Cách Sử Dụng Cây Sưởi Cho Hồ Cá Koi Vào Mùa đông

Last Updated on 16/06 by Askoi

Vào mùa đông lạnh ở miền Bắc, sử dụng cây sưởi cho hồ cá koi được áp dụng nhiều để đảm bảo tăng cường kháng thể cho cá, giảm thiểu mầm bệnh.

Nội dung chính có trong bài:

Toggle
  • Tại sao phải sử dụng cây sưởi cho hồ cá koi vào mùa đông?
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể
  • Cách sử dụng cây sưởi cho hồ cá Koi vào mùa đông

Tại sao phải sử dụng cây sưởi cho hồ cá koi vào mùa đông?

Cá koi sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 29 độ C. Đối với người nuôi cá ở miền Nam thì an tâm hơn vì chỉ có 2 mùa mưa nắng, nhiệt độ tương đối ổn định, không bị xáo trộn quá nhiều nên cá có thể phát triển bình thường. Trong khi đó ở miền Bắc Việt Nam mùa đông thời tiết thường khá khắc nghiệt, có những lúc nhiệt độ dưới 10 độ C rất lạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá, cụ thể:

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Hệ thống miễn nhiễm của các loài sinh vật trong đó có cá nói chung, và cá Koi nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá. Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miễn nhiễm của cá Koi là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá.

Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể trong cơ thể cá koi sẽ phát triển nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C. Khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mức nhiệt độ này thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo.

Khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống, tệ hại hơn nữa khi nhiệt độ tụt hẳn xuống ~ 12 độ C thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt, tạo điều kiện cho các mầm mống bệnh tật gia tăng. Đương nhiên khi trong tình trạng này sức khỏe của cá rất yếu, nếu không được xử lý sớm rất dễ làm cho cá bị chết.

Xem chi tiết hơn về Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cá koi

Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa của cá koi. Tất cả các chất xúc tác (enzyme) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể, tạo lập các hợp chất phức tạp từ các chất hóa học đơn giản hơn trong việc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp.

Các chất xúc tác cần thiết này sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm thấp quá phạm vi cho phép. Nếu nhiệt độ quá cao thì các chất xúc tác sẽ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hữu hiệu được. Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất và các điện phân trong cơ thể là thận của cá koi sẽ có vấn đề.

Một ví dụ điển hình là khi thận – cơ quan được trao phó chức năng loại bỏ và thải đi những phần dư thừa của dung dịch thì lập tức nước sẽ xâm nhập vào cơ thể cá nhanh hơn là cá Koi của các bạn có thể thải nước trở ngược ra ngoài. Khi nước xâm nhập vào các mô tế bào sẽ gây nên tình trạng phù. Chính áp suất của phần dung dịch dư thừa này trong cơ thể tạo nên áp suất và đẩy ngược ra vào thành của các tế bào tạo nên bệnh xù vẩy. Đây là lý do tại sao cứ mỗi lần có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ thì cá Koi của các bạn thường hay xuất hiện tình trạng xù vẩy.

Nguyên nhân gây xù vẩy không chỉ do thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng hỗ tương loại bỏ phần dung dịch dư thừa như thận… Và khi các cơ quan này bị nhiễm trùng thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy. Đây cũng chính là lý do khi bị nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường sẽ đi kèm. (xem thêm: Cách điều trị bệnh xù vảy cá koi)

Để tránh được vấn đề nghiêm trọng do nhiệt độ thấp có thể gây cho cá thì người nuôi nên dùng máy sưởi cho hồ cá, tăng nhiệt độ của nước trong hồ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và lên kế hoạch cho mùa đông trước thời tiết xấu sẽ đảm bảo cho cá Koi của bạn sẽ sống sót cho đến mùa xuân.

