,có thể nuôi sống mình bằng hai bàn tay lao động để tìm đường cứu nước.

- Bác Hồ là người có tính tự lập, tự lo liệu, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, dám đương đầu với khó khăn gian khổ.

- Vì thế Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước mặc dù chỉ với hai bàn tay trắng.

c) Em hiểu thế nào là tự lập?

- Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình: Không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

d) Tự lập có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

- Người có tính tự lập sẽ thành công hơn trong cuộc sống.

- Họ xứng đạng nhận được sự kính trọng của mọi người.

2. Nội dung bài học 

Cách rèn luyện tính tự lập

a. Khái niệm tự lập

- Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.

- Ví dụ: Tự làm việc nhà, tự đi học, tự học bài…

* Biểu hiện:

- Tự làm bài tập, bài kiểm tra không quay cóp, nhìn tài liệu.

- Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.

- Tự giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa.

- Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

- Tự thức dậy từ sáng sớm, tự vệ sinh cá nhân.

- Rèn luyện thể dục thường xuyên.

b. Ý nghĩa

- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.

c. Cách rèn luyện 

- Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ.

- Trong học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày.

- Tự giác làm những gì được phân công.

- Có trách nhiệm trước việc học của mình.

- Hoàn thành tốt bài tập của mình.

- Tự làm những gì có thể, suy nghĩ trước bài khó, dùng hết năng lực bản thân.

3. Bài tập vận dụng

Câu 1: Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự lập trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt hằng ngày.

- Biểu hiện của tính tự lập trong học tập:

+ Tự giác học bài, làm bài tập về nhà

+ Tự nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp học

+ Nhờ bạn giúp đỡ nếu gặp bài quá khó chưa làm được.

+ Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

- Biểu hiện của tính tự giác trong sinh hoạt:

+ Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà sau giờ học tập.

+ Tự giặt giũ quần áo của mình.

+ Tự giác chăm sóc và chơi với em để bố mẹ làm việc.

+ Giúp đỡ ông bà những việc trong gia đình.

+ Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường.v.v..

Câu 2: Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập;

b) Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự nỗ lực phấn đấu của bản thân;

c) Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững;

d) Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

đ) Những người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, mặc dù phải trải qua nhiều gian khổ, khó khăn.

e) Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.

- Ý kiến (a) em không tán thành vì: Nêu chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập còn con nhà khá giả giàu có không cần tự lập. Đây là điều sai lầm, bởi như vậy con những nhà giàu có chỉ sông ỷ lại vào bố mẹ, không tự giác trong học tập thì khi vào đời sẽ gặp nhiều khó khăn và không thê thành công được.

- Ý kiến (b) em không tán thành vì: Sự thành công phải là sự tự nỗ lực phấn đâu của bản thân mới được bền vững.

- Ý kiến (c) em tán thành vì: rong cuộc sống nếu mình không tự phấn đấu để có được thành công, thì sự thành công chỉ nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì sự thành công đó không bao giờ bền vững được bởi không phải bao giờ, ở lúc nào mình cũng có người nâng đỡ che chở, mà mình phải tự khẳng định mình.

- Ý kiến (d): Trong cuộc sống sự tự lập không phải dễ dàng mà đòi hỏi bản thân phải là người có nghị lực, có bản lĩnh và tự tin thì mới vượt qua được những thử thách khó khân.

- Ý kiến (đ): Là người có tính tự lập, tự làm lấy, tự lo liệu, tự giải quyết công việc của mình dù có khó khấn song nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

- Ý kiến (e): Tự lập như khi khó khăn mình vẫn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người đáng tin cậy.

Ví dụ: Khi làm một bài tập khó mình có thể nhờ thầy cô giáo hoặc anh chị, bạn bè hướng dẫn thêm; hay những ngày đầu lập nghiệp mình có thể vay vốn của ngân hàng hoặc gia đình...

Từ khóa » Em Rèn Luyện Tính Tự Lập Như Thế Nào