Cách Sắp Mâm Cỗ Cúng Thôi Nôi Bé Khỏe Mạnh, Lớn Nhanh. - Imiale
Có thể bạn quan tâm
Cúng thôi nôi là nghi lễ được thực hiện khi bé tròn 1 tuổi, cũng giống như lễ cúng đầy tháng, chúng ta cần chuẩn bị chu đáo để cúng Bà Mụ và Đức Ông để bày tỏ lòng biết ơn, cũng như cầu mong sự che chở từ các vị Tiên. Để biết rõ hơn lễ cúng thôi nôi cần chuẩn bị những gì? Sắp xếp mâm cúng như thế nào hợp lý nhất? Mời các bạn theo dõi bài viết sau.
Mục lục
- 1. Cúng thôi nôi là gì? Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi cho bé?
- 2. Các bước cần làm để cúng thôi nôi cho bé:
- 3. Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái chính xác:
- 4. Thời gian tiến hành lễ cúng thôi nôi cho bé:
- 5. Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng thôi nôi
- 5.1. Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thôi nôi (12 Bà Mụ, 1 Bà Chúa và 3 Đức Ông)
- 5.2. Mâm cúng cho các vị chư tiên và trên các bàn thờ trong nhà: Bàn thờ Thần Tài,Thổ Địa & bàn thờ Ông Táo, bàn thờ phật, bàn thờ ông bà…
- 5.3. Chuẩn bị văn khấn cúng thôi nôi:
- 6. Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi:
- 6.1. Sắp xếp mâm cúng Bà Mụ và Đức Ông:
- 6.2. Đối với cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ
- 6.3. Gia tiên:
- 7. Những nghi thức cần thực hiện khi cúng thôi nôi cho bé:
- 7.1. Văn khấn đất đai diên địa, thổ công:
- 7.2. Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông:
- 8. Nghi thức bắt miếng – Bốc đồ dự đoán tương lai:
- Tóm lại
1. Cúng thôi nôi là gì? Ý nghĩa của việc cúng thôi nôi cho bé?
Cúng thôi nôi là lễ cúng truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam. Lễ cúng được thực hiện khi bé tròn 1 tuổi. Thôi nôi được hiểu là rời khỏi chiếc nôi mà bé đã dùng trong suốt một năm đầu đời để chuyển đến nơi nằm khác lớn hơn, ngụ ý cho thấy bé bước sang sự phát triển mới.
Lễ cúng thôi nôi mang ý nghĩa tốt đẹp :
- Kỉ niệm ngày sinh nhật đầu tiên.
- Chấm dứt thời kỳ bé ở trong nôi.
- Báo tin vui đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm sự tồn tại của một sự sống mới.
- Tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông, chư thần đã che chở nặn ra cháu theo quan niệm nhân gian. Mong các vị phù hộ chăm sóc cho bé.
- Là dịp để người thân, gia đình sum vầy.
- Thể hiện nét văn hóa truyền thống trong nghi lễ thờ cúng tâm linh của dân tộc Việt Nam.
2. Các bước cần làm để cúng thôi nôi cho bé:
- Chọn đúng ngày cúng thôi nôi cho bé.
- Chuẩn bị các đồ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái.
- Chọn hướng đặt bàn cúng, sắp xếp mâm cúng.
- Chọn người đại diện gia đình để đốt nhang khấn cúng.
- Đọc bài khấn để cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé.
3. Cách tính ngày cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái chính xác:
Từ ngàn đời xưa, dân tộc ta thường chọn ngày theo lịch âm để cúng các dịp lễ tết, sinh nhật, thôi nôi, đầy tháng, đám giỗ hoặc bất cứ các nghi lễ văn khấn cúng nào. Vì vậy, ta sẽ dựa vào lịch âm để tính mốc thời gian làm lễ thôi nôi cho bé. Tính ngày cúng thôi nôi cho bé dựa vào nguyên tắc “gái lùi 2, trai lùi 1”. Ngày cúng thôi nôi cho bé trai khác so với bé gái. Nếu bé sinh 12/3 âm lịch thì:
- Ngày cúng thôi nôi cho bé trai sẽ là ngày 11/3 âm lịch năm sau.
- Ngày cúng thôi nôi cho bé gái là ngày 10/3 âm lịch năm sau.
