Cách Sơ Cứu Vết Thương Hở đúng Chuẩn để Mau Lành - Không Sẹo
Có thể bạn quan tâm
Những sự cố, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khiến bạn hoặc người xung quanh bị thương mà không hề báo trước. Trong tình huống đó, sơ cứu vết thương hở là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn phải làm trước khi có các bước xử lý tiếp theo.
1.Tầm quan trọng của sơ cứu vết thương hở.
Da là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân ngoại lai có thể xâm nhập như: vi khuẩn, virus, nấm, bào tử nấm và ký sinh trùng. Khi da bị tổn thương và hình thành vết thương hở trên da sẽ tạo khoảng trống giúp các tác nhân gây nhiễm khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập. Do đó, ngay sau khi bị thương, bước đầu tiên và cấp thiết nhất chính là sơ cứu đúng cách..
Sơ cứu vết thương cần thực hiện càng sớm càng tốt. Bước chăm sóc này không những làm sạch vết thương, loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng mà còn là bước đà giúp vết thương mau lành sau này.2.Những dụng cụ y tế, thuốc cần có để sơ cứu vết thương hở:
2.1. Bông, băng, gạc y tế:
Bông băng và gạc thường là loại đã được tiệt trùng sẵn. Chúng rất cần thiết trong sơ cứu các vết thương hở, có chảy máu.
Tác dụng: Cầm máu, vệ sinh và băng bó vết thương.
2.2. Kẹp, băng dính y tế, khay: hỗ trợ quá trình sơ cứu dễ dàng hơn hoặc có thể không cần.
2.3. Dung dịch rửa vết thương, sát trùng vết thương.
Các tiêu chí của một dung dịch sát trùng lý tưởng trong sơ cứu vết thương:
- Tác dụng nhanh, mạnh.
- Phổ tác dụng bao trùm toàn bộ tác nhân nhiễm trùng.
- An toàn, không đau xót, không tác dụng phụ.
- Không làm tổn thương nguyên bào sợi và yếu tố hạt, thúc đẩy vết thương lành nhanh chóng, tự nhiên.
Hộp đựng thuốc, dụng cụ sơ cứu
Xem thêm: Lựa chọn thuốc sát khuẩn vết thương hở mau lành
3. 5 bước sơ cứu vết thương hở nhanh chóng – an toàn.
Bước 1: Rửa tay
Rửa sạch tay trước khi sơ cứu là bước cần thiết nhưng lại thường bị bỏ qua. Đa số mọi người lầm tưởng chỉ cần làm sạch bằng nước là đã đủ rửa trôi vi khuẩn và bụi bẩn rồi. Nhưng thực tế, rửa tay với nước chỉ mang tới cho chúng ta cảm giác sạch sẽ bằng mắt thường mà thôi. Vi khuẩn, virus, bào tử nấm chỉ được loại bỏ khi sử dụng xà phòng sát khuẩn.
Bước 2: Cầm máu
Cầm máu giúp ngăn ngừa nguy cơ mất máu và là bước đệm để dễ dàng sơ cứu vết thương hở.
Dùng một miếng băng, gạc đặt lên vết thương và ấn chặt để cầm máu.
Bước 3: Loại bỏ dị vật tại vết thương
Dùng nước sạch/nước muối sinh lý rửa trực tiếp hoặc thấm vào bông rồi dùng kẹp lau sạch vết thương nhiều lần.
Dùng nhíp gắp, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn có trong vết thương. Nếu vết thương chứa nhiều dị vật khó lấy ra và mô bị dập có thể dùng oxy già để đẩy chất bẩn ra ngoài nhưng cần hạn chế.
Nếu có mảnh da bị trầy nhưng chưa bong thì thao tác nhẹ nhàng tránh để da bị đứt lìa.
Nếu tổn thương là do dị vật kích thước lớn đâm sâu vào như: dao, thanh kim loại,… không được tự ý rút ra. Quấn vải sạch đệm xung quanh dị vật và đợi sự can thiệp của cán bộ y tế.
