Cách Sửa Đèn Led Tại Nhà Đơn Giản Trong 10 Phút | Antshome

Đèn Led xuất hiện ngày càng nhiều trong hộ gia đình Việt vì những lợi ích hiện đại so với các loại bóng đèn huỳnh quang mà chúng ta đã sử dụng trong suốt thời gian dài. Giai đoạn chuyển giao giữa hai thế hệ đèn đang được diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết rõ về loại bóng đèn mới này như bóng đèn huỳnh quang. Điều này khiến cho việc sửa đèn Led trở nên khó khăn.

Mục Lục
  • Tìm hiểu về bóng đèn led
    • 1. Đèn led là gì?
    • 2. Cấu tạo của bóng đèn Led
    • 3. Nguyên lý hoạt động của bóng đèn Led
    • 4. Tính năng của đèn Led
  • Những lỗi thường gặp ở đèn led và cách kiểm tra
    • 1. Những lỗi thường gặp
    • 2. Cách kiểm tra đèn led chuẩn
    • 3. Nên sửa hay thay đèn led mới khi gặp lỗi?
  • Hướng dẫn cách tự sửa đèn led tại nhà
    • 1. Sửa đèn led bị hư dây dẫn
    • 2. Sửa đèn led bị hư đi-ốt
    • 3. Dịch vụ sửa đèn led chuyên nghiệp Antshome
  • Tham khảo một số mẫu đèn led được ưa chuộng hiện nay
    • 1. Đèn led dành cho khu vực trong nhà
    • 2. Đèn led dành cho khu vực sân vườn, ngoài trời
  • Lời kết
  • Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Trong bài viết này, Antshome sẽ cung cấp những kiến thức cần biết về đèn led và cách sửa đèn Led đơn giản tại nhà.

Tìm hiểu về bóng đèn led

Ngày nay, đèn led xuất hiện phổ biến khắp mọi nơi và đang dần trở thành nguồn cung cấp ánh sáng chính, thay thế cho bóng đèn huỳnh quang. Đèn led có khả năng hoạt động bền bỉ, ít hư hỏng cũng như tiết kiệm điện năng, nhưng rất nhiều gia chủ băn khoăn không biết sửa hay thay mới đèn khi xảy ra lỗi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

1. Đèn led là gì?

LED (Light Emitting Diode) là công nghệ chiếu sáng dựa vào các các điốt phát quang. Các điốt là linh kiện bán dẫn mà dòng điện chỉ có thể chạy qua chúng theo một chiều mà không theo chiều ngược lại.

Led được tạo ra từ các khối bán dẫn loại p ghép với khối bán dẫn loại n và hoạt động dựa trên sự chuyển đổi p-n. Nói một cách dễ hiểu là đèn Led được ứng dụng công nghệ cao, chiếu sáng nhờ con chip nên chất lượng được đảm bảo hơn so với loại đèn huỳnh quang thông dụng.

Đèn led là gì?
Đèn led là gì?

2. Cấu tạo của bóng đèn Led

  • Bộ nguồn driver: Đèn Led sử dụng dòng điện 1 chiều. Khi mà hệ thống điện dân dụng chủ yếu là dòng điện xoay chiều nên nó cần bộ nguồn driver để chuyển đổi dòng điện.
  • Bộ tản nhiệt: Được thiết kế để giảm nhiệt cho bóng đèn Led. Bộ tản nhiệt có khả năng đưa các tinh thể phát sáng có nhiệt độ cao xuống mức thấp. Hiệu suất hoạt động ổn định của đèn led phụ thuộc rất nhiều vào bộ tản nhiệt.
  • Bộ điều tiết: Giảm sự chiếu sáng không đồng đều của luồng ánh sáng và tăng độ sáng cho đèn.
  • Con chip: Là bộ phận quan trọng nhất của đèn led. Bên trong mỗi con chip bao gồm một điốt bán dẫn dùng để dẫn điện khi đèn hoạt động, thường sẽ pha thêm tạp chất tiếp giáp đầu p và n. Hai đầu này bổ sung cho nhau kéo dài tuổi thọ của đèn.
  • Vỏ bóng đèn: Để các bộ phận bên trong có thể hoạt động tốt nhất thì đèn Led cần một lớp vỏ cứng cáp. Vỏ đèn được làm nhiều từ hợp kim nhôm chuyên dụng với khả năng cường lực bảo vệ con chip cùng các bộ phận khác khỏi tác động của môi trường bên ngoài. Ngoài ra, vỏ đèn Led còn có thể chống nước và tỏa nhiệt nhanh để đèn hoạt động ổn định.

