Cách Sửa Lỗi No Boot Device Found Khi Khởi động Máy Tính - Freetuts

Trong quá trình khởi động máy tính lên, nhiều người dùng thường hay gặp phải một lỗi có tên là “[No Boot Device Found]”.

test php

banquyen pngBài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Đây là một lỗi liên quan đến ổ cứng và bộ nhớ ngoài khi được lắp vào máy tính nhưng hệ thống không thể tìm thấy và nhận diện được cũng như lỗi này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Do đó, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi No Boot Device Found khi khởi động máy tính bằng nhiều giải pháp hiệu quả khác nhau.

I. Lỗi No Boot Device Found là gì?

Nói một cách đơn giản, lỗi này xảy ra khi máy tính cần một thiết bị khởi động để có thể khởi động đúng cách nhưng máy tính lại không thể phát hiện ra thiết bị nào. Do đó, thay vì diễn ra quá trình khởi động Windows như bình thường thì trên màn hình sẽ hiện ra thông báo lỗi.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

loi no boot device found PNG

Tùy vào từng dòng máy, nhà sản xuất và phiên hệ điều hành sẽ có những thông báo lỗi khác nhau, bao gồm những thông báo phổ biến như sau:

"boot device not found please install an operating system on your hard disk" "no bootable device found insert boot disk and press any key" "boot device not found - hard disk (3f0)" "no boot device found".

Trong đó thiết bị khởi động là thiết bị lưu trữ được kết nối với máy tính thông qua kết nối USB, ổ đĩa CD / DVD hoặc được kết nối trực tiếp với CPU, đó chính là những kết nối mà máy tính có thể khởi động được. Tuy nhiên, máy tính của bạn sẽ không thể khởi động lên chính xác từ một thiết bị lưu trữ không có dữ liệu phù hợp với máy tính đang dùng.

II. Nguyên nhân gây ra lỗi No Boot Device Found

Có rất nhiều những nguyên do khác nhau gây ra lỗi này, trong đó bao gồm những lý do phổ biến thường gặp nhất sau đây:

1. Thứ tự khởi động BIOS bị đảo lộn

Đôi khi, việc thay đổi cấu hình và máy tính gặp phải một vài sự cố khác nhau sẽ có thể khiến cho thứ tự khởi động của các thiết bị lưu trữ được gắn vào máy tính bị sắp xếp đảo lộn.

Do đó, máy tính của bạn sẽ không thể khởi động lên được nếu bị đảo thứ tự khởi động từ một thiết bị lưu trữ hoặc phân vùng không có cấu hình phù hợp để trở thành thiết bị khởi động của máy tính.

Ví dụ: bạn có thể [khởi động máy tính từ ổ cứng] với Windows hoặc USB có chứa file cài đặt / khôi phục Windows, nhưng máy tính sẽ không thể khởi động từ một USB bên ngoài gắn vào có chứa hình ảnh, âm thanh trong đó được.

2. Các thành phần dữ liệu trong bảng phân vùng ổ cứng bị hỏng

Nếu các điểm dữ liệu quan trọng này trên ổ cứng của bạn bị hư hỏng nghiêm trọng thì sẽ làm cho ổ cứng và phân vùng chứa hệ điều hành bị trống. Trong tình huống này, thông thường bạn sẽ không thể truy xuất bất kỳ loại file quan trọng nào bạn đang có trên thiết bị dù cho bạn thực hiện cách cài đặt lại hệ điều hành.

3. Ổ cứng của bạn bị hỏng

Đây là một lý do phổ biến nhất gây ra lỗi No Boot Device Found khi khởi động máy tính. Các ổ cứng thường có tuổi thọ sử dụng trong vòng từ năm đến mười năm trước khi bị hỏng, mặc dù tuổi thọ của chúng còn phụ thuộc vào dung lượng công việc lưu trữ và mức độ hoạt động ít hay nhiều mà chúng phải chịu.

Nếu trong quá trình sử dụng, bạn có nghe thấy tiếng kêu phát ra từ máy tính như tiếng bíp và những tiếng động lạ khác, thì hãy ngắt kết nối ổ cứng ra khỏi máy tính rồi kiểm tra và thay thế ngay nếu cần thiết.

4. Cáp SATA / IDE kết nối với ổ cứng và CPU bị lỏng hoặc không hoạt động

Trong thực tế, điều này rất hiếm khi xảy ra tuy nhiên không phải là không có. Do vậy, bạn nên kiểm tra cáp SATA trên máy tính của mình có đang bị lỏng hay rơi ra không, mặc dù tỷ lệ lỗi này xuất hiện rất thấp nhưng cũng đừng vì thế mà chủ quan. Còn nếu không phải là lỗi này, thì rất có thể là một trong ba nguyên nhân bên trên.

III. Các cách sửa lỗi No Boot Device Found

Để khắc phục và sửa chữa lỗi này, các bạn có thể lựa chọn một trong những giải pháp bên dưới mà mình sẽ hướng dẫn cụ thể ngay sau đây:

1. Sử dụng công cụ Automatic repair

Bước 1: Bạn đặt ổ DVD hoặc USB vào máy tính và khởi động lại Windows. Lưu ý: Nếu bạn không thể khởi động từ Windows DVD thì bạn sẽ phải truy cập vào BIOS của thiết bị và bật tùy chọn khởi động từ CD / DVD.

Bước 2: Sau khi hệ thống của bạn khởi động lên, bạn sẽ vào trang Windows setup rồi nhấn vào nút Next để tiếp tục.

Bước 3: Tại cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn chuột trái hoặc nhấn vào tùy chọn Repair your computer.

Bước 4: Bây giờ bạn lần lượt chọn Troubleshoot > Advanced options button > Automatic repair.