Bước 4: Sát trùng vết thương
Sát trùng được xem như mục tiêu chính trong sơ cứu vết thương hở. Bước này giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng từ bên ngoài có thể xâm nhập qua tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình lành thương, quyết định khả năng phục hồi tổn thương sau đó.
Cách sát trùng vết thương:- Nhỏ hoặc xịt trực tiếp dung dịch sát khuẩn nhiều lần lên vết thương đã được làm sạch và thấm khô.
- Thấm phần dung dịch sát trùng còn dư bằng bông, gạc sạch.
- Nhẹ nhàng đặt lại phần da chưa lìa lại vị trí cũ (nếu có), điều này giúp vết thương dễ lành hơn
Sát trùng là bước quan trọng nhất khi sơ cứu vết thương hở
Bước 5: Băng vết thương
Những vết thương cần phải băng bó: Tổn thương lớn, sâu, chảy dịch nhiều; vết thương ở nơi cần vận động nhiều, dễ bị nhiễm bẩn.Những vết thương nông, nhỏ, xây xước nhẹ hoặc không có nguy cơ nhiễm bẩn thì không nên băng bó.
Băng bó có vai trò bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn, hạn chế vi khuẩn xâm nhập và góp phần giữ ẩm cho vết thương. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nếu không cần thiết vì vết thương sẽ bị bí, kém thông thoáng.
Cách băng bó vết thương hở tại nhà:- Dùng băng gạc sạch đặt lên vết thương vừa đủ để che phủ.
- Dùng băng dính y tế cố định băng.
- Lưu ý: Trước đó có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm mỏng để vết thương mau lành và chống dính. Các vết thương nhỏ, xây xước để tránh bụi bẩn, nước chỉ cần dùng băng urgo cá nhân dán lên.
4. Cách lựa chọn dung dịch sát trùng vết thương hở
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm sát khuẩn đa dạng khác nhau gây hoang mang khi lựa chọn. Dưới đây là một số các dung dịch sát khuẩn với những ưu – nhược điểm riêng của chúng. Độc giả có thể cân nhắc để chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất:
4.1. Nước muối sinh lý (NaCl 0,9%)
Nước muối sinh lý rất thông dụng và dễ tìm. Dung dịch có pH trung tính rất an toàn, không gây đau xót, không màu.
Khả năng sát khuẩn yếu hơn các dung dịch sát khuẩn khác. Do tính dịu nhẹ nên hay được sử dụng để sát trùng những vết thương nhỏ, sạch hoặc rửa vết thương hở loại bỏ bụi bẩn, dị vật trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn khác.
Nước muối sinh lý rất dễ tìm.
4.2. Cồn 70o
Cồn cũng là cái tên quen thuộc tiếp theo, hiệu quả nhất để sát khuẩn là cồn 70o . Nó có tác dụng tốt trong tiêu diệt vi khuẩn, virus, siêu vi, nấm nhưng không diệt được bào tử.
Cồn thường được dùng trong sát trùng da trước khi tiêm và vết thương xây xước ngoài da. Không nên sử dụng cồn để sơ cứu vết thương hở miệng do làm chậm lành và gây đau xót.
Xem thêm: Dùng cồn sát khuẩn vết thương hở, hại nhiều hơn lợi
4.3. Nước oxy già (H2O2)
Nước oxy già là dung dịch hydro peroxide trong nước. Thông thường nồng độ để sát khuẩn vết thương là 1,5% và 3%. Nồng độ cao hơn dùng để sát khuẩn dụng cụ hoặc cần pha loãng trước khi sử dụng.
Dung dịch này có tính oxy hóa rất mạnh nên tác dụng sát khuẩn tốt. Khi nhỏ vào vết thương sẽ có hiện sủi bọt khí do phản ứng hóa học tạo oxy mới sinh. Điều này khiến vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng nhưng cũng làm tổn thương chính các mô của cơ thể.
