Cách Sử Dụng Tất Cả Các Dấu Câu Trong Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Vậy có bao nhiêu loại dấu câu trong tiếng Việt, cách sử dụng và vị trí dấu câu như thế nào? Hãy cùng VnDoc tìm hiểu trong bài viết này. Bài viết sẽ giúp các bạn ôn lại chức năng của tất cả dấu câu trong tiếng Việt.
Vai trò và nguyên tắc sử dụng các dấu trong tiếng Việt
- 1. Dấu chấm (.)
- 2. Dấu chấm hỏi (?)
- 3. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (...)
- 4. Dấu hai chấm (:)
- 5. Dấu chấm than (!)
- 6. Dấu gạch ngang (-)
- 7. Dấu ngoặc đơn (())
- 8. Dấu ngoặc kép ("")
- 9. Dấu chấm phẩy (;)
- 10. Dấu phẩy (,)
- 11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])
Ngữ pháp Tiếng Việt không chỉ có chủ ngữ, vị ngữ, các loại từ ghép, danh từ, động từ… Mà các bạn học sinh cần biết, nắm vững cách phân biệt và sử dụng các loại dấu câu sao cho chính xác nhất. Tùy từng trường hợp, ngữ cảnh, nghĩa của câu chuyện mà ta lựa chọn và sử dụng các loại dấu câu cho phù hợp. Hiện nay, tiếng Việt dùng 11 dấu câu là:
1. dấu chấm (.)
2. dấu hỏi (?)
3. dấu cảm (!)
4. dấu lửng (…)
5. dấu phẩy (,)
6. dấu chấm phẩy (;)
7. dấu hai chấm (:)
8. dấu ngang (–)
9. dấu ngoặc đơn ()
10. dấu ngoặc kép (“ ”)
11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])
1. Dấu chấm (.)
- Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật, giúp người đọc biết câu chuyện chuyển sang một vấn đề khác. Sau dấu chấm ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím máy tính.
- Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.
Ví dụ:
Trâm Anh là một học sinh giỏi, ngoan hiền. Thầy cô và bạn bè đều yêu mến bạn ấy.
2. Dấu chấm hỏi (?)
Trái ngược với nghĩa dấu chấm, dấu chấm hỏi các tác dụng để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc 1 câu nên câu tiếp theo ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên. Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.
Ví dụ:
- Hôm nay là thứ mấy?
3. Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) (...)
- Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.
Ví dụ:
- Đại học Sư phạm, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Nông lâm, Đại họcY Dược, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông,...là các trường thành viên của Đại học Thái Nguyên.
- Ngoài ra, dấu chấm lửng còn sử dụng để:
+ Đặt cuối câu khi người viết không muốn nói hết ý mình mà người đọc vẫn hiểu những ý không nói ra
+ Đặt sau từ ngữ biểu thị lời nói đứt quãng.
+ Đặt sau từ ngữ tượng thanh để biểu thị sự kéo dài âm thanh.
+ Đặt sau từ ngữ biểu thị sự châm biếm, hài hước hoặc gây bất ngờ trong suy nghĩ của người đọc.
4. Dấu hai chấm (:)
- Báo hiệu một sự liệt kê (Ví dụ như: Sóng địa chấn, nhịp tim của bệnh nhân, lưu lượng của các dòng chảy hay âm thanh, sóng điện từ, tín hiệu số,...)
- Ngoài ra, dấu hai chấm còn sử dụng để:
+ Nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp
+ Chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước
+ Dùng báo hiệu nội dung lời của các nhân vật trong đối thoại
Ví dụ: Những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
5. Dấu chấm than (!)
- Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến
- Ngoài ra, dấu chấm than còn sử dụng để:
+ Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp
+ Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu
Ví dụ: Ôi, mình cảm ơn các bạn rất nhiều!
6. Dấu gạch ngang (-)
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại
- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau
- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm
Các bạn học sinh nên lưu ý và phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối, 2 loại dấu này thường dễ nhầm và gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Những tác dụng cụ thể hơn của dấu gạch ngang gồm:
- Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ. Ví dụ: Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung được xây dựng và duy trì từ rất lâu.
- Đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các năm với nhau. Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài từ 1945 – 1975.
- Để nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. Ví dụ Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây giúp rút ngắn khoảng cách đi thành phố Vũng Tàu.
- Dùng để liệt kê những nội dung, bộ phận liên quan.
- Để ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
- Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật, thường được đặt đầu dòng.