3. Nguyên lý hoạt động của bóng đèn Led

Đèn Led hoạt động dựa trên nguyên lý bán dẫn. Đèn Led bao gồm 2 khối bán dẫn loại p và loại n. Khối bán dẫn loại p chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi kết hợp với khối bán dẫn loại n vốn chứa các điện tử tự do, các lỗ trống này chuyển động khuếch tán sang khối n. Đồng thời khối p sẽ nhận được các điện tử mang điện tích âm từ khối n. Kết quả là khối p tích điện âm còn khối n tích điện dương.

Ở mặt tiếp giáp của hai loại bán dẫn này, một số điện tử bị lỗ trống thu hút khiến chúng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Quá trình này giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Tùy theo mức độ giải phóng năng lượng cao hay thấp mà mức sóng ánh sáng phát ra khác nhau tạo ra các loại màu khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: Cách lắp đèn Led âm trần thạch cao

4. Tính năng của đèn Led

  • Tiết kiệm điện năng: Đèn Led có thể hoạt động với hiệu suất cao nhưng lượng điện năng tiêu thụ không lớn. Như bóng đèn sợi đốt và huỳnh quang, hầu hết năng lượng đều bị tiêu hao dưới dạng nhiệt, đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ không được tối ưu, gây ra nhiều lãng phí. Trong khi đó, đèn Led không sinh ra nhiệt và là một món đầu tư có lợi trong thời gian dài. Chi phí lắp đặt của đèn Led cao hơn bình thường nhưng chúng ta có thể giảm thiểu được hóa đơn tiền điện phải đóng mỗi tháng.
  • Tuổi thọ cao: Theo thống kê, bóng đèn sợi đốt chỉ hoạt động được từ 1.000 – 2.000 giờ và bóng đèn huỳnh quang là từ 8.000 – 10.000 giờ. Bạn sẽ bị bất ngờ khi biết được rằng đèn Led có khả năng hoạt động bền bỉ 30.000 – 50.000 giờ. Một con số biết nói chứng minh lợi ích dài hạn của loại đèn này.
  • Tính năng tản nhiệt: Cũng giống như các loại bóng đèn, đèn Led vẫn sinh ra nhiệt, mặc dù ít hơn nhiều so với bóng đèn sợi đốt và bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, đi kèm với đèn là bộ tản nhiệt giúp làm mát bóng. Tuổi thọ của đèn tùy thuộc rất nhiều vào tính năng tản nhiệt này.
  • Kích thước nhỏ: Chúng ta chắc chắn không muốn bóng đèn quá lớn sẽ làm mất tính thẩm mỹ của căn phòng. Đèn Led có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 3 – 8mm nên phù hợp với mọi thiết kế căn phòng. Đặc biệt, chúng có thể được sử dụng độc lập hay liên kết như những loại bóng huỳnh quang thông thường.
  • Có thể bật tắt liên tục mà không sợ ảnh hưởng đến tuổi thọ: Đèn Led không cần thời gian khởi động vì thế chúng ta không phải sợ tiêu tốn điện năng. Ngoài ra chúng ta có thể bật tắt liên tục mà không sợ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách lắp bóng đèn LED âm trần

Là loại đèn dân dụng dùng để chiếu sáng trong hộ gia đình, thay thế các loại đèn bulb sợi đốt. 

Đèn bulb led
Đèn bulb led

Đèn tuýp led

Chúng ta vẫn hay dùng đèn huỳnh quang nhưng với đèn tuýp led, các yếu tố như tiết kiệm điện, sinh nhiệt ít, dễ lắp đặt, phù hợp với thiên nhiên và con người được đảm bảo. 

Đèn tuýp led
Đèn tuýp led

Đèn đường

Đây là loại đèn hữu ích hướng đến xây dựng xã hội tương lai với tính năng chiếu sáng hiệu quả, tuổi thọ đèn có thể kéo dài 12 năm giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa hay thay thế.

Đèn đường
Đèn đường

 

Những lỗi thường gặp ở đèn led và cách kiểm tra

Để có thể sửa đèn led, ta cần phân loại được nguyên nhân dẫn đến hỏng đèn và phương pháp khắc phục phù hợp cho từng vấn đề, cụ thể:

1. Những lỗi thường gặp

Đèn led bị cháy

Đèn Led sử dụng dòng điện 1 chiều vì vậy nó cần có bộ nguồn Driver đi kèm để chuyển đổi dòng điện. Nếu một ngày bóng đèn nhà bạn bị cháy thì nhiều khả năng bộ nguồn Driver của đèn kém chất lượng dẫn đến hiện tượng chập điện. Một yếu tố khác làm đèn bị cháy là bộ tản nhiệt. Như đã nhắc đến ở trên, bộ tản nhiệt là ưu thế của đèn Led so với các loại đèn khác, nhưng nếu bộ tản nhiệt kém cũng dẫn đến bóng đèn bị nóng lên quá mức gây chập cháy. 

Đèn led bị mờ

Một số nguyên nhân làm đèn bị mờ: 

  • Đèn vượt quá tuổi thọ: đèn led có tuổi thọ vượt trội so với các loại đèn khác. Tuy nhiên sau khi vượt quá số giờ chiếu sáng (50.000 giờ), đèn chuyển mờ và bạn phải thay mới. 
  • Quá tải điện: Mạch điện nhà bạn đang sử dụng cùng một lúc nhiều thiết bị có công suất cao, và nếu bạn không mau chóng khắc phục thì hậu quả rất không lường. Giải pháp hiệu quả là giảm số thiết bị sử dụng chống quá tải mạch hoặc yêu cầu thợ sửa điện đi mạch điện song song để phân bổ điện hợp lý. 
  • Hư dây dẫn: Dây dẫn lắp sai quy trình hay xuống cấp sẽ làm các tiếp điểm của dây dẫn và bộ nguồn kém đi, ảnh hưởng đến chất lượng ánh sáng. Khi xảy ra trường hợp này, bạn phải thay dây dẫn mới. 

Đèn led bị nhấp nháy

  • Nguồn điện cấp không phù hợp dẫn đến sự chênh lệch giữa điện áp đầu vào và công suất của đèn. 
  • Bộ nguồn Driver hư hỏng hoặc kém chất lượng cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chiếu sáng của đèn. 
  • Bộ tản nhiệt kém chất lượng khiến cho đèn nóng lên. Từ đó điện áp cấp cho đèn không ổn định. 
  • Đèn bị ẩm do không có chức năng chống nước hoặc chỉ số IP chống nước (Ingress Protection) thấp. 

Bạn có thể quan tâm: Những Hiểm Họa Từ Bóng Đèn Chập Chờn

Đèn led bị nóng

Đèn led bị nóng là do bộ tản nhiệt không đạt yêu cầu. Thông thường, khi chúng ta chạm vào bóng đèn led, rất ít khi cảm thấy độ nóng, nhưng một khi đèn nóng lên, bạn nên ngừng sử dụng và thay bóng mới có bộ tản nhiệt chất lượng cao hơn. 

2. Cách kiểm tra đèn led chuẩn

Cách kiểm tra đèn led
Cách kiểm tra đèn led

Những sự cố bên trên chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường và đưa ra phỏng đoán về thủ phạm. Để tìm ra được lỗi thật sự nằm ở đây, bạn cần phải tháo rời bóng đèn và kiểm tra bên trong. 

Dụng cụ bạn cần là một cái tua vít để tách rời nắp bóng đèn. Từ đây, chúng ta có thể quan sát được bóng và bảng mạch điều khiển của đèn. Bằng trực quan, hãy kiểm tra điểm bị cháy có vết đen cháy xém. 

Nếu không phát hiện vết chập cháy nào thì tiếp tục dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra điốt. Nối đầu dò màu đỏ với cực dương và đầu dò màu đen với cực âm. Điốt vẫn còn hoạt động sẽ sáng đèn. Lưu ý, nếu bạn lắp đầu dò sai cực thì đồng hồ sẽ hiển thị “1” và không sáng đèn. 

3. Nên sửa hay thay đèn led mới khi gặp lỗi?

Hiểu được e ngại của bạn đọc về những chi phí có thể phát sinh khi bóng đèn led hư, sau đây là lời khuyên phù hợp dành cho tuỳ trường hợp cần sửa hay thay mới bóng đèn để bạn có thể quyết định dễ dàng hơn.

Khi nào có thể sửa đèn thay vì mua mới?

Nếu đèn led của bạn bị hư dây dẫn: Dây dẫn hư hỏng buộc chúng ta phải thay dây mới. Chi phí để đi lại dây mới không cao và không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, ngay cả người nghiệp dư vẫn có thể thay thế dây dẫn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tìm hiểu kỹ càng về đường dây đèn led trước khi tự mình sửa chữa. 

Nếu đèn led của bạn bị hư điốt: Áp dụng cách kiểm tra điốt như Antshome đã giới thiệu bên trên, bạn đã xác định được điốt hư hỏng và cần thay thế. Chi phí thay điốt chắc chắn thấp hơn so với việc bạn mua lại bóng đèn led mới, vì vậy bạn có thể nhờ thợ sửa điện thay điốt mới. 

Khi nào bắt buộc phải thay bóng đèn mới?

Nếu đèn led hư bộ điều khiển/bảng mạch: Bộ điều khiển của đèn led bao gồm bảng mạch. Nếu có chip IC trong mạch trình điều khiển, bạn nên kiểm tra điện áp trên các đầu ra của nó theo thông số kỹ thuật và quyết định xem nó có hoạt động tốt hay không. Chắc chắn sửa chữa bảng mạch rất phức tạp và chúng ta chỉ muốn lắp một bóng đèn mới. Ngoài ra, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn linh kiện chất lượng cao với thông số kỹ thuật tốt để đảm bảo bóng đèn led hoạt động lâu dài. 

Hướng dẫn cách tự sửa đèn led tại nhà

Sau đây Antshome sẽ phân loại sự cố và hướng dẫn cụ thể cách sửa đèn led, bạn đọc hay theo dõi nhé.

1. Sửa đèn led bị hư dây dẫn

Đôi khi sự bất cẩn trong quá trình lắp đặt của thợ điện có thể khiến bóng đèn không sáng. Bạn có thể kiểm tra các cổng trên đèn để đảm bảo xem dây dẫn điện đang tiếp xúc chính xác và nối đúng vị trí ở các cổng. Nếu bạn không phân biệt được sự phân cực của dây thì hãy sử dụng đồng hồ đo điện trợ giúp bạn. Lưu ý rằng chúng ta không nên để dây dẫn chạm vào nhau vì nguy cơ xảy ra chập điện rất cao. 

Sửa đèn led bị hư dây dẫn
Sửa đèn led bị hư dây dẫn

Dây dẫn bị lỏng

Khi đèn Led có ánh sáng chập chờn không ổn định nhiều khả năng dây dẫn của đèn bị lỏng. Cách sửa đèn led trong trường hợp này không quá khó, bạn chỉ cần cắt dây đủ dài để có thể đấu nối giữa các đầu dây một cách ổn định. 

Dây dẫn bị đứt

Dây dẫn bị đứt có nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Dây dẫn đứt khiến đèn không thể phát sáng. Bạn có thể tìm mua dây mới ở các tiệm điện nước dân dụng với giá thành không quá cao và tiến hành đấu nối lại. Nên nhớ phải ngắt nguồn điện trước khi đấu dây. 

Dây dẫn bị chồng chéo 

Dây dẫn chồng chéo lên nhau gây nên hiện tượng chập cháy. Thông thường khi xảy ra sự cố chập điện sẽ kích hoạt aptomat chống rò nên bạn không phải quá lo lắng. Hãy đảm bảo dây dẫn không bị chồng chéo lên nhau để tránh phiền toái cho sinh hoạt gia đình. 

Mẹo khắc phục lỗi dây dẫn

  • Chọn dây bện nhiều lõi thay vì dây đơn: Dây bện giúp bạn truyền tải điện năng một cách ổn định hơn giữa các mối nối so với dây đơn. Hãy làm sạch và thẳng dây bện sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc ở mối nối, giảm tiêu hao điện năng và nhiệt độ ở mối nối.
  • Sử dụng đầu nối dây điện: Đầu nối dây điện hay còn gọi là cút nối sẽ trợ giúp các điểm tiếp xúc giữa các mối nối tốt nhất. 

2. Sửa đèn led bị hư đi-ốt

Trong phần “cách kiểm tra đèn Led” bên trên, Antshome đã đề cập đến cách bạn có thể kiểm tra điốt có hoạt động hay không

Các bước thay điốt đèn led

  • Bước 1: Sử dụng tua vít để tháo lớp vỏ của đèn Led. 
  • Bước 2: Xác định vị trí của điốt bị lỗi. 
  • Bước 3: Sử dụng mỏ hàn và bấc hàn để tháo các kết nối trên điốt. Lưu ý không nên để mỏ hàn tiếp xúc với các bộ phận khác trên đèn Led.
sửa đèn led bị hư điốt
  • Bước 4: Thay điốt mới vào vị trí của điốt cũ vừa tháo ra. 
sửa đèn led bị hư điốt
  • Bước 5: Tiếp tục sử dụng mỏ hàn để hàn điốt vào bảng mạch. 
sửa đèn led bị hư điốt

Đây là các bước đơn giản để bạn có thể sửa đèn led bằng cách thay điốt phát quang. Tuy nhiên công việc này vẫn đòi hỏi kiến thức chuyên môn về ngành nên tốt nhất bạn hãy gọi thợ sửa điện đến kiểm tra.

3. Dịch vụ sửa đèn led chuyên nghiệp Antshome

Vì có cấu tạo kỹ thuật phức tạp nên chắc chắn rất khó để hộ gia đình có thể tự sửa đèn Led như sửa đèn huỳnh quang quen thuộc. Vì vậy Antshome mong muốn mang đến dịch vụ sửa đèn led phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Với Antshome, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian mà vẫn an tâm rằng cuộc sống sinh hoạt của gia đình bạn không bị ảnh hưởng. 

  • Địa chỉ: Tầng 14, Toà Nhà HM Town 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3 TP. Hồ Chí Minh
  • Giờ làm việc: 8:00AM – 9:00PM
  • Hotline: 091.692.1080
  • Email: support@antshome.vn
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@antshome.vn
  • Facebook: https://www.facebook.com/antshome.vn
  • Instagram: https://www.instagram.com/antshome.vn/
  • Youtube: https://www.youtube.com/c/ANTSHOMEYOURHOMEMAINTENANCETECHNICAL

Tham khảo một số mẫu đèn led được ưa chuộng hiện nay

Với nhiều thương hiệu và các dòng đèn led đa dạng, ít nhiều bạn sẽ gặp khó khăn khi lựa chọn nếu ít kinh nghiệm mua đèn led. Đừng lo lắng, vì bạn có thể tham khảo một số dòng đèn led phù hợp với nhu cầu sử dụng dưới đây:

1. Đèn led dành cho khu vực trong nhà

Với dòng đèn led sử dụng trong gia đình thường ưu tiên độ nhỏ gọn và phù hợp với dòng điện gia đình như: 

Đèn LED bán nguyệt 9W dạng tuýp

Mẫu đèn led bán nguyệt phổ biến trên thị trường
Mẫu đèn led bán nguyệt phổ biến trên thị trường

Đây là dòng đèn led có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ thường dùng chiếu sáng trong nhà, lớp học… 

Thông số kỹ thuật: 

  • Công suất 9W
  • Chiều dài đèn là 30cm
  • Tuổi thọ của đèn đạt trên 20.000 giờ chiếu sáng.
  • Điện áp vào của đèn là AC170~260V
  • Nhiệt độ màu ánh sáng là 6000~6500
  • Đèn phát ra ánh sáng màu trắng
  • Giá tham khảo: 70.000 – 100.000VNĐ.

Đèn led âm trần

Đèn led âm trần dạng tròn cơ bản
Đèn led âm trần dạng tròn cơ bản

Đèn led âm trần thường có màu trắng, dạng tròn, tốn ít không gian. Đèn led âm trần thường lắp trên trần để chiếu sáng trong gia đình, văn phòng, quán cafe, nhà hàng… Đèn cho ánh sáng tốt và tiết kiệm điện.

Thông số kỹ thuật

  • Công suất 30W
  • Điện áp đầu vào AC220-240V
  • Kích thước φ190xH60mm.
  • Nhiệt độ màu từ 2700K đến 3000K
  • Tuổi thọ đèn trên 30.000W.
  • Giá tham khảo: 170.000 – 380.000VNĐ

Đèn led ốp trần 6 cánh

Đèn led âm trần 6 cánh
Đèn led ốp trần 6 cánh

Đây là loại đèn có thiết kế riêng biệt, độc đáo với kiểu dáng như cánh hoa. Đèn thường sử dụng tại không gian có phong cách sang trọng, tinh tế và hiện đại. Đèn được sử dụng để lắp trên trần. 

Thông số kỹ thuật

  • Công suất 36W
  • Kích thước 50x10cm
  • Kiểu dáng: thường thấy là loại 6 cánh hoa, hoặc cũng có thể 6 cánh tròn. Thiết kế và hình dáng tùy theo yêu cầu của bạn. 
  • Giá tham khảo: 1.500.000 – 4.605.000VNĐ.

2. Đèn led dành cho khu vực sân vườn, ngoài trời 

Đèn nấm

Đèn led nấm
Đèn led nấm

Đèn có chiều cao trung bình 40 – 60cm và được chia làm nhiều loại: nấm thông, nấm bách tán, cornet.. Đèn nấm thường được dùng để soi sáng lối đi tại khu vực sân vườn. Đèn nấm có thiết kế khá cổ điển và  tối giản nhưng lại có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, loại đèn này không bị chói do dùng lens khuếch tán ngăn tia UV. 

Đèn pha led

Đèn pha led sân vườn
Đèn pha led sân vườn

Đèn pha led thường được dùng để chiếu sáng cho những khu vực rộng hơn đèn nấm. Dựa vào diện tích cần chiếu sáng, bạn có thể chọn công suất đèn từ 10W – 600W. Đèn pha led thường được đặt cố định, ít di chuyển. Đèn giúp bù sáng cho không gian và làm căn nhà  thêm rực rỡ về ban đêm.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu được đèn led và cách sửa đèn led hiệu quả. Khi cần, hãy gọi ngay cho Antshome bạn nhé.

Liên hệ đặt lịch sửa chữa

Khách hàng cần sửa chữa điện nước vui lòng liên hệ Antshome. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Antshome sẽ tiếp nhận nhanh chóng yêu cầu của quý khách và điều phối thợ sửa chữa điện nước đến để xử lý trực tiếp cho khách hàng.

GỌI THỢ NGAY 5/5 - (1 bình chọn) Share on Facebook Share on X (Twitter) Share on Pinterest Share on LinkedIn Share on Email

Từ khóa » Sửa đèn Led Sáng Yếu