Vì vậy, nước oxy già được khuyến cáo không nên dùng cho vết thương hở, nhất là những vết thương đang lành tốt.Tuy nhiên, với một số vết thương hở chứa dị vật, chất bẩn, dập nát mô mềm thì sơ cứu với oxy già lại rất hữu hiệu do quá trình sủi bọt kéo theo các chất bẩn tràn ra ngoài giúp vệ sinh vết thương.
Hạn chế sát khuẩn vết thương hở bằng oxy già
4.4. Povidone iod
Dung dịch Povidone (Betadine) iod là một phức chất tạo bởi iod và polyvinyl pyrolidone. Povidon đóng vai trò như chất mang giải phóng iod một cách từ từ. Điều này khiến tác dụng sát trùng của dung dịch được kéo dài hơn. Tuy nhiên, hiệu lực kháng khuẩn lại thấp hơn các chế phẩm iod dạng tự do.
Mặc dù nồng độ iod luôn được kiểm soát ở mức thấp nhưng nếu sử dụng với vết thương mạn tính hoặc diện tích rộng, cơ thể vẫn sẽ hấp thụ một lượng iod gây tác dụng không mong muốn toàn thân.
Với mục đích sử dụng là sơ cứu vết thương hở nhỏ thì povidine iod khá phù hợp. Tác dụng diệt khuẩn, tính thấm tốt nhưng dung dịch lại có màu và gây đau xót khi sử dụng. Do vậy, cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em.
> Xem thêm: Thuốc sát trùng vết thương Betadine (Povidone iod): Đánh giá ưu, nhược điểm và lưu ý khi dùng
4.5. Dung dịch Dizigone – lựa chọn kháng khuẩn tối ưu
Hiệu quả của sản phẩm Dizigone
Đây là sản phẩm có cơ chế kháng khuẩn hoàn toàn mới áp dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu. Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, đáp ứng các tiêu chí dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
- Hiệu lực sát khuẩn nhanh, mạnh: được chứng minh diệt sạch 100% trong 30s.
- Phổ tác dụng rộng, bao phủ các chủng gây nhiễm trùng, đặc biệt là chủng tụ cầu vàng.
- Rất an toàn, không gây đau xót, không kích ứng, dùng được cả cho trẻ nhỏ
- Không gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương sinh lý.
- Không đề kháng, không tác dụng phụ khi sử dụng cho vết thương rộng, mạn tính.
- Loại bỏ được màng biofilm.
- Được kiểm chứng về hiệu quả và cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Vì vậy, dung dịch sát khuẩn Dizigone được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Bài viết hy vọng giúp bạn đọc có được kiến thức đầy đủ về cách sơ cứu vết thương hở và chủ động thực thành trong thực tiễn. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về chăm sóc vết thương vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 Tham khảo: Sơ cứu vết thương chảy máu của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Từ khóa » Cách Bôi Povidine
-
Cách Dùng Thuốc Sát Khuẩn Povidon Iod | Vinmec
-
Povidine Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Thuốc Povidine An Toàn
-
Thuốc Povidine (povidon Iod): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu ý
-
[Kiến Thức] Cách Dùng Povidine Trị Bệnh Cho Cá Chính Xác Nhất
-
Bác Sĩ Ngoại Khoa Hướng Dẫn Lựa Chọn Dung Dịch Rửa Vết Thương Hở
-
Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Khoa Povidine Chai 90ml-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc đỏ Povidine: Công Dụng, Cách Dùng, Liều Lượng - Glad Health
-
Thuốc Sát Trùng Povidone Iodine: Cách Dùng Và Tác Dụng Phụ
-
Công Dụng Và Cách Sử Dụng Povidine Phụ Khoa - VHEA Việt Nam
-
Dung Dịch Phụ Khoa Povidine 10% (90ml)
-
Dùng Thuốc Sát Trùng Bôi Da - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Povidone Iodine 10% (DDDN) - Mekophar
-
Povidone: Phức Hợp Của Iod Với Polyvinylpyrrolidon (povidon)