Cách Sử Dụng Dung Môi Cho Nhũ Nhôm, Nhũ Nổi, Nhũ Chìm, Nhũ Nhôm

NHŨ NỔI (LEAFING) VÀ NHŨ CHÌM (NON-LEAFING) Vậy như thế nào là “NHŨ NỔI” như thế nào là ” NHŨ CHÌM”? Để hiểu rõ hơn, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến tất cả quý vị một số kiến thức cơ bản nhất về nhũ nhôm như sau: I. NHŨ NỔI (LEAFING) 1.1 ĐẶC ĐIỂM: - Do sức căng bề mặt lớn nên nhựa (resin) không thể thấm ướt được nhũ nổi, chúng sẽ phân bố lên trên bề mặt màng sơn cho khả năng phản xạ ánh sáng và có hiệu ứng mạ chrome. Những miếng nhôm này không được nhựa bao bọc nên dễ bị bong ra khỏi bề mặt lớp sơn cho nên rất khó để sơn phủ lên lớp sơn có chứa nhũ nổi. - Nên sử dụng dung môi không phân cực cho sơn dùng nhũ nổi. Tốt nhất là dùng dung môi béo hoặc thơm có sức căng bề mặt cao như white spirit, toluene, xylen, A100...để cho ra hiệu ứng nổi tốt nhất. - Nhũ nổi thường được dùng trong nhựa Alkyd hoặc Petro để cho hiệu ứng nổi cao. - Trong công thức sơn khi sử dụng các dung môi phân cực cao và nhựa có tính acid cao sẽ làm mất hoặc giảm hiệu ứng kim loại của nhũ nổi. 1.2 ỨNG DỤNG Nhũ nổi cũng được chia thành 2 loại theo tính năng riêng và quá trình sản xuất riêng: - Loại cấp thấp: dùng trong sơn chống rỉ, sơn chịu nhiệt, sơn cho hiệu ứng kim loại giá rẻ... - Loại cao cấp: cho hiệu ứng sáng như mạ chrome nên được dùng cho mực in, sơn xịt, sơn xe đạp chất lượng cao...

1.3 LƯU Ý KHI DÙNG DUNG MÔI: Khi sử dụng nhũ nổi nên tránh dùng các loại dung môi sau đây: - Dung môi rượu (Alcohol) có thể làm nhũ nổi bị thô, đen và giảm khả năng nổi. - Dung môi Ethyl Acetate có thể làm giảm khả năng nổi, ăn mòn bề mặt nhôm làm sơn bị đen. - Dung môi Ketone cũng làm giảm khả năng nổi, làm nhũ bị thô và đen. II. NHŨ CHÌM (NON-LEAFING): 2.1 ĐẶC ĐIỂM: - Đối lập với nhũ nổi, nhũ chìm được thấm ướt bởi nhựa trong sơn, được phân bố đều trong màng sơn và có xu hướng chìm. Màng sơn chắc và ổn định có thể được phủ lên bởi lớp sơn khác. - Tùy theo quy trình sản xuất khác nhau để tạo nên nhiều loại nhũ chìm hình dạng hạt nhũ khác nhau tạo nên các hiệu ứng khác nhau như bông vảy (corn-flake), lấp lánh (sparkling), hiệu ứng sáng chói (bright effect), Silver Dollar...Mỗi loại sản phẩm lại được chia thành nhiều mã khác nhau tùy theo kích thước khác nhau. - Để tăng tính ổn định chống tĩnh điện, bền thời tiết, bền kiềm và bền acid...nhà sản xuất nhũ nhôm có thể bọc nhựa để tạo nên nhũ nhôm bọc nhựa (Resin-coated Aluminum Paste). - Nhũ chìm được sử dụng trong nhiều loại nhựa và dung môi khác nhau. Để cho sơn nhũ chìm ổn định khi lưu trữ thì nên chọn nhựa có chỉ số acid thấp để tránh làm đen bề mặt nhũ. 2.2 ỨNG DỤNG: - Có thể phối hợp với bột màu (pigment) hoặc oxit sắt trong, tinh màu dyes để tạo ra các màu sắc và hiệu ứng khác nhau nên được ứng dụng rộng rãi trong sơn ôtô, xe máy, điện thoại, sơn chống ăn mòn và sơn công nghiệp chất lượng cao như sơn coil và ứng dụng khác trong ngành nhựa, mực, sơn chảo chống dính,… 2.3 LƯU Ý KHI DÙNG DUNG MÔI: Đối với nhũ chìm, có thể sử dụng được nhiều loại dung môi khác nhau như rượu (Alcohol), Ester, Ketone, dung môi thơm...Những dung môi này không phản ứng với nhũ chìm nhưng có thể ảnh hưởng đến những hiệu ứng khác. Ví dụ như lớp sơn có thể chuyển sang ánh đen khi dùng dung môi rượu hay chuyển sang ánh trắng khi dùng dung môi ketone. CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT MINH THANHđã và đang cung cấp nhiều loại nhũ nổi, nhũ chìm với các hình dạng và kích thước khác nhau phù hợp với các ứng dụng phong phú của Quý khách hàng.

Đi kèm với nhũ nhôm, công ty chúng tôi còn cung cấp phụ gia định hướng nhũ, chất sáng bạc, chống lắng, ổn định...và các loại nhựa 1 thành phần (1K), nhựa 2 thành phần (2K), nhựa Silicone chịu nhiệt độ cao,... phù hợp đi kèm với nhũ nhôm để đạt được hiệu ứng sơn nhũ nhôm tốt nhất. Các loại nhựa và phụ gia dành cho nhũ nhôm sẽ được trình bày chi tiết trong những bài viết khác. Rất hân hoan đón chào Quý khách hàng ghé thăm phòng Lab của công ty Minh Thanh để chúng tôi có thể tư vấn và minh họa cụ thể cho Quý vị từng ứng dụng chuyên biệt của Nhũ nhôm

Trân Trọng!

Từ khóa » Bột Nhũ Nhôm Là Gì