Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel (2003-2016)
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này của thuthuattienich.com sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng hàm điều kiện IF trong Excel. Đây là một trong số những hàm được sử dụng nhiều nhất để lập bảng báo cáo có tính quyết định dựa trên tiêu chí đặt ra trước đó. Theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Phiên bản Excel mình đang sử dụng để hướng dẫn là bản Excel 2016, các bạn làm tương tự đối với các phiên bản Excel 2013, Excel 2010 trở về sau
Trước khi vào bài hướng dẫn mình muốn định nghĩa cho các bạn hiểu hàm IF nghĩa là gì?
Hàm IF là gì?
Trong Microsof Exel, hàm IF cũng giống như là một dạng mệnh lệnh Nếu.. thì. Nó có chức năng kiểm tra một giá trị có trước với điều kiện được đặt ra theo tiêu chí, nếu giá trị được tìm thấy là đúng thì trả về một giá trị đã định sẵn, nếu là sai thì trả về giá trị khác.
Công thức: =IF(giá trị có trước để kiểm tra, trả về một giá trị nếu thảo mãn điều kiện đưa ra, trả về giá trị khác nếu không đáp ứng điều kiện đưa ra)
Công thức của hàm theo tiếng anh: =IF(logical_test,”Value_IF_TRUE”,”Value_IF_FALSE”)
Để hiểu rõ hơn về hàm này thì mình sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể hơn.
Ví dụ 1: Hàm IF cơ bản nhất
Dưới đây là bảng điểm xếp loại. Bao gồm cột Tên, Điểm và Kết quả. Cột C sẽ hiển thị 2 kết quả định sẵn, đó là Đạt và Không đạt.
Điều kiện hiển thị sẽ là “Điểm số ở cột B>5 là Đạt, B<5 là Không đạt”. Bây giờ mình sẽ bắt đầu thực hiện các ví dụ từ đơn giản đến phức tạp hơn nhé!
Đầu tiên nhập công thức vào cột C: =IF(C4>5,”Đạt”,”Không Đạt”)
Trong đó:
- C4 là điểm số nằm ở cột C số thứ tự 4 (logical_test)
- Đạt (Valeur_IF_TRUE)
- Không Đạt (Valeur_IF_FALSE)
Kết quả sau khi nhập công thức:
Ví dụ 2: Hàm IF kết hợp với hàm IF hay còn gọi là lệnh IF lồng
Tương tự là cột điểm như trên Ví dụ 1, tuy nhiên mình sẽ thay đổi giá trị hiển thị ở cột C. Lần lượt sẽ là Yếu, Trung bình, Khá và Giỏi.
Yêu cầu: Các điểm phải lớn hơn 0
Điểm nhỏ hơn 5 xếp hạng yếu (>0), lớn hơn 5 xếp hạng Khá, lớn hơn hoặc bằng 8 xếp hạng giỏi
Nhập công thức: =IF(B4>0,IF(B4<5,”Yếu”,IF(B4<8,”Khá”,”Giỏi”)))
Lưu ý: Mở bao nhiêu ngoặc “(” thì đóng lại bấy nhiêu.
Kết quả sau khi nhập công thức:
Đây là 2 ví dụ về hàm IF đơn giản nhất mình đưa ra giúp các bạn hiểu tổng quan hơn về hàm này, tất nhiên sẽ còn rất nhiều những bài hóc búa hơn như vậy nữa. Các bạn có thể tìm hiểu ở bài viết sau của mình nhé! Hàm IF còn có thể kết hợp với các hàm khác như hàm AND, OR, VLookup.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!
Từ khóa » Cách Tính Hàm If Trong Excel 2003
-
Cách Dùng Hàm IF Với Nhiều điều Kiện Trong Excel
-
Hàm IF Lồng Ghép, Kết Hợp Nhiều điều Kiện Trong Một Công Thức Duy ...
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel
-
Hàm IF - Microsoft Support
-
Sử Dụng Các Hàm IF Với AND, OR Và NOT - Microsoft Support
-
Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel 2003, 2007, 2010
-
Hàm IF Trong Excel Và Google Sheets
-
Cách Dùng Hàm điều Kiện Hàm If Trong Excel - Ví Dụ Hàm If
-
Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel (2003-2016) | .vn
-
Cách Viết Dấu Khác Trong Excel 2003, 2007, 2010, 2013, 2016...
-
Cách Sử Dụng Hàm IF Trong Excel (2003-2016) - Ship Hàng Nhanh
-
Xem Video Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel 2003 - LATIMA
-
Cách Tính điểm ưu Tiên Trong Excel Bằng Hàm IF - Hàng Hiệu