Cách Sơ Chế Củ Ba Kích Ngâm Rượu

Để có bình rượu ba kích thơm ngon, bổ dưỡng đúng chuẩn điều trước tiên bạn phải biết cách sơ chế củ ba kích để loại bỏ hết độc tố ở lõi củ ba kích. Và cách sơ chế củ ba kích ngâm rượu không phải ai cũng biết làm cho đúng. Dưới đây là bài viết giới thiệu cách sơ chế củ ba kích ngâm rượu đúng chuẩn nhất giúp các bạn có bình rượu thơm ngon bổ dưỡng nhất.

Cách sơ chế củ ba kích ngâm rượu 1 Sơ chế củ ba kích ngâm rượu bằng tay

Mục lục

  • Củ ba kích
    • Cây ba kích
    • Củ ba kích
    • Bộ phận dùng làm thuốc
  • Củ ba kích ngâm rượu có công dụng thế nào?
  • Tại sao phải sơ chế củ ba kích trước khi ngâm rượu?
  • Cách sơ chế củ ba kích ngâm rượu
    • Cách sơ chế củ ba kích bằng cách đập rút lõi
    • Sơ chế củ ba kích rút lõi bằng dao
    • Cách sơ chế củ ba kích bằng phương pháp công nghiệp
  • Cách sử dụng củ ba kích ngâm rượu sao cho hiệu quả cao nhất

Củ ba kích

  • Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
  • Tên khoa học: Morinda officinalis How
  • Họ: Cà Phê (Rubiaceae)

Cây ba kích

  • Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, dây ruột gà,…
  • Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn.
  • Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m.
  • Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim.
  • Phiến lá non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.
  • Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành, đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đều. Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.
  • Quả ba kích hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ.

Củ ba kích

Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm dược liệu cụ thể đó là:

  • Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm.
  • Chất cứng, cùi dày, dễ bóc vỏ.
  • Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
  • Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.

Bộ phận dùng làm thuốc

Hầu như các bộ phận của ba kích đều được sử  dụng để làm vị thuốc, bao gồm:

  • Hoa
  • Quả
  • Rễ

Trong đó, rễ ba kích là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.

Củ ba kích ngâm rượu có công dụng thế nào?

Có rất nhiều cách làm để dùng củ ba kích để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tật, nhưng củ ba kích ngâm rượu lại đem lại hiệu quả cao nhất và đặc biệt, rượu ba kích đem lại sức khỏe rất tốt đặc biệt là nam giới trong vấn đề sinh lý.

  • Rượu ba kích được sử dụng từ lâu trong dân gian giúp bồi bổ sức khỏe, bổ thận sinh tinh, tráng dương, kiện gân cốt, giữ thời gian giao hợp được lâu rất tốt cho đấng mày râu.
  • Theo kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy, các hoạt chất từ củ ba kích khi được ngâm với rượu có tác dụng tăng cường chức năng sinh tăng thêm chất lượng cho các cuộc yêu.
  • Dùng rượu ngâm ba kích làm tăng thêm khoáng chất cho cơ thể. Ngâm rượu ba kích cùng những loại dược liệu khác còn để hỗ trợ bồi bổ sinh lý toàn diện.
  • Không chỉ vậy rượu ba kích còn chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh
  • Rượu ba kích dùng hàng ngày giúp điều trị sinh lý yếu, tăng cường sinh lực, tăng khả năng cương dương cho các quý ông và điều trị xuất tinh sớm
  • Dùng ba kích ngâm rượu điều trị chóng mặt, mất ngủ, ngủ chập chờn, thần kinh mệt mỏi, lo âu.

Xem thêm: Tác dụng bât ngờ của củ ba kích ngâm rượu

Tại sao phải sơ chế củ ba kích trước khi ngâm rượu?

Rượu ba kích thơm ngon và cho tác dụng tốt đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên nếu không biết cách sơ chế trước khi dùng ba kích sẽ “gặp họa”, vì vậy bạn nên chú ý:

Không sử dụng lõi của củ ba kích, bởi lõi củ ba kích không tốt, nó có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.

