Cách Tạo Dáng Cây Sung Cảnh Đẹp Với 3 Bước Đơn Giản

Hãy cùng công ty thi công cảnh quan Hà Nội lasc.vn xem ngay cách tạo dáng cây sung cảnh đơn giản, đẹp như nghệ nhân làm mà bạn có thể áp dụng cho chậu sung của mình nhé!

>>>> XEM THÊM: Mua bán cây xanh – mua bán cây công trình giá tốt

1. Cắt tỉa bớt lá – Cách tạo dáng cây sung cảnh đẹp

Bước đầu tiên trong cách tạo dáng cây sung cảnh là phải cắt tỉa bớt lá trên cây. Bạn nên loại bỏ những lá quá sát nhau, những cành song song, tỏa đều hoặc gối lên nhau.

cách tạo dáng cây sung cảnh
Cắt tỉa bớt lá cây sung cảnh

Bên cạnh đó, những cành uốn về phía nhâu, trước chéo, đối xứng và cành rũ cũng cần được loại bỏ. Bởi nếu để những cành này lại sẽ mất tính thẩm mỹ của cây.

>>>> Xem Thêm: Quy trình 5 bước bảo dưỡng cảnh quan luôn tươi đẹp Lasc

2. Tiến hành uốn cành cây sung cảnh – Cách tạo dáng cây sung cảnh

Cách tạo dánh cây Sung đúng nhất phải được tiến hành theo trình tự từ trong ra ngoài. Đầu tiên, bạn phải uốn thân chính, kế tiếp tới cành chính, sau đó là những cành quanh thân cây, đi từ gốc lên ngọn, từ cành lớn đến cành nhỏ.

cách tạo dáng cây sung đẹp
Tiến hành uốn cành cây sung cảnh

3. Quấn kẽm quanh thân – Cách tạo dáng cho cây sung cảnh đẹp

Bước 3 trong quá trình tạo dáng sung cảnh chính là quấn kẽm. Sau khi uốn cây, chúng ta cần phải quấn kẽm để cố định nếp uốn. Đầu tiên, cắm một đầu dây kẽm vào sâu trong đất, không được quấn quá chặt hay quá lỏng. Đường quấn chéo tạo với gốc một góc 45 độ.

cách tạo dáng cây sung cảnh
Cách tạo dáng cây Sung Cảnh

Sau khi quấn ở phía gốc xong, uốn cành bằng cách xoắn nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn giữ chặt vào vỏ cây. Đối với những loại cây phát triển nhanh, có thể tháo dây kẽm sau 3 – 4 tháng và quấn lại nét mới.

>>>> ĐỌC THÊM: Top 12 loại cây cảnh chịu hạn tốt đẹp không cần tưới

4. Nguyên tắc tạo dáng cây sung cảnh

Nguyên tắc quan trọng nhưng cơ bản trong cách tạo dáng cây sung cảnh chính là làm yếu phần lõi. Phần lõi bao bọc xung quanh, nâng đỡ, giữ sức và duy trì cấu trúc của cây. Phần lõi chính là phần mà chúng ta phải tác động để các tế bào xung quanh yếu đi, tương tự như cành cây cũng vậy.

cách tạo dáng cây sung cảnh
Nguyên tắc tạo dáng cây sung cảnh đẹp

Nếu không có sự tỉ mỉ và những kỹ thuật cao cấp thì làm yếu phần lõi sai cách có thể kiến cây chết cành. Đặc biệt, điều này dễ gặp nhất ở những kỹ thuật “khắc mấu hình chữ V”, “khoét lỗ”, “chẻ cành” và “tạo rãnh”.

>>> ĐỌC THÊM: 2 cách trồng cây bách thủy tiên trồng trong nước đơn giản

5. Thời điểm có thể tạo dáng cây sung cảnh

Thời gian thích hợp nhất để thực hiện cách tạo dáng cây sung cảnh chính là vào khoảng cuối hè, hoặc đầu tháng 8. Giữa hè, cây bắt đầu phát triển ra lá và những chòi non, cây tràn trề sinh lực. Thế nên, khi tạo dáng cho sung cảnh vào cuối hè, cây sẽ có khả năng phục hồi cao hơn, giảm khả năng bị sâu mọt ăn chòi non và nhiễm bệnh hơn những tháng kia.

cách tạo dáng cây sung cảnh
Cây Sung Cảnh

6. Cách chăm sóc cây sung cảnh sau khi uốn

6.1. Cách tưới nước, bón phân cho cây – Cách tạo dáng cây sung cảnh đúng

Tưới nước: Sung cảnh là cây ưa nước. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp 1 lượng nước đủ lớn cho cây Sung sau khi uốn. Nếu 1 cây sung bị khô hạn, phần thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây. Cần lưu ý điều này sau khi tạo dáng sung nhé.

Cách tạo dáng cây sung cảnh
Tưới nước, bón phân cho cây sung cảnh uốn phát triển tốt

Ánh sáng: Nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Bởi nắng gắt sẽ khiến cây phát triển chậm, còn nếu nơi có ánh sáng thấp như dưới tán cây thì lá cây sẽ mỏng, ít phân cành và các cành thì sẽ ra nhánh dài. Điều này khiến cây trông rất mất thẩm mỹ.

Bón phân: Cây sung không có yêu cầu quá cao về lượng phân bón. Vì thế, trong 1 năm bạn chỉ nên tưới thúc cho cây 1 – 2 lần. Bạn nên tưới thúc vào khoảng đầu hoặc cuối mùa mưa để cây hấp thụ tốt hơn nha.

6.2. Cách chăm sóc cây ra trái sau khi uốn 

Sau khi uốn cây, bạn cần phải “bảo vệ vết thương” của cây. Bạn cần bọc vết thương hoặc dùng dầu vôi đặc chiết xuất từ dầu hỏa, dầu hôi để bôi vào hết thương hở ở lớp gỗ thượng tầng cây sung.

Lưu ý cần phải thường xuyên quan sát tình trạng của cây, các vết thương sau khi được uốn có nhiễm trùng hay không. Bón phân hợp lí để cây phát triển mạnh mẽ trong thời điểm sau uốn cây.

cách tạo dáng cây sung cảnh
Cây Sung Cảnh

Qua những thông tin trên chắc các bạn đã nắm được phần nào về cách tạo dáng cây sung cảnh của công ty thiết kế cây xanh đúng không ạ? Mong rằng các bạn đã có thể thực hiện tạo dáng cho cây sung của mình một cách hoàn chỉnh. Chúc các bạn có thể trở thành một nghệ nhân thực thụ trong ngôi nhà của mình! 

>>>> XEM NGAY: 

  • Bật mí 4 bí quyết trồng hoa nhài trong chậu đúng cách
  • 2 cách trộn đất trồng cây cảnh & 3 loại đất trồng cây

Từ khóa » Cách Uốn Cây Sung Nhỏ