4. Thời gian tiến hành lễ cúng thôi nôi cho bé:
Người xưa quan niệm rằng “Năm tốt không bằng tháng tốt, tháng tốt không bằng ngày tốt, ngày tốt không bằng giờ tốt”. Việc chọn giờ làm lễ cũng rất quan trọng, giúp mang lại sự may mắn cho con. Giờ cúng có thể lựa chọn vào buổi sáng (7 – 11h) hoặc chiều mát (15 – 19h). Muốn kĩ càng hơn, bố mẹ nên chọn giờ cúng thôi nôi theo tuổi để tránh xung khắc với cung mệnh.
Ví dụ bé sinh tuổi Hợi thì tam hợp có Hợi – Mùi – Mão còn tứ hành xung có Hợi – Tỵ – Dần – Thân. Dựa vào tam hợp và tứ hành xung thì tổ chức lễ cúng thôi nôi tốt nhất vào các giờ Hợi – Mùi – Mão, ngoài ra đặc biệt tránh vào giờ tứ hành xung Hợi – Tỵ – Dần – Thân.
- Giờ Tý (23h-1h)
- Giờ Sửu (1h-3h)
- Giờ Dần (3h-5h)
- Giờ Mão (5-7h)
- Giờ Thìn (7h-9h)
- Giờ Tỵ (9-11h)
- Giờ Ngọ (11-13h)
- Giờ Mùi (13-15h)
- Giờ Thân (15-17h)
- Giờ Dậu (17-19h)
- Giờ Tuất (19-21h)
- Giờ Hợi (21-23h)
5. Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng thôi nôi
Về cơ bản, lễ cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái cũng giống cúng đầy tháng cho bé, chúng ta cần chuẩn bị những lễ vật sau: Cúng thôi nôi bao gồm 3 mâm, đó là: mâm cúng 12 Bà Mụ – Đức Ông, mâm cúng cho Thần Tài – Thổ Địa và mâm cúng cho Ông Táo – Bà Táo và bàn thờ Gia tiên.
5.1. Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thôi nôi (12 Bà Mụ, 1 Bà Chúa và 3 Đức Ông)
Đây là mâm cúng rất quan trọng của buổi lễ. Chúng ta cần bày một bàn cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông để bảy tỏ lòng biết ơn đến các vị đã che chở, đưa đứa trẻ đến với thế giới này một cách khỏe mạnh, kính mong các vị Đại tiên sẽ tiếp tục bảo vệ bé lớn lên bình an.
a. Trong mâm cúng 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa, chúng ta cần chuẩn bị:
- Lễ ngọt:
-
- 12 đĩa xôi nhỏ (xôi gấc hoặc xôi đậu) và 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè đậu (với bé trai) hoặc chè trôi nước (với bé gái) và 1 phần lớn hơn cho Bà Chúa.
- 1 bộ trầu cau đã têm cánh phượng hoặc tết thành 1 chùm trầu cau trong một giỏi đẹp bày ra bàn.
- Nhan đèn: 12 cây + 2 cây nến to, 3 chung rượu, trà, rượu, gạo, muối.
- 12 Bộ hài xanh và 1 bộ như vậy nhưng lớn hơn.
- 12 Bộ áo cho Bà Mụ, 1 bộ lớn hơn cho Bà Chúa.
- Văn khấn cúng Mụ.
- 1 bộ đồ cúng có hình nam thế cho bé trai (hoặc hình nữ thế cho bé gái), viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé.
- Tiền vàng mã.
- 1 Bình hoa Cát tường hoặc Đồng tiền.
- Chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Bà Chúa thích dùng đũa này.
- 13 đĩa thịt heo quay (hoặc heo quay nguyên con).
- 13 lon nước ngọt hoặc 13 phần bánh kẹo ngọt.
- Bộ 13 thỏi vàng 999 cầu giàu sang phú quý.
b. Lễ vật cúng Đức Ông và 3 Đức thầy (gồm thánh sư, tiên sư, tổ sư là người truyền nghề nghiệp cho trẻ em) gồm:
+ 1 con gà luộc chéo cánh + 1 tô cháo lớn + 1 tô chè lớn + 3 đĩa xôi lớn + 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ), trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).
Ngoài ra, ba mẹ cũng mua 1 bộ đồ chơi chọn nghề và đặt lên bàn cúng.5.2. Mâm cúng cho các vị chư tiên và trên các bàn thờ trong nhà: Bàn thờ Thần Tài,Thổ Địa & bàn thờ Ông Táo, bàn thờ phật, bàn thờ ông bà…
Các vị chư tiên cũng ngự trong nhà để góp phần chăm lo cho đời sống tinh thần và phù hộ cho cả gia đình nên chúng ta cần cúng thêm cho các chư tiên, ông bà mỗi bàn 1 phần lễ để tỏ lòng biết ơn và kính trọng. Mỗi mâm này cần chuẩn bị những thứ sau:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả
- 1 bình hoa
- Bánh kẹo ngọt
- 3 ly nước
- Hương để thắp
- Có thể thêm 1 đến 3 phần xôi chè.
