Cách Sử Dụng Hàm Sumifs Trong Excel Chính Xác Nhất - Teky

5/5 - (4 bình chọn)

Như chúng ta đã biết, hàm Sum là một hàm tính tổng thông dụng nhất. Tuy nhiên, đây là hàm tính đơn giản và chỉ có thể áp dụng tính cho một số trường hợp nhất định. Trong học tập và công việc, chúng ta thường phải giải quyết những phép tổng phức tạp hơn nhiều. Chính vì vậy, hàm Sumifs đã ra đời nhằm phục vụ cho mục đích tính toán hiệu quả và nhanh chóng hơn. Sau đây là những điều mà bạn cần biết về hàm Sumifs trong Excel này. 

Nội dung

Toggle
  • Tại sao lại có hàm Sumifs trong Excel? 
  • Cú pháp hàm Sumif trong Excel
  • Cách sử dụng hàm Sumifs trong Excel 
    • Ví dụ 1: Bạn cần tính tổng số lượng các chiếc điện thoại Note 9 mà nhà cung cấp Samsung đã cung cấp trong tuần qua. 
  • Hàm Sumifs kết hợp Vlookup 

Tại sao lại có hàm Sumifs trong Excel? 

Như đã đề cập, hàm Sumifs được ra đời nhằm giải quyết các vấn đề tính tổng phức tạp. Đôi khi, các dữ liệu bạn cần xử lý không chỉ là cộng giữa biến này và biến khác. Các dữ liệu thực tế thường có điều kiện và đòi hỏi sự chọn lọc có điều kiện. Với mỗi điều kiện khác nhau, sẽ có những cách tính khác nhau. Nếu chỉ sử dụng hàm Sum thì thực sự không phù hợp với các số liệu phức tạp và có số lượng lớn. Chính vì vậy, hàm Sumif đã ra đời. Hàm Sumifs sẽ phục vụ các thao tác tính tổng đa dạng có điều kiện trong Excel hiện nay. 

Cú pháp hàm Sumif trong Excel

Cú pháp của hàm Sumif trong Excel sẽ có những điều kiện bắt buộc và điều kiện phép toán. Với cú pháp cụ thể như sau: 

SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], …)

Trong đó: 

  • sum_range: Là một điều kiện có tính bắt buộc trong hàm Sumifs. Nó bao gồm một hoặc nhiều ô tính tổng. Dải ô này có thể là giá trị số hoặc giá trị nội dung nhưng chỉ có các giá trị số mới được sử dụng trong tính toán. 
  • criteria_range1: Cũng là một điều kiện bắt buộc trong hàm Sumifs. Đây sẽ là địa chỉ bao gồm một dải các ô tính chứa tất cả các giá trị liên quan đến giá trị đầu tiên của điều kiện. 
  • criteria1: Chính là điều kiện đầu tiên trong bài toán, là đối số bắt buộc phải có. Nó có thể ở dưới dạng một số, biểu thức logic, tham chiếu ô, văn bản hoặc một hàm Excel khác… 
  • criteria_range2, criteria2… Chính là các dải điều kiện tiếp theo mà hàm muốn tính. Đây là các điều kiện tùy chọn và có thể lên đến 127 dải điều kiện khác nhau. 

Khi mới bắt đầu sử dụng hàm này, các bạn sẽ cảm thấy rất bối rối và băn khoăn. Đặc biệt là những bạn học trên nền tảng lý thuyết, khó có thể hình dung ra ứng dụng của hàm. Chính vì vậy, sau đây sẽ là cách sử dụng hàm và các ứng dụng của hàm thông qua các ví dụ cụ thể.  

Cách sử dụng hàm Sumifs trong Excel 

Để sử dụng hàm Sumifs, các bạn cần có một tư duy logic và phân tích nhạy bén. Trong công việc không giống như khi học tập, chúng ta có đề bài và chỉ cần tìm ra lời giải đáp. Trong công việc thực tế, bạn luôn phải tìm kiếm những cách thức làm sao cho giải quyết và tính toán hiệu quả nhất. Chính vì vậy, bạn phải tự đặt ra những đề bài và câu hỏi. Và cũng chính bạn sẽ quyết định hàm sẽ gồm những điều kiện gì. Do đó, các bạn muốn sử dụng hàm Sumifs trong Excel cần tuân theo một số bước sau đây: 

  • Xác định chính xác dữ liệu cần tính và các dữ liệu liên quan
  • Xác định mối quan hệ đặt ra từ bài toán cần tính 
  • Dựa trên các dữ liệu trên các ô tính Excel, thực hiện xác định thủ công các dữ liệu điều kiện tương ứng với hàm
  • Nhập hàm với điều kiện để cho ra kết quả

Nghe có vẻ máy móc, chúng ta hãy điểm qua một vài ví dụ sau đây: 

Ví dụ 1: Bạn cần tính tổng số lượng các chiếc điện thoại Note 9 mà nhà cung cấp Samsung đã cung cấp trong tuần qua. 

