Cách Sử Dụng Hàm IF Kết Hợp VLOOKUP (có Ví Dụ Chi Tiết)
Có thể bạn quan tâm
Hàm IF và hàm VLOOKUP là hai hàm phổ biến trong Excel mà hầu như chúng ta đều biết. Vậy bạn có biết cách sử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP hay không và làm sao để sử dụng 2 hàm này trong cùng 1 công thức để tăng tính hiệu quả. Hôm nay Isinhvien sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó nhé.
Hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel để trả về giá trị TRUE/FALSE hoặc YES/NO
Trường hợp phổ biến nhất đó là sử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel là để so sánh các giá trị mà hàm VLOOKUP trả về với giá trị mẫu và trả về kết quả là Yes / No hoặc True / False.
=If(Vlookup(lookup_value, table_array, col, index_num, [range_lookup])Trong đó:
– Lookup value: Giá trị này đề cập đến giá trị ô hoặc văn bản mà chúng ta đang tìm kiếm.
– Table_ array: xác định phạm vi ô hoặc vùng dữ liệu mà chúng ta muốn tìm kiếm giá trị.
– Col_index_number: số cột mà chúng ta muốn trả về giá trị.
– Range_lookup: tham số này là True hoặc False, nhận kết quả khớp chính xác hoặc dữ liệu tương tự.
– TRUE/YES: giá trị hàm VLOOKUP trả về đúng so với giá trị mẫu.
– FALSE/NO: giá trị hàm VLOOKUP trả về sai so với giá trị mẫu.
Ví dụ cách dùng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel để so sánh giá trị
Giả sử bạn có 1 danh sách hàng hoá trong kho và số lượng của các loại hàng hoá này, nếu bạn muốn có một phân tích đơn giản bằng việc nhập vào khi nhập vào ô sản phẩm tên loại trái cây bạn cần tra cứu thì sẽ hiển thị cho bạn biết là YES (còn hàng) NO (hết hàng) VLOOKUP kết hợp với hàm IF như sau:
Công thức hàm Vlookup có dạng như sau:
=VLOOKUP(E1,A2:B8,2,FALSE)Tiếp theo sử dụng lệnh If so sánh kết quả hàm Vlookup trả về với 0 và trả về kết quả là “No” nếu giá trị này bằng 9 hoặc “Yes” nếu không phải:
=IF(VLOOKUP(E1,A2:B8,2,FALSE)>0,"Yes","No")Công thức trên tra cứu số lượng của sản phẩm Nho, sau đó so sánh kết quả này nếu lớn hơn 0 thì hàm IF sẽ trả về kết quả là “Yes”, nếu không kết quả sẽ là “No”
Ví dụ về hàm IF kết hợp VLOOKUP trong ExcelType: xlsx; Size: 0.01 MB; Lượt tải: 317Đây là ví dụ mà Isinhvien dùng để hướng dẫn trong bài viết cho các bạn, các bạn có thể tải về và thực hiện lại nhé. TẢI VỀSử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel để tính toán
Ví dụ minh họa
Giả sử bạn quản lý 1 đội nhân viên bán hàng, cơ cấu hoa hồng cho nhân viên bán hàng của bạn rất đơn giản: nếu doanh thu đạt được > 200 thì hoa hồng là 10% của doanh thu, nếu doanh thu đạt được <= 200 thì hoa hồng là 5% của doanh thu đó. Bài toán này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel như trong hình dưới đây:
Xử lý lỗi #NA khi VLOOKUP không tìm thấy giá trị trong bảng
Trong trường hợp giá trị cần tìm kiếm không thể được tìm thấy khi sử dụng hàm VLOOKUP thì chúng ta sẽ nhận lại kết quả là lỗi #N/A. Để đưa ra một thông báo có ý nghĩa hơn cho người dùng, chúng ta có cách kết hợp hàm VLOOKUP và hàm IFNA thể xử lý lỗi #N/A bằng cách đưa ra giá trị thay thế như sau.
=IFNA(value, value_if_na)- tham số value có thể là một công thức, một số, một địa chỉ ô trong Excel
- tham số value_if_na là giá trị trả về trong trường hợp có lỗi #N/A
Hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel để trả về giá trị 0
Khi làm việc với các giá trị số, bạn có thể muốn trả về số 0 khi không tìm thấy giá trị tra cứu. Để hoàn tất, hãy sử dụng công thức IF IFNA VLOOKUP được thảo luận ở ví dụ trên với một chút sửa đổi: thay vì hiển thị “không tìm thấy NV”, bây giờ sẽ xuất hiện 0 trong đối số value_if_true của hàm IF, cùng theo dõi ví dụ dưới đây nhé:
Lưu ý khi sử dụng hàm IF kết hợp VLOOKUP trong Excel
Trước khi xây dựng công thức, chúng ta cần phải xác định từng bước, chia nhỏ vấn đề cho rõ ràng. Sau khi đã xác định rõ các hàm cần dùng, vị trí đặt các hàm và làm rõ nội dung từng hàm, chúng ta mới ghép lại vào 1 công thức. Như vậy dù công thức có dài, có phức tạp nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rõ và hoàn toàn hiểu, tự viết lại được.
Trên đây là 4 ví dụ thường gặp nhất trong việc kết hợp hàm IF với hàm VLOOKUP trong Excel. Các bạn hãy ghi nhớ để sử dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh.Để có thể sử dụng tốt việc kết hợp các hàm với nhau, chúng ta cần nắm rõ được logic của vấn đề trước, sau đó mới xác định sử dụng hàm nào, đặt thứ tự các hàm tại vị trí nào.
Chúc mừng bạn đọc khi vừa tiếp thu thêm được một kiến thức mới nhé, nếu thấy hay nhớ chia sẻ bài viết của Isinhvien đến cho mọi người nhé.
Từ khóa » Cách Viết Hàm If Kết Hợp Vlookup
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm If Kết Hợp Vlookup Qua Ví Dụ - Ben Computer
-
Hướng Dẫn Cách Viết Hàm VLOOKUP Kết Hợp Hàm IF
-
Cách Kết Hợp Hàm IF Và VLOOKUP để Lọc Giá Trị Có điều Kiện Trong ...
-
Cách Sử Dụng Hàm IF Kết Hợp VLOOKUP để Dò Giá Trị Theo điều Kiện
-
Cách Dùng Hàm IF Kết Hợp VLOOKUP (ví Dụ Và Cách Làm)
-
Cách Dùng Hàm IF Kết Hợp Với Hàm VLOOKUP Trong Excel Chi Tiết
-
Hàm IF – Các Công Thức được Kết Hợp Với Nhau Và Tránh Các Rắc Rối
-
[Video] Cách Kết Hợp Hàm IF Với Hàm VLOOKUP Trong Google Sheet
-
Cách Dùng Hàm Vlookup, IF Kết Hợp Trong Excel - Thủ Thuật
-
Cách Kết Hợp Hàm IF Và VLOOKUP Trong Excel Qua Ví Dụ Cụ Thể
-
Hàm IF Kết Hợp VLOOKUP Trong Google Sheet: Cách Sử Dụng
-
Kết Hợp Hàm Vlookup Với Hàm If Trong Excel - YouTube
-
Hàm VLOOKUP Kết Hợp Hàm IF Trong Excel đơn Giản, Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Kết Hợp Vlookup Có Ví Dụ Minh Họa ...