Cách Sử Dụng Eucaphor Hiệu Quả Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Eucapho dùng cho những người bị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết, cảm lạnh, do viêm họng … Cách sử dụng Eucaphor hiệu quả như thế nào? Thuốc Eucaphor giá bao nhiêu?
1.Thông tin thuốc Eucaphor
Nhóm thuốc: Thuốc hô hấp
Tên thuốc: Eucaphor
Dạng bào chế: Viên nang mềm
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên, lọ 40 viên nang mềm
Nguồn gốc xuất xứ: Cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm Y học Cổ truyền Liên Việt – VIỆT NAM
Thành phần:
Eucalyptol 100mg, Camphor 12mg, Guaiacol 12mg, Dầu Parafin, Gelatin, Titan dioxyd màu vàng Tartrazin, màu xanh patent vừa đủ 1 viên nang mềm.
Hạn sử dụng:
3 năm kể từ ngày sản xuất.
Hướng dẫn bảo quản
- Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
- Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.
- Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
>>> Click ngay: Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Eyemiru hiệu quả
Thông tin thuốc Eucaphor
2. Tác dụng của các thành phần chính
Eucalyptol:
Có mùi giống như long não tươi, vị hăng, được tìm thấy trong tinh dầu long não, nguyệt quế, húng quế, hương thảo và một số thực vật khác.
Hoạt chất có khả năng chống ho, làm giảm đau họng, sổ mũi, cảm cúm.
Camphor:
Terpenoid có trong cây long não, có hương thơm nồng, mạnh mẽ.
Dùng để giảm kích ứng da, ngứa da, giảm đau và tiêu viêm.
Điều trị viêm khớp, giảm tắc nghẽn, thông mũi và giảm ho.
Guaiacol:
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp, làm giảm sổ mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh.
Phối hợp với các thuốc trị ho, thuốc kháng histamin… dùng trong trường hợp cảm cúm, ho có đờm, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
3. Thông tin thành phần Tinh dầu tràm
Mô tả:
Cây tràm gió còn gọi là cây lá chè đồng (Melaleuca leucadendron), họ Sim (Myrtaceae), cây nhỏ thường ở dạng bụi, cao 0,5 – 2m, cành màu trắng nhạt có lông mềm, lá màu xanh lục nhạt, phiến lá hình mác nhọn, cứng, dễ gãy dài 6 – 12cm, rộng 2- 3cm với nhiều ngân chính chạy dọc theo lá và các gân phụ hợp thành mạng. Tràm gió mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Campuchia, Indonesia. Ở Việt Nam tràm mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc (như Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc), và tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang).
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
- Màu sắc: tinh dầu có màu vàng nhạt.
- Hương thơm: Mùi tràm đặc trưng.
- Tỷ trọng ở 20 độ C: 0,940 đến 0,960.
- Chỉ số khúc xạ: 1,450 – 1,550.
- Góc quay cực ở 20 độ C: + 0.5.
- Thành phần chính trong tinh dầu là cineole >60%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen.
Tác dụng:
Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm... Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Đã có nhiều công trình khoa học ở cấp Bộ Y tế, cấp Nhà nước nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của α-Terpineol từ tinh dầu tràm. Và gần đây một nghiên cứu của OPODIS pharma (thực hiện tại Viện Pasteur TP.HCM năm 2008) cho thấy dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; còn tác dụng ức chế virus H1N1 hiện đang tiếp tục nghiên cứu. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương (local diseases control).
Chỉ định:
Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng để phòng ngừa cảm mạo, “gió máy” cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ, kể cả sơ sinh. Thiết nghĩ dùng dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô... cũng là một biện pháp y tế dự phòng hợp tình, hợp lý và rất khoa học: vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm như hiện nay.
4. Tác dụng của thuốc Eucaphor là gì?
Chỉ định của Eucaphor
Eucaphor được sử dụng trong các trường hợp nhiễm lạnh do mưa, gió, lạnh, chữa trị các chứng ho do kích thích, thời tiết, môi trường, bệnh. Bên cạnh đó, thuốc Eucaphor còn giúp giảm các cơn ho, thông họng, thoáng đường thở.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Các trường hợp: ho do suyễn, ho lao, suy hô hấp.
>>> Mách bạn: Thành phần và tác dụng của thuốc Heviho chữa viêm họng
Tác dụng của thuốc Eucaphor
5. Hướng dẫn liều dùng và cách sử dụng
Cách sử dụng:
Sử dụng đường uống.
Nên dùng đều đặn để bảo đảm hiệu quả của sản phẩm.
Liều dùng tham khảo:
- Người lớn: Dùng mỗi lần 1 – 2 viên. Ngày uống 3 – 4 lần.
- Trẻ em trên 5 tuổi: Dùng mỗi lần 1 viên. Ngày uống 2 lần.
6. Tác dụng phụ có thể gặp phải
Các tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc Eucaphor bao gồm:
Dị ứng, phát ban, buồn nôn
Táo bón, tiêu chảy, đau bụng
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh hen suyễn.
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có ghi nhận về ảnh hưởng của sản phẩm với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi sử dụng.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Có thể sử dụng do Eucaphor không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
- Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Không dùng khi sản phẩm có dấu hiệu mốc, chảy nước, đổi màu, hết hạn sử dụng...
- Bổ sung nhiều thực phẩm tăng sức đề kháng và tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
8. Tương tác thuốc
Thuốc Eucaphor có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Eucaphor có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Eucaphor?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
9. Trường hợp quên liều quá liều
Quá liều
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Quên liều
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Lưu ý khi sử dụng Eucaphor
10. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Eucaphor
Ưu điểm
- Điều trị hiệu quả ho do cảm cúm.
- Phòng ngừa nhiễm lạnh do nhiều nguyên nhân.
- Giá thành hợp lý.
Nhược điểm
- Hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc đáp ứng từng người.
- Dạng viên uống, không phù hợp với trẻ em dưới 5 tuổi.
11.Thuốc Eucaphor giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Eucaphor lọ 40 viên được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá 20.000 - 30.000 đồng, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối.
Trên đây là các thông tin tổng hợp về Eucaphor. Lưu ý rằng sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cao Đẳng Dược TPHCM tổng hợp
Từ khóa » Eucaphor Liên Việt
-
Eucaphor Liên Việt ( Chai 40 Viên )
-
EUCAPHOR Liên Việt (Lọ)
-
Viên Uống Giảm Ho Eucaphor Hộp 40 Viên-Nhà Thuốc An Khang
-
Eucaphor Liên Việt - Trường Thọ Hỗ Trợ Giảm Ho đau Họng Lọ 40 Viên
-
Eucaphor Liên Việt (Lốc/10C/40V) - Thuốc Tiện Lợi
-
Thuốc Eucaphor Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Eucaphor - Giảm Ho Do Cảm Lạnh, Làm Thông Và ấm đường Hô Hấp
-
EUCAPHOR C/40V LIÊN VIỆT - Medipharma
-
Eucaphor Trường Thọ (Lốc/10c/40v) - Shopthuoc
-
Eucaphor Liên Việt (Hộp)
-
Eucaphor Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
EUCAPHOR Viên Nang Mềm Ho Dầu Lọ 40 Viên EUCAFOR - Shopee
-
EUCAPHOR Viên Nang Mềm Ho Dầu Lọ 40 Viên | Shopee Việt Nam