CÁCH SƠN LẠI ĐỒ GỖ ĐÃ CŨ VÔ CÙNG DỄ DÀNG
Có thể bạn quan tâm
Các bước chuẩn bị:
- Xác định rõ loại sơn, màu sơn và phương pháp sơn phù hợp với bạn. Bạn có thể dùng lại màu sơn giống như món đồ cũ hoặc thay mới bằng một màu sơn khác, giúp món đồ cũ trở nên bắt mắt hơn. Bạn nên chọn loại sơn tốt để tránh sự bong tróc, hư hỏng về sau này.
- Chuẩn bị, xử lý bề mặt gỗ: Trước khi chuẩn bị sơn lại đồ đạc thì bạn cần tháo hết tất cả các phụ kiện kèm theo như chốt hãm, tay cầm và các khóa chìm, các đinh vít bạn nên che lại bằng băng dính để tránh bị dính sơn khi sơn. Ngoài ra, lớp sơn cũ đã lâu gây sần và giảm hiệu quả bám dính tốt của sơn mới nên bạn cũng cần làm sạch lớp sơn cũ trên đồ dùng. Một cách hiệu quả để loại bỏ chúng là dùng các dung dịch tẩy hóa học hoặc giấy nhám chà sạch. Đặc biệt, các bề mặt gỗ cũ thường xảy ra hiện tượng nứt, thủng lỗ nên bạn cần biết các hư hỏng đó lại bằng bột chét gỗ. Sau đó làm nhẵn mặt gỗ lại bằng giấy nhám p240 – p320 đảm bảo cho bề mặt gỗ hoàn hảo trước khi sơn mới đồ gỗ cũ.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: súng sơn, chổi sơn (nên lựa chọn loại tốt, không bị rụng lông khi quét), dung môi rửa, giẻ lau, đồ lót phía dưới để tránh dây ra sàn.
Tiến hành sơn:
Bước 1: Sơn lót lần 1
Lớp sơn này rất quan trọng làm nền cho cho toàn bộ màu sơn sau đó, giúp cho màu sơn cũ không ảnh hưởng đến màu sơn mới, nó là lớp kết dính giữa bề mặt gỗ và các lớp sơn tiếp theo. Bạn chỉ cần sơn một lớp lỏng thật mỏng và đều dàn khắp toàn bộ bề mặt của đồ gỗ. Chờ cho sơn khô 45-60 phút xả nhám bằng giấy nhám p240 – p320.
Bước 2: Sơn lót lần 2
Lau thật sạch bằng vải mềm, hoặc chổi có lông mềm, dai để loại bỏ hết mạt bụi. Tiến hành sơn tiếp lớp sơn lót thứ 2. Chờ cho sơn khô 45-60 phút xả nhám bằng giấy nhám p240 – p320 cho thật mịn.
Bước 3: Sơn màu
Sau khi lớp lót khô, dùng vải mềm làm sạch mạt bụi sơn tiếp lớp sơn màu. Nếu dùng chổi sơn bạn nên nhớ quét theo chiều của thớ gỗ, đều tay sơn sẽ dễ lấp đầy vào các khe hở và ít để lại vết chổi hơn. Nếu lớp màu chưa đều, có thể sơn thêm một lớp nữa.
Bước 4: Phủ bóng
Cuối cùng là lớp sơn bảo vệ cho mặt gỗ: Đây là lớp sơn bóng để bảo vệ tốt nhất cho đồ gỗ. Bạn cần lăn đều tay sao cho các lớp không quá mỏng cũng không quá dày gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc này đồ gỗ được sơn lại trở nên sáng bóng và như mới. Lưu ý sơn bóng xong cần để đồ gỗ vào nơi khô thoáng, sạch sẽ để tránh bụi bám lên.
>>> Bạn hãy xem ngay và sử dụng sơn gỗ của Sơn ĐK để đồ gỗ nhà bạn luôn bền đẹp theo thời gian.
Nếu các bạn quan tâm đến sản phẩm sơn gỗ vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH KIM LÂM
Nhà máy/văn phòng: Lô A2 – CN8 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, P. Phương Canh, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Điện thoại: 024 3646 1199
Hotline: 1800-6696
Zalo: 090.258.2222
Email: kimlam@sdk.vn
Fanpage: www.facebook.com/songodk/
Từ khóa » Cách Sơn Cửa Gỗ Bằng Tay
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tự Sơn Cửa Gỗ Tại Nhà
-
Quy Trình Sơn Lại Cửa Gỗ Cũ - Xưởng đồ Gỗ Quang Tùng
-
Cách Sơn Lại Cửa Gỗ Cũ Không Làm Trong Nghề Vẫn Sơn Dễ Dàng
-
Cách Sơn Cửa Gỗ KHÔNG LEM SƠN RA TƯỜNG Cực Kỳ Nhanh ...
-
Cách Sơn Cửa Gỗ Bằng Tay Mịn Và đẹp - HungSon
-
Cách Tự Sơn đồ Gỗ, Cửa Gỗ Sang Màu Trắng đẹp
-
Cách Sơn Cửa Gỗ Chi Tiết Nhanh Chóng Và Dễ Dàng
-
5 Bước Về Quy Trình Cách Sơn Cửa Gỗ đẹp Như Thợ Chuyên Nghiệp
-
Mẹo Tự Sơn Cửa Gỗ đơn Giản
-
Cách Lựa Chọn Và Quy Trình Sơn Cửa Gỗ đúng Cách Có độ Bền Cao
-
9 Lời Khuyên Hữu ích Cho Việc Sơn Cửa Gỗ - Làm Thợ
-
Tự Sơn Lại đồ Gỗ Cũ Với Các Bước đơn Giản
-
Quy Trình Thợ Sơn Cửa Gỗ Cũ Chi Tiết Từ A đến Z
-
8 Bí Quyết để Tự Sơn đồ Gỗ Tại Nhà đẹp Như Thợ Chuyên Nghiệp | Homify