Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm điện Nhất
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, máy lạnh đã trở thành một thiết bị gắn liền với sinh hoạt trong gia đình. Trong những ngày nhiệt độ cao hay thời tiết nóng bức thì nhu cầu sử dụng máy lạnh càng tăng cao cho thấy việc tiêu thụ điện năng cũng như chi phí hàng tháng cũng tăng theo. Theo thống kê của tổng công ty điện lực TP.HCM thì giữa gia đình không sử dụng máy lạnh và gia đình có sử dụng máy lạnh chênh lệch từ 45% đến 60% mức điện năng tiêu thụ. Có rất nhiều câu hỏi được gửi đến các kỹ thuật viên chuyên ngành vệ sinh máy lạnh, bảo trì cơ điện lạnh tại TPHCM với mong muốn tìm ra giải pháp sử dụng máy lạnh thế nào để có thể tiết kiệm điện năng, hãy xem qua một số lời khuyên bên dưới biết đâu đây chính là câu trả lời cho câu hỏi trên.
Xem thêm: Chọn mua máy lạnh cần quan tâm gì
Thói quen sử dụng máy lạnh giúp cho bạn có thể tiết kiệm điện
Bạn có thấy nút ECONO trên remote điều chỉnh không? Hãy bấm vào nhé. Đây là nút chỉnh chế độ tiết kiệm điện.
Để tiết kiệm hiệu quả thì bạn phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ở trong khoảng từ 23 độ C – 28 độ C.
Chọn vị trí lắp đặt cục ngoài trời cũng giúp tiết kiệm điện không ít đâu. Nên chọn vị trí thuận lợi cho việc thi công lắp và bảo dưỡng sửa chữa sau này. Tránh để ở những nơi kín gió, những nơi luôn có nhiệt độ nóng. Không để vật cản trước cục nóng. Không nên che đậy kín quá vì sẽ làm quá trình tản nhiệt bị hạn chế, gây hỏng máy.
Bạn nên kiểm tra giàn nóng (cục ngoài trời) xem cánh tản nhiệt có bị bụi bám nhiều không. Nếu có hãy gọi thợ đến bảo dưỡng và đo kiểm tra ga. Vì dàn ngoài trời bị bẩn bụi và ga không đủ sẽ dẫn đến hiệu suất làm lạnh bị giảm, thời gian làm lạnh cho phòng sẽ lâu hơn, dẫn đến tiêu thụ điện nhiều hơn.
Khoảng 1 – 3 tháng, bạn nên vệ sinh lưới lọc ở cục trong nhà một lần. Rút tấm lưới ra khỏi dàn lạnh và mang ra rửa.
Muốn tiết kiệm hơn thì nên sử dụng thêm quạt vừa làm thoáng phòng vừa làm nhiệt độ trong phòng đều hơn. Theo cách này sẽ tiết kiệm được từ 30 % – 40 % tiền điện.
Cách làm vệ sinh máy lạnh tại nhà
Thường xuyên vệ sinh máy lạnh để giúp cho máy lạnh hoạt động tốt và tiết kiệm điện hơn. Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh bảo dưỡng định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.
Rửa giàn nóng: tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
Rửa lưới lọc ở giàn lạnh: Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy. Rửa giàn lạnh. Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
Xem thêm: Lý do, lợi ích và thời gian vệ sinh máy lạnh hợp lý
Sử dụng máy lạnh một cách hợp lý
Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2o độ C, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.
Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10độ C là được.
Hãy tắt máy điều hoà khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.
Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài
Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.
Phòng lắp điều hoà nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.
Kín nhưng cần trao đổi không khí. Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát “hơi” lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 – 30 phút nên mở cửa phòng để “đuổi” bớt không khí “tù hãm” trong phòng và “hứng” khí sạch từ bên ngoài.
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng.
Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài
Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.
Phòng lắp điều hoà nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.
Kín nhưng cần trao đổi không khí. Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát “hơi” lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 – 30 phút nên mở cửa phòng để “đuổi” bớt không khí “tù hãm” trong phòng và “hứng” khí sạch từ bên ngoài.
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng.
Chọn máy lạnh tiết kiệm điện
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng máy lạnh là máy lạnh thường và máy lạnh biến tần. Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).
Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.
Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử… nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường.
Cùng chuyên mục
Tổng đài: 028.6273.2222
Từ khóa » Cách Chỉnh Máy Lạnh Tiết Kiệm điện
-
Cách Tiết Kiệm điện Máy Lạnh Tại Nhà Hiệu Quả | Cleanipedia
-
7 Chế độ Trên Máy Lạnh Giúp Tiết Kiệm điện đến 40% Bạn Nên Biết
-
10 Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm điện Hiệu Quả đơn Giản Nhất
-
Mẹo Chỉnh điều Hòa Tiết Kiệm điện Gấp 10 Lần Bình Thường
-
11 Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm điện Trong Mùa Nóng
-
Bật Chế độ Tiết Kiệm điện Cho điều Hòa
-
Cách Chỉnh Remote Máy Lạnh Giúp Lạnh Sâu Tiết Kiệm điện
-
Trọn Bộ Mẹo Tiết Kiệm điện Máy Lạnh Hiệu Quả Mùa Nắng Nóng - VinID
-
Cách Chỉnh Máy Lạnh Panasonic Tiết Kiệm điện
-
Mẹo Nhỏ Giúp Dùng điều Hòa Siêu Tiết Kiệm điện - MediaMart
-
Cách Dùng điều Hòa Tiết Kiệm điện
-
Cách Sử Dụng Remote Máy Lạnh Samsung Tiết Kiệm điện
-
4+ Cách Sử Dụng Máy Lạnh Tiết Kiệm Điện Hiệu Quả Nhất
-
Nhấn Nút Này Trên Remote Máy Lạnh Vừa Mát Mà Tiền điện Giảm đến ...