Hàm Sumifs sau khi đã xác định dữ liệu
Hàm Sumifs sau khi đã xác định dữ liệu

Đầu tiên, chúng ta cần xác định các đối số của hàm. Cụ thể như sau: 

  • sum_range: Dải ô chứa giá trị tính C3:C9
  • criteria_range1: Dải ô chứa giá trị tên nhà cung cấp: A3:A9
  • criteria1: Điều kiện lựa chọn là Samsung (A3 hoặc A7 hoặc A9 đều được) 
  • criteria_range2: Dải ô chứa giá tên điện thoại: B3:B9
  • criteria2: Điều kiện lựa chọn là Note 9 (B3, B6 hoặc B9) 
Nhập cú pháp đúng cho ra kết quả
Nhập cú pháp đúng cho ra kết quả

Như vậy, chúng ta có hàm =SUMIFS( C3:C9, A3:A9, A3, B3:B9, B3). Và chúng ta có kết quả như trên hình. 

Ví dụ 2: Tính tổng số lượng điện thoại đã được Samsung cung cấp với số lượng từ 20 trở lên trong tuần qua. 

Cũng tương tự, chúng ta xác định các điều kiện một cách thủ công trước tiên. Các bạn có thể ghi ra để luyện tập cho quen dần hoặc có thể nhẩm miệng để nhanh thuộc cách sử dụng hơn. 

  • sum_range: Dải ô chứa giá trị tính C3:C9
  • criteria_range1: Dải ô chứa giá trị tên nhà cung cấp: A3:A9
  • criteria1: Điều kiện lựa chọn là Samsung (A3 hoặc A7 hoặc A9 đều được) 
  • criteria_range2: Dải ô chứa giá trị so sánh: C3:C9
  • criteria2: Điều kiện lựa chọn là lớn hơn 20 (>20) 
Ví dụ tương tự cho trường hợp các điều kiện khác
Ví dụ tương tự cho trường hợp các điều kiện khác

Như vậy, có thể thấy, hàm Sumifs rất thuật tiện trong việc áp dụng cho các trường hợp tính toán phức tạp. Tuy nhiên, thứ tự nhập các đối số và điều kiện là rất quan trọng. Do đó, nếu bạn muốn thực hiện phép toán chính xác, các bạn cần phân tích thật kỹ đề ra. Từ đó nhập vào các giá trị phù hợp. Điều này hết sức phải thận trọng vì nếu nhập sai một chi tiết sẽ gây ra sai hàng loạt cho các thông tin liên quan.

Hàm Sumifs kết hợp Vlookup 

Trong một số trường hợp khác, đôi khi hàm Sumifs trong Excel lại gặp những giới hạn về điều kiện. Do đó, để giải quyết các điều kiện phát sinh cần tham chiếu trên một cơ sở dữ liệu khác, các bạn có thể sử dụng kết hợp hàm Sumifs và hàm Vlookup. Cụ thể, hàm Vlookup có cú pháp như sau: 

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_ num, Range_lookup)

Trong đó:

  • Lookup_value: Giá trị cần dò tìm. Đó có thể điền giá trị trực tiếp hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính.
  • Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm giá trị đáp ứng điều kiện. 
  • Col_index_num: Số thứ tự của cột lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trái qua phải.
  • Range_lookup: Nếu bằng 1 (TRUE) thì dò tìm tương đối còn nếu bằng 0 (FALSE) thì dò tìm chính xác.

Với các dữ liệu kết hợp nhiều bảng mà cần tham chiếu một dữ liệu nào đó với các dữ liệu khác thì các bạn có thể kết hợp sử dụng hàng Vlookup này với hàm Sumifs. 

Ví dụ về sử dụng hàm Sumifs kết hợp với hàm Vlookup
Ví dụ về sử dụng hàm Sumifs kết hợp với hàm Vlookup

Như vậy trên đây là những cách sử dụng hàm Sumifs trong Excel một cách chính xác và chi tiết. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây đã giúp ích cho các bạn trong quá trình rèn luyện kỹ năng Excel của mình. Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết cho bất cứ bạn trẻ nào hiện nay. Chính vì vậy, các bạn cần rèn luyện thường xuyên và đa dạng hơn để thành thạo hơn với các hàm toán Excel hiện nay nhé!

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về hàm sumifs trong excel? Cách dùng, những điều cần biết
  • Cách sử dụng hàm sumifs trong Excel siêu tiện ích
  • Hàm tính tổng có điều kiện trong excel và cách sử dụng

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Hàm Sumifs Trong Excel