Ngoài việc sử dụng cây sưởi, vào mùa đông bạn cần chú ý đến nhiều vấn đề khác khi nuôi cá koi: cách cho cá ăn, vệ sinh hồ cá…

Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn qua bài viết: Cách chăm sóc cá koi mùa đông

Cách sử dụng cây sưởi cho hồ cá Koi vào mùa đông

Cây sưởi cho hồ cá Koi vào mùa đông
Cây sưởi cho hồ cá Koi vào mùa đông

Cây sưởi cho hồ cá koi nếu không biết dùng đúng cách có thể gây nguy hiểm cho đàn cá koi và cho chính người nuôi. Dưới đây là 1 số lưu ý bạn cần ghi nhớ khi sử dụng thiết bị này nhằm mang lại hiệu quả cao cũng như tính an toàn:

  • Khi sử dụng cây sưởi thì cần sử dụng thêm các thiết bị đo nhiệt độ nước như: “Nhiệt kế điện tử”. Vì nhiệt độ đo trên cây sưởi chưa được chính xác lắm. (Lưu ý các thiết bị đều đo gần chính xác, lệch 1-2 độ chứ không thể hoàn toàn chính xác được).
  • Bật cây sưởi ở nhiệt độ khoảng 26 – 29 độ
  • Theo khuyến cáo của nhà sản xuất là để cây sưởi chìm hoàn toàn dưới nước, vì nếu bạn để 1 phần trên mặt nước thì nhiệt độ cây sưởi phần trên mặt nước sẽ rất nóng, dễ bị nổ.
  • Khi đang sử dụng sưởi mà lấy cây sưởi lên khỏi mặt nước cũng dễ bị nổ, do chênh lệch nhiệt độ. Vì thế nếu bạn thay nước hồ cá thì nên tắt cây sưởi khoảng 10 phút trở lên mới được thay nước.
  • Nếu mới mua cây sưởi mới thì cần theo dõi quá trình hoạt động của cây sưởi mới này có tốt không như là: máy sưởi cho hồ cá phải tự động bật/tắt khi nhiệt độ trong hồ lên cao.
  • Bể cá 300 lít nước sử dụng sưởi cỡ 300W. Bể cá nên có nắp đậy để hạn chế thoát nhiệt, tiết kiệm điện rất nhiều.
  • Có thể để sưởi xuống bể lọc dưới, tuy nhiên nên để ở ngăn nước ổn định. Ở ngăn bơm mực nước sẽ hay thay đổi do nước bay hơi, nếu không có đầu cấp nước và van phao nên cẩn thận với sưởi vì sưởi có thể bị nổi lên, mất hiệu quả sưởi và có thể bị vỡ do chênh lệch nhiệt độ.
  • Có thể để sưởi trong bể chính nhưng có nhược điểm về thẩm mỹ, nếu để không khéo cá lao vào có thể bị vỡ sưởi…
  • Không nên để sưởi ở gần đầu thoát/hút của bơm lọc nơi nước chảy ra khỏi bể chính, ảnh hưởng đến hiệu quả sưởi.
  • Nếu sưởi để ở nơi mực nước lên xuống không ổn định nên gắn xốp/bọt biển vào đầu nhựa để sưởi nổi, chìm tự do theo mực nước.
  • Tốt nhất là sưởi đặt gần nơi mà nước được bơm trả về bể chính.

Muốn cây sưởi thực hiện chức năng tốt cũng như độ bền cao thì điều quan trọng nhất là người nuôi cần tìm được địa chỉ cung cấp cây sưởi cho hồ cá uy tín. Askoi Farm với gần chục năm kinh nghiệm sẽ là nơi bạn có thể đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn, khách hàng có thể liên hệ đến đường dây nóng 09 4343 9922.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

  • Thiết kế hồ cá koi ngoài trời cần chuẩn bị những gì
  • Cách cân bằng độ pH trong hồ cá koi
  • Cách cân bằng NH3 trong hồ cá koi

Từ khóa » Cách Sưởi ấm Hồ Cá