7. Dấu ngoặc đơn (())
Ví dụ:
- Các tài liệu và các công trình khoa học nghiên cứu về hệ Truyền động điện kinh điển (thế kỷ 20) mặc dù chất lượng chưa cao nhưng nó là nền tảng và là động lực lớn cho sự ra đời của các công trình khoa học, các tài liệu có chất lượng cao
- Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:
+ Dùng để ngăn cách thành phần chú thích với các thành phần khác
+ Dùng để giải thích ý nghĩa cho từ
+ Dùng để chú thích nguồn gốc của dẫn liệu
8. Dấu ngoặc kép ("")
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu
Ví dụ:
Hàng loạt sách và giáo trình như "Kỹ thuật biến đổi", "Truyền động điện" "Cảm biến", "Lý thuyết điều khiển tự động", "Đo lường và điều khiển", "Truyền động điện hiện đại"... đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế các hệ truyền động tự động với chất lượng cao.
Trong nhiều văn bản in hiện nay, thay vì đánh dấu tên tài liệu, sách, báo bằng ngoặc kép, người ta in nghiêng, gạch chân hoặc in đậm chúng.
Người viết còn sử dụng dấu ngoặc kép để:
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp
- Đóng khung tên riêng tác phẩm- Đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm
9. Dấu chấm phẩy (;)
Dấu chấm phẩy là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Đứng sau các bộ phận liệt kê
10. Dấu phẩy (,)
- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng.
- Dấu phẩy dùng để:
- Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.
- Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.
- Tách các vế câu ghép.
11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])
Dấu móc vuông [ ] được dùng nhiều trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự A, B, C, ... ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và sách có lời được trích dẫn.
Ví dụ:
- [5]. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT
- Ngoài ra, dấu móc vuông còn dùng để chú thích thêm cho chú thích đã có.
Ngoài 11 dấu câu trên, còn có Dấu ngoặc nhọn ( {} )
Loại dấu câu này thường dùng trong các ngôn ngữ lập trình máy tính và khoa học. Không sử dụng trong văn bản viết bình thường. Nó có tác dụng mở đầu và kết thúc một hàm, chương trình trong tin học.
Ví dụ: Hàm tính tổng trong ngôn ngữ lập trình C
function tong (int a, int b)
{int tong = 0;
tong = a + b;}
Kết luận: Trên đây là tất cả các dấu câu thông dụng và phổ biến nhất trong tiếng Việt mà các bạn cần nắm vững và phân biệt chính xác.
....................
Xem thêm:
- Cách nhận dạng từ loại trong Tiếng Việt
- Bài tập về danh từ, động từ, tính từ
Trên đây là nội dung chi tiết bài viết Dấu câu và tác dụng của dấu câu trong Tiếng Việt. Sau khi tìm hiểu các dấu trong tiếng Việt cũng như cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt, sẽ giúp cho người học hiểu được rõ từng dấu câu để từ đó áp dụng trong mỗi bài viết một cách hiệu quả, mạch lạc hơn.
Tham khảo thêm
Đáp án cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Bài dự thi Viết cảm nhận về một cuốn sách mà em yêu thích 2024
giaoducatgttrongtruonghoc.com vn
Bài tập ôn hè luyện từ và câu lớp 4
Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 Học sinh
Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
Khởi nghĩa Lý Bí
Lời dẫn chương trình văn nghệ hay nhất
Tiểu sử các anh hùng nhỏ tuổi
Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng
Từ khóa » Cách Sử Dụng Dấu Ngoặc Kép Trong Tiếng Việt
-
Cách Sử Dụng Dấu Câu Trong Soạn Thảo Văn Bản - Ví Dụ Cụ Thể
-
Quy Tắc Tiếng Việt - SlideShare
-
Cách Sử Dụng Tất Cả Các Dấu Câu Trong Tiếng Việt - Thư Viện Khoa Học
-
Nắm Kỹ Hệ Thống Dấu Câu Và Cách Dùng Dấu Trong Tiếng Việt Chuẩn
-
Tác Dụng Của Dấu Ngoặc Kép, Dấu Hai Chấm, Dấu Gạch Ngang
-
Tác Dụng Của Dấu Ngoặc Kép Và Ví Dụ Minh Họa Cụ Thể
-
Dấu Ngoặc Kép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Dấu Ngoặc Kép Chính Xác - EFERRIT.COM
-
Cách Sử Dụng Dấu Câu Trong Tiếng Việt - Facebook
-
[PDF] CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU TRONG TIẾNG VIỆT Dấu Câu Là Một ...
-
Tiếng Việt Giàu đẹp - MỘT SỐ QUY TẮC VIẾT DỄ BỊ LÃNG QUÊN ...
-
Các Dấu Câu Trong Tiếng Việt (phần 4)
-
Dấu Câu Và Tác Dụng Của Dấu Câu Trong Tiếng Việt
-
Tác Dụng Của Dấu Ngoặc Kép?