Riêng mâm của Ông Địa và Thần Tài nên có thêm 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (chú ý là tôm cua phải còn nguyên vẹn, chỉnh chu) và 1 đĩa heo quay.
5.3. Chuẩn bị văn khấn cúng thôi nôi:
Thông thường sẽ có 2 bài văn khấn như sau:
- Văn khấn đất đai diên địa, thổ công.
- Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông
6. Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi:
6.1. Sắp xếp mâm cúng Bà Mụ và Đức Ông:
Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi cho bé cũng rất quan trọng, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính đến các vị Thần và Tổ tiên. Cũng giống như lễ cúng đầy tháng, trước khi tiến hành lễ cúng thôi nôi, chúng ta cần sắp xếp mâm cúng theo một số quy tắc sau:
- Chuẩn bị số lượng mâm cúng gồm 2 bàn:
-
- Một bàn nhỏ, xếp phía trước để bày lễ cúng Đức Ông.
- Một bàn lớn, xếp phía sau, cao hơn khoảng 10 cm: để bày mâm cúng 12 Bà Mụ.
- Sắp xếp các món trong mâm cúng đẹp mắt, gọn gàng. Thông thường, ta sẽ xếp xôi, chè, cháo ở 2 bên mâm hoặc xung quanh, gà luộc xếp ở giữa.
- Ngoài ra, vị trí đặt mâm cúng và bình hoa cũng rất quan trọng. Vị trí được ông bà ta làm theo là “Đông bình Tây quả”, có nghĩa là đặt bình hoa ở phía đông, còn hoa quả, lễ vật được bày ở phía tây.
6.2. Đối với cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ
Đối với cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ, nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.
6.3. Gia tiên:
Theo nghi lễ truyền thống, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Như vậy, theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện.
7. Những nghi thức cần thực hiện khi cúng thôi nôi cho bé:
Vào giờ lành làm lễ, người đại diện của gia đình (chủ lễ), thường là ông bà hoặc cha mẹ bé sẽ tiến hành đọc văn khấn cúng thôi nôi cho bé. Chủ lễ thắp 3 nến nhang và thành tâm cầu khấn:
7.1. Văn khấn đất đai diên địa, thổ công:
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai điền địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.
7.2. Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát
– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
– Con kính lạy Tam Thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là Ngày…. Tháng…. Năm…..
Vợ chồng con là………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là………….
Chúng con ngụ tại……………….
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ……………. Sinh ngày………….. được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu, được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh, vô tật, vô ương, vô hạn, vô cách, phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Từ khóa » Cúng Thôi Nôi 12 Bà Mụ
-
Văn Khấn 12 Bà Mụ, "Mâm Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai & Bé Gái"
-
Bài Văn Khấn 12 Bà Mụ Chuẩn Nhất Cho Cả Bé Trai Và Gái - Nhà Thờ Họ
-
Tập Tục Cúng 12 Bà Mụ Và 13 Đức Thầy Cho Bé
-
Hướng Dẫn Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Và Bé Gái Chi Tiết Nhất
-
Mâm Cúng 12 Bà Mụ đặt ở đâu. Chuẩn Tâm Linh Việt Nam
-
Mâm Cúng 12 Bà Mụ đặt ở đâu Chuẩn Tâm Linh Việt Nam
-
Cúng 12 Bà Mụ Cần Những Gì
-
Bài Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai Và Bé Gái - Văn Khấn Thôi Nôi
-
Bộ 13 Váy Cúng Bà Mụ Lễ Đầy Tháng, Thôi Nôi Cho Bé - Shopee
-
Văn Khấn Cúng 12 Bà Mụ đầy Tháng, đầy Năm, Thôi Nôi Cho Trẻ Tại Nhà
-
Bộ áo Hài Cúng Bà Mụ đầy Tháng, Thôi Nôi Cho Bé Trai Bé Gái - Shopee
-
Cúng đầy Tháng 12 Hay 13 Bà Mụ Là Chính Xác Nhất?
-
Nghi Thức Cúng Tạ ơn Mụ Bà Trong Lễ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai