Cách Sử Dụng Dụng Cụ đo độ Bền Va đập Màng Sơn (độ Biến Dạng ...

CÁCH SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐỘ BỀN VA ĐẬP MÀNG SƠN (ĐỘ BIẾN DẠNG NHANH)

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn, Paints and varnishes – Rapid-deformation (impact resistance) tests

dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

Dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp đánh giá độ bền màng khô của sơn; vecni hoặc sản phẩm liên quan bị rạn nứt hoặc bong khỏi nền khi phải chịu biến dạng do tải trọng rơi; rơi ở điều kiện tiêu chuẩn, tác động lên gối truyền va đập với mũi ấn hình cầu có diện tích nhỏ.

  1. Nguyên tắc

Vật liệu phủ cần thử được sơn lên tấm kim loại mỏng thích hợp. Sau khi màng lớp phủ đóng rắn lại, một khối nặng tiêu chuẩn được thả rơi từ một độ cao để va đập vào gối truyền va đập; làm biến dạng lớp phủ và nền.

Thực hiện phép thử với tấm thử có mặt sơn hướng lên trên (tức là hướng về phía tải trọng rơi và gối truyền va đập) hoặc hướng xuống dưới (tức là ngược lại với tải trọng và gối truyền va đập). Bằng cách tăng dần khoảng cách vật rơi; có thể xác định được điểm tại đó xuất hiện sự hư hỏng. Thông thường màng mỏng do rạn nứt, có thể dễ dàng nhìn được bằng kính phóng đại; hoặc sử dụng dung dịch đồng sulfat trên thép.

  1. Thiết bị, dụng cụ

    Phụ kiện cho thiết bị kiểm tra độ bền va đập

    Phụ kiện cho thiết bị kiểm tra độ bền va đập theo tiêu chuẩn

Dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn BEVS 1601 theo tiêu chuẩn cần kiểm tra (ASTM D 2794; BS 6496; BS3900;  DIN55669; ISO6272; GB/T 1732

  1. Lấy mẫu

Lấy mẫu đại diện của vật liệu phủ cần thử (hoặc từng sản phẩm trong trường hợp hệ phủ đa lớp) theo quy định trong TCVN 2090 (ISO 15528).

Kiểm tra và chuẩn bị từng mẫu để thử theo quy định trong TCVN 5669 (ISO 1513).

  1. Tấm thử cho dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

5.1. Nền

Nền phải bằng kim loại, phù hợp với các yêu cầu trong TCVN 5670 (ISO 1514).

Các tấm nền phải thẳng, không bị vặn xoắn và cho chiều dày ít nhất là 0,25 mm. Kích thước phải đủ để phải phép thử được thực hiện ít nhất tại năm vị trí khác nhau; các vị trí cách nhau không ít hơn 40 mm và không nhỏ hơn 20 mm tính từ cạnh của tấm thử.

Đo chiều dày chính xác đến 0,01 mm.

5.2. Chuẩn bị và sơn

Chuẩn bị từng tấm thử theo TCVN 5670 (ISO 1514);  sơn tấm thử theo phương pháp do nhà sản xuất quy định cho sản phẩm; hoặc hệ sản phẩm cần thử để có được chiều dày màng khô theo quy định của nhà sản xuất; hoặc sơn tấm thử theo phương pháp thỏa thuận giữa các bên liên quan để có được chiều dày màng khô theo thỏa thuận.

Phương pháp sơn và chiều dày màng khô được sử dụng phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm.

5.3. Làm khô

Làm khô tự nhiên (hoặc sấy) và già hóa (nếu cần) từng tấm thử đã được sơn trong khoảng thời gian; và điều kiện thử nghiệm theo quy định của nhà sản xuất sản phẩm; hoặc hệ sản phẩm cần thử, hoặc theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Thời gian và điều kiện thử nghiệm được sử dụng phải được nêu trong báo cáo thử nghiệm

5.4. Chiều dày lớp phủ

Xác định chiều dày của lớp phủ đã khô, tính bằng micromet; bằng một trong những qui trình quy định trong TCVN 9760 (ISO 2808). Đo tại vị trí thực hiện phép thử hoặc càng gần vị trí thực hiện phép thử càng tốt.

Chỉ sử dụng tấm thử có chiều dày màng không chênh lệch 10% so với chiều dày màng theo quy định hoặc theo thỏa thuận.

  1. Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

6.1. Quy định chung

Trước khi thử, ổn định tấm thử đã sơn tại nhiệt độ (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (50 ± 5) % ;[hoặc tại nhiệt độ và độ ẩm khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan, theo quy định trong TCVN 5668 (ISO 3270)]; trong thời gian tối thiểu là 16h. Bắt đầu quy trình thử ngay sau khi ổn định, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được chậm sơn 30 min kể từ sau khi chuyển tấm thử ra khỏi buồng ổn định.

Đặt thiết bị lên bề mặt vững chắc (ví dụ, bê tông, thép hoặc đá).

Thực hiện phép thử tại nhiệt độ (23 ± 2) oC; hoặc tại nhiệt độ khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan. Ghi vào báo cáo thử nghiệm nhiệt độ thử khi tiến hành phép thử.

Đo độ ẩm tương đối trong khi thử nghiệm và ghi vào báo cáo thử nghiệm.

6.2. Phép thử phân loại (để xác định độ cao rơi tối thiểu gây ra rạn nứt hoặc bong sơn)

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

Cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn

– Lắp gối truyền va đập có đường kính đầu như quy định hoặc theo thỏa thuận.

– Đặt tấm thử vào thiết bị với mặt sơn lên trên hoặc úp xuống như quy định hoặc theo thỏa thuận. Đảm bảo tấm thử phẳng tỳ vào nền giá đỡ và gối truyền va đập tiếp xúc với bề mặt trên của tấm.

– Đặt nhẹ nhàng tải trọng lên gối truyền va đập và điều chỉnh ống định hướng sao cho gim nâng chỉ tại vạch zero.

– Nâng tải trọng lên ống đến độ cao mà tại đó được cho rằng không xuất hiện sự phá hủy.

– Thả tải trọng sao cho tải trọng rơi vào gối truyền va đập.

Tháo tấm thử ra khỏi thiết bị và quan sát vùng va đập để tìm vết rạn nứt trong màng sơn.

  • Nếu không có hiện tượng rạn nứt, lặp lại qui trình ở độ cao lớn hơn, tăng 25 mm mỗi lần.
  • Nếu quan sát được vết rạn nứt và/hoặc bong sơn, thực hiện quy trình dưới đây. Thả tải trọng thích hợp và để nó rơi xuống tấm thử năm lần tại các vị trí khác nhau từ các độ cao sau:

             – Độ cao mà ở đó vết rạn nứt và/hoặc bong lớp phủ được thấy đầu tiên              – Thả ở độ cao thấp hơn 25 mm so với độ cao này.

Thử ngẫu nhiên, lưu ý đối với cách sử dụng dụng cụ đo độ bền va đập màng sơn, không thực hiện liên tiếp các phép thử từ cùng một độ cao trên một tấm thử.

Sử dụng ánh sáng và quy trình quy định trong ISO 13076, kiểm tra các vùng va đập để tìm vết rạn nứt và/hoặc bong lớp phủ bằng một trong các phương pháp sau:

a) Sử dụng kính phóng đại.

b) Giữ vải loại nỉ mỏng màu trắng đã ngâm tẩm bằng dung dịch đồng sulfat đã axit hóa trên vùng bị va đập ít nhất trong 15 min. Bỏ vải ra và cùng kiểm tra kết quả của đồng hoặc vết gỉ sắt tương ứng trên diện tích thử và vải.

CHÚ THÍCH:

  • Dung dịch đồng sulfat sẽ không phản ứng hoàn toàn trên kim loại đã xử lý kẽm phosphat trừ khi lớp phủ chuyển hóa bị rạn nứt.
  • Đối với mỗi độ cao, lập bảng số lần màng sơn đạt hoặc không đạt. Độ cao ở đó các kết quả thay đổi từ phần lớn đạt sang phần lớn không đạt là điểm cuối của phép thử.
  • Nếu không thể xác lập được điểm cuối, lặp lại quy trình, lấy tất cả các độ cao cao hơn hoặc thấp hơn 25 mm, nếu thích hợp; để đảm bảo rằng điểm cuối của phép thử nằm trong dãy độ cao được thử.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Máy đo độ bền va đập màng sơn, lớp phủ BEVS 1601
  • Máy đo độ bền va đập lớp phủ chuẩn Dupont
  • Máy đo độ bền va đập cho nhựa, Thủy tinh, điện tử, gốm sứ…

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá các sản phẩm phù hợp với từng yêu cần của khách hàng. Xin cám ơn!! 

Ms.Tuyết. 0978.260.025 Mail: [email protected] Công ty Cổ Phần Công Nghệ Hiển Long B40 KDC Kim Sơn, Nguyễn Hữu Thọ, Q.7, HCM

Từ khóa » độ Bền Va đập