Cách Sử Lý Nứt Tường Trên Trần Nhà, Nứt Chân Tường

Cách sử lý nứt tường trên trần nhà, nứt chân tường

Nứt tường là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong các công trình xây dựng. có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng nứt tường. Những vết nứt lớn, nghiêm trọng thông thường do nguyên nhân về móng bị lún không đều, kết cấu móng cũng như cột không đảm bảo được độ an toàn ngoài ra còn có thể do lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công… tùy thuộc vào từng loại nứt và nguyên nhân khác nhau để chúng ta đưa ra các cách xử lý khác nhau cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1/ Vết nứt kiểu chân chim nhỏ nhưng xuất hiện nhiều:
  • 2/ Vết nứt sâu chạy dọc và ngang tường.

1/ Vết nứt kiểu chân chim nhỏ nhưng xuất hiện nhiều:

Ngôi nhà mà có những vết nứt dạng chân chim thường hay xẩy ra nhất. Loại này tuy không đáng ngại nhưng nếu mức độ dày đặc sẽ dẫn đến tình trạng bị thấm cho tường ảnh hưởng rất lớn đến mặt hình thức kiến trúc của mẫu thiết kế nhà đẹp. Vết nứt này thường nằm ở lớp vữa trát ngoài và do quá trình thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật cũng như không bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn. Trong quá trình trát, tường bị khô, vữa không đều, lớp trát mỏng (tối thiểu là 1cm) hoặc có thể khi trát xong không được phun nước và bảo dưỡng hợp lý.

Với những vết nứt dạng trên, cách xử lý là đục toàn bộ lớp trát cũ dọc theo vết nứt có bề rộng khoảng 2-3cm xử lý thật kỹ trước khi trát lại bằng vữa xi măng mác cao, cát mịn. nếu tường bị rộp nhiều thì nên đục bỏ toàn bộ phần tường bà trát lại. Phải để tường thật khô trước khi sơn bả.

2/ Vết nứt sâu chạy dọc và ngang tường.

– Vết nứt dọc tường (phần tiếp giáp giữa cột và tường): loại này thông thường do sơ xuất trong quá trình thi công không để râu thép liên kết giữa cột và tường hoặc không đủ thép râu neo tường. Cách xử lý trường hợp này là dùng máy cắt phần tường bị nứt sau đó làm sạch và phun vữa (loại đông cứng nhanh) và trát lại bằng vữa trát thông thường.

-Nứt ở phần tiếp giáp tường với dầm: về nguyên tắc, trong quá trình xây tường, đến đoạn tiếp giáp với dầm ta phải xây gạch nghiêng. Điều này đảm bảo cho khả năng chịu lực của tường cũng như nâng cao khả năng đỡ lực cho phần dầm phía trên. Tuy nhiên nhiều thợ xây, do việc thi công hơi phức tạp hơn so với xây thông thường mà bỏ qua nguyên tắc này dẫn đến tình trạng nứt giữa hai phần tiếp giáp dầm và tường. Cách xử lý cũng giống như trường hợp trên hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây và trát lại.

– Nứt do lún móng hoặc kết cấu móng không đảm bảo: Loại này trước tiên phải xử lý móng một cách triệt để tránh tình trạng lún móng không đều, sau đó tiến hành xử lý vết nứt tường. Như thế vết nứt mới được xử lý triệt để.

công ty cổ phần XD & TM Kiến Tạo Việt

CÔNG TY THIẾT KẾ NHÀ ĐẸP • KIẾN TẠO VIỆT ☎ 0903221369

Từ khóa » Cách Xử Lý Tường Rào Bị Nứt