Cách Setup Quầy Bar Thu Hút Và Tiết Kiệm Không Gian - Quang Tân Hòa

Quầy pha chế là một bộ phận không thể thiếu của quán cà phê, việc bố trí quầy pha chế đẹp, có nét riêng, tiết kiệm không gian quán, tiện dụng cho nhân viên pha chế và phục vụ đồ uống cần nhiều kỹ năng. Những nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn setup quầy pha chế khoa học và ấn tượng nhất.

1. Nắm bắt các nguyên tắc setup quầy pha chế khoa học

Bố trí quầy pha chế theo nguyên tắc một chiều là cách sắp xếp quầy pha cà phê phổ biến. Nguyên tắc này giúp các hoạt động của nhân viên đều được thực hiện nhanh chóng từ khâu sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu, pha chế đến lên món.Với cách setup quầy pha chế “một chiều”, việc sử dụng các thiết bị, nguyên liệu…dễ dàng hơn cho nhân viên.

· Máy pha cà phê – Máy xay cà phê đặt cạnh nhau, ở vị trí trung tâm phía trước quầy pha chế tạo niềm tin cho khách hàng trong việc đảm bảo độ tươi mới của cà phê, sự chuyên nghiệp của nhà hàng;

· Quầy thu ngân kết hợp vào chung hoặc cạnh ngay sát với quầy pha chế giúp quá trình hoàn tất thức uống nhanh hơn, tiết kiệm không gian quán, giúp khách hàng gọi món và thanh toán tại quầy nhanh hơn.

· Tủ làm đá/ tủ đựng đá, tủ mát/ tủ đông phải đặt cách xa máy pha cà phê, tránh sự đối nghịch giữa hơi nóng – lạnh dễ khiến xảy ra sự cố và bụi từ máy pha rất dễ rơi vào đá.Tủ làm đá/ tủ đựng đá cũng không được đặt quá gần vị trí thùng rác vì rác vụn có thể rời vào đá, đồng thời gây mất vệ sinh.

· Khu vực bồn rửa nên được đặt kế bên khu vực pha chế, cạnh máy pha hay máy xay. Nhân viên có thể vệ sinh dụng cụ ngay sau khi thao tác xong hoặc sơ chế nguyên liệu.

· Thùng rác nên được đặt ngay phía dưới bồn rửa để thuận tiện đổ các đồ uống thừa, nguyên liệu không dùng tới.

2. Ánh sáng quầy bar phù hợp

Thiết kế ánh sáng ở quầy pha chế không những phục vụ mục đích pha chế mà còn làm nổi bật phong cách của quán cà phê. Ánh sáng của quầy bar ưu tiên sử dụng chiếu sáng cục bộ kết hợp với chiếu sáng chung tạo sự lan tỏa và hiệu ứng nghệ thuật, điểm nhấn cho từng không gian trong thiết kế quán cà phê. Nếu order tại đây, cần có ánh sáng tỏa khắp để khách hàng dễ dàng xem thực đơn, đối với quán mang phong cách kết hợp cà phê pub thì sử dụng ánh sáng cục bộ, đủ sáng vị trí khách ngồi.

Vị trí đặt quầy pha chế phụ thuộc vào thiết kế và diện tích quán cà phê. Với những quán kinh doanh theo hình thức order và thanh toán trước tại quầy, quầy pha chế thường đặt ngay vị trí đón khách. Với những quán cà phê quy mô nhỏ, quầy thường được đặt ở một góc của quán để tạo sự thông thoáng cho không gian. Tuy nhiên quán cà phê rooftop thường bố trí quầy pha chế ở trung tâm vừa đẹp mắt vừa dễ dàng phục vụ.

3. Chất liệu bề mặt, kích thước và kiểu dáng của quầy pha chế

Chất liệu và màu sắc của quầy pha chế được lựa chọn sao cho đồng bộ và làm nổi bật phong cách của quán. Nếu quán cà phê phong cách cổ điển, quầy pha chế chất liệu gỗ, nếu quán mang phong cách hiện đại, quầy pha chế kim loại, lót đá hoa cương, đá trơn…tăng tính thẩm mĩ và sự cao cấp của tổng thể quán.

Quầy pha chế hình chữ L được sử dụng phổ biến nhất trong quán cà phê để tạo ra không gian pha chế riêng biệt. Ngoài ra, quầy pha chế hình chữ O sẽ thích hợp đặt ở chính giữa, phù hợp cho các quán cà phê đặc sản, specialty coffee… Quầy chữ U sẽ thích hợp đặt ở một góc riêng của quán.

Tùy diện tích quán mà bạn bố trí kích thước quầy pha chế sao cho cân đối. Kích thước quầy pha chế tiêu chuẩn như sau: chiều cao 81 cm – 100 cm, chiều dài khoảng 220 cm và chiều rộng khoảng 60 cm – 90 cm.

4. Tận dụng không gian phía sau quầy

Gây ấn tượng với khách hàng ngay khi gọi món với việc tận dụng không gian phía sau quầy thật thông minh. Vì vậy, trong quá trình setup quán cà phê, bạn cần chú ý cách trang trí và sắp xếp các vật dụng ở khu vực này đẹp mắt, ngăn nắp. Bạn có thể lựa chọn các dạng tủ thiết kế âm tường để tiết kiệm không gian. Trên tủ sẽ bố trí các nguyên liệu pha chế, có thể lắp đặt menu bảng lớn để khách hàng chọn món nhanh chóng.

Những lưu ý khi bố trí quầy pha chế cà phê:

· Kệ để dụng cụ hoặc nguyên liệu phải nằm trong tầm với của nhân viên pha chế.

· Các thiết bị điện đặt ở nơi khô ráo, không đặt gần khu vực bồn rửa để tránh chập điện nguy hiểm.

· Khu vực sàn phải được lát gạch có độ bám và thảm thấm nước chống trơn trượt để đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.

· Thùng rác thiết kế âm tường và đặt cạnh khu vực sơ chế và vệ sinh nguyên liệu để tiết kiệm không gian, đảm bảo tính thẩm mỹ.

· Nên chọn chất liệu sang trọng, độ bền cao như đá nhân tạo hay inox thay vì chọn nhôm hay sắt.

Từ khóa » Cách Xây Quầy Bar