Theo nghiên cứu lõi của củ ba kích có hoạt chất Rubiadin và carbohydrates nếu sử dụng sẽ gây hại cho hệ tim mạch biểu hiện là khiến tim đập dồn dập. Carbohydrates khi đi vào cơ thể sẽ biến thành đường glucose trong máu khiến đường huyết tăng lên.

Tại sao phải sơ chế củ ba kích trước khi ngâm rượu? 1

Hình ảnh lõi củ ba kích tươi cần loại bỏ

Xem thêm: Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi

Cách sơ chế củ ba kích ngâm rượu

Cách sơ chế củ ba kích bằng cách đập rút lõi

Tác dụng của phương pháp đập dập

  • Phương pháp đập dập củ ba kích được rất nhiều người áp dụng bởi biện pháp này nhanh chóng, thuận tiện, đạt năng suất cao.
  • Khi đập củ ba kích rừng sẽ đập dập vỡ vụn, không dính lõi, tách biệt nhau. Nhiều người cho rằng, cụ đập dập hoặc vỡ ra ngâm rượu càng ngấm và càng ngon.
  • Tuy nhiên trường hợp đập dập này thường áp dụng với cách sơ chế củ ba kích rừng, bởi ba kích rừng chứa ít nước, sau khi phơi nó sẽ quắt lại và dính chặt thịt và lõi.

Cách làm

  • Đặt củ ba kích rừng lên thớt
  • Dùng dao to bản hoặc chày đập dập
  • Khi ba kích được đập dập sẽ tách riêng phần thịt và hở lõi
  • Khi này rút phần lõi bỏ đi chỉ lấy phần thịt ba kích ngâm rượu

Sơ chế củ ba kích rút lõi bằng dao

Tác dụng của cách rút lõi bằng dao

  • Phương pháp rút lõi ba kích bằng dao được mọi người sử dụng với loại ba kích trồng bởi trong cây ba kích trồng phần thịt ba kích có hàm lượng nước khá lớn nên việc bóc bỏ lõi dễ hơn ba kích rừng rất nhiều.
  • Ba kích trồng thường 3-4 năm là có thể thu hoạch nên củ ba kích trồng khá mềm, thuận lợi cho việc tách lõi bằng dao

Cách làm

C1: Phơi ba kích qua 1 nắng cho héo bớt, thân củ ba kích dẻo hơn, giảm lượng nước trong củ ba kích. Lúc này tuột phần vỏ ( phần thịt ba kích ra khỏi lõi dễ dàng).

  • Dùng dao chẻ đôi phần thịt củ ba kích
  • Dùng tay bóc phần thịt riêng và bỏ lõi riêng

C2: Sơ chế củ ba kích tươi bằng dao

  • Dùng dao tách đôi củ ba kích
  • Lấy phần thịt và phần lõi bỏ riêng
  • Củ ba kích tươi trồng vì nhiều nước nên tách đôi thân và lấy rút phần lõi bỏ riêng ra khá dễ dàng

Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích tươi thơm ngon nhất

Cách sơ chế củ ba kích bằng phương pháp công nghiệp

Phương pháp công nghiệp này được áp dụng vối những cơ sở chuyên chế biến ba kích, công ty sơ chế ba kích khô.

Cách làm:

  • Làm sạch ba kích, loại bỏ phần đất cát
  • Cho củ ba kích vào hấp đồ đến chín mềm ra
  • Rút lõi ba kích  để lại phần thịt
  • Đem sấy khô và bảo quản phần thịt ba kích

Cách này thường sử dụng để chế biến làm củ Ba Kích Khô dễ dàng cho việc ngâm rượu.

Xem thêm: Cách ngâm rượu ba kích khô thơm ngon

Cách sử dụng củ ba kích ngâm rượu sao cho hiệu quả cao nhất

Thông thường ba kích thường được kết hợp với nhiều vị thuốc khác để ngâm rượu sẽ có tác dụng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc ngâm rượu để tăng công dụng của ba kích và các vị thuốc quý sẽ mang đến hiệu quả rất tốt như giúp tăng cường sức khỏe, ăn ngon ngủ dễ, khả năng sinh lý cải thiện rõ rệt…

Tìm hiểu các bài thuốc:  Tác dụng của ba kích trong Đông y như thế nào

Từ khóa » Cách Bỏ Lõi Củ Ba Kích