Giờ bạn sẽ chọn hệ điều hành Windows mà bạn muốn sửa chữa.

Sau đó hãy để quá trình sửa chữa tự động tiến hành chạy và sau khi hoàn tất máy tính sẽ khởi động lại mà không cần đến DVD. Lúc này bạn hãy kiểm tra xem có còn nhận được thông báo No Boot Device Found hay không.

2. Sử dụng trình troubleshooter - khắc phục sự cố

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Trong thanh tìm kiếm, bạn hãy nhập từ khóa troubleshooter và chọn vào kết quả hiện lên đầu tiên.

loi no boot device found 4 PNG

Bước 2: Nhấn chọn vào dòng Windows Update nằm trong danh sách menu và bấm vào Run the troubleshooter.

loi no boot device found 5 PNG

Bước 3: Lúc này công cụ này sẽ tiến hành sửa lỗi. Sau khi quá trình hoàn tất, hãy khởi động lại máy tính của bạn và kiểm tra xem bạn có còn gặp vấn đề tương tự nữa hay không.

3. Chạy công cụ quét SFC

Bước 1: Bạn nhấn phím tắt Windows Key + X và chọn Command Prompt (Admin) được hiển thị trong menu.

loi no boot device found 6 PNG

Bước 2: Tại đây, bạn nhập vào Command Prompt câu lệnh như sau: sfc / scannow và nhấn Enter.

loi no boot device found 7 PNG

Bước 3: Giờ bạn hãy chờ quá trình kiểm tra file hệ thống kết thúc và tiến hành khởi động lại máy tính.

Bước 4: Khi máy tính khởi động lại thì bạn hãy kiểm tra lại xem có còn thông báo lỗi No Boot Device Found xuất hiện nữa hay không.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn hoàn toàn không thể truy cập vào Windows, bạn hãy thửu chạy Command Prompt từ Advanced Boot Menu. Để làm điều đó, chỉ cần khởi động lại máy tính vài lần. Sau đó lần lượt chọn Troubleshoot > Advanced options > Command Prompt.

Khi Command Prompt mở ra thì bạn hãy nhập các dòng lệnh sau:

sfc / scannow / offbootdir = c: / offwindir = c: windows chkdsk c: / r

Nếu hai câu lệnh đó không thể khắc phục sự cố, bạn có thể phải sử dụng công cụ quét DISM để thay thế bằng cách nhập dòng lệnh:

DISM / Online / Cleanup-Image / Restoreealth

Nếu câu lệnh trên không hoạt động, thì bạn hãy thử sử dụng các câu lệnh sau:

Dism /Image:C:offline /Cleanup-Image /RestoreHealth /Source:c:testmountwindows Dism /Online /Cleanup-Image /RestoreHealth /Source:c:testmountwindows /LimitAccess

Các câu lệnh này sẽ giúp tiến hành kiểm tra các file hỏng và sẽ sửa bất kỳ loại file bị hỏng nào có trên ổ cứng có nguy cơ ngăn chặn Windows khởi động.

Lưu ý rằng đây không phải là một giải pháp đảm bảo, vì nó có thể sẽ không hoạt động nếu phần cứng của bạn không đủ mạnh.

4. Kiểm tra dây cáp

Đôi khi bạn sẽ có thể nhận được thông báo lỗi No Boot Device Found nếu như các thành phần linh kiện của máy tính không được kết nối đúng cách. Để khắc phục sự cố này, bạn cần tắt nguồn máy tính, tháo nguồn điện và tiến hành mở vỏ CPU trên máy tính của bạn.

loi no boot device found 8 PNG

Sau đó, bạn hãy kiểm tra tất cả các dây cáp [SATA] có trong [CPU] và đảm bảo rằng chúng được kết nối chặt chẽ và đúng cách với bo mạch chủ và ổ cứng. Mặc dù nguyên nhân rất ít khi xảy ra nhưng đã có một số người dùng nói rằng họ đã gặp lỗi này chỉ vì do dây cáp SATA máy tính của họ không được kết nối chắc chắn với CPU.

Sau khi kết nối mọi thứ đúng cách, thì vấn đề này sẽ được giải quyết hoàn toàn.

5. Kiểm tra và đặt lại thiết bị có thể khởi động của hệ điều hành trong BIOS

Để kiểm tra máy tính của bạn đã bị thiết lập sai thứ tự để khởi động hay không thì bạn cần phải truy cập vào cài đặt BIOS để kiểm tra.

Để khôi phục cài đặt BIOS và giúp cho HĐH Windows phát hiện thiết bị ổ cứng khi khởi động máy tính, các bạn hãy làm các bước như sau:

Bước 1: Nhấn nút Power và phím F10 nhiều lần để vào menu cài đặt BIOS. (Điều này sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất khác nhau, thay vì F10, có thể sẽ là phím ESC, F1, F2, F8).

Bước 2: Trên màn hình BIOS Settings, bạn nhấn phím F9 để vào BIOS Setup Default settings..

loi no boot device found 1 PNG

Bước 3: Nhấn phím F10 để lưu và thoát.

Bước 4: Bạn sử dụng các phím mũi tên để chọn Yes, sau đó nhấn Enter khi được hỏi Exit Saving Changes?

Bước 5: Bạn tiếp tục làm theo các lời hướng dẫn để khởi động lại máy tính của mình.

Vậy là mình đã vừa hướng dẫn các bạn các cách sửa lỗi No Boot Device Found. Mong rằng những giải pháp này sẽ thật sự hữu ích khi chẳng may bạn gặp phải các lỗi tương tự như trên. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Từ khóa » Sửa Lỗi Hard Disk 3f0