Cách Tạo Hồ Sơ LinkedIn Tuyệt Vời (19 Lời Khuyên Tốt Nhất) - Business

Bạn có hồ sơ LinkedIn chưa? Xin chúc mừng, hiện tại bạn là một trong số 450 triệu người dùng đang cạnh tranh cho sự chú ý của các nhà tuyển dụng, nhà đầu tư và các doanh nhân đang tìm kiếm tài năng trong một nền tảng mạng xã hội.

Bạn muốn hồ sơ LinkedIn của mình nổi bật? Hãy đọc tiếp nhé.

Trái ngược với điều nhiều người nghĩ đến, hồ sơ của bạn không phải là tương đương trực tuyến của một sơ yếu lý lịch. Mặc dù có vẻ như nó, nó còn hơn thế nữa. Hồ sơ LinkedIn của bạn cho bạn cơ hội kể câu chuyện, hoài bão và thương hiệu cá nhân của bạn vượt qua những hạn chế của một bản lý lịch thuần tuý. Nó cũng đóng vai trò là danh thiếp của bạn, một cách để người dùng khác đánh giá liệu bạn có phải là một bổ sung xứng đáng cho mạng lưới chuyên gia của họ.

making a great linkedin profilemaking a great linkedin profilemaking a great linkedin profile
Sử dụng hồ sơ LinkedIn của bạn để kể câu chuyện của bạn. (Nguồn: Envato Elements)

Bài hướng dẫn này sẽ chỉ cho bạn cách thiết lập LinkedIn, từ đó bạn có thể nhận được nhiều lượt xem hơn và xây dựng một mạng lưới mạnh mẽ hơn cho sự nghiệp hoặc doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, chúng tôi sẽ chia sẻ 19 lời khuyên để giúp bạn tạo một hồ sơ LinkedIn tốt nhất.

19 lời khuyên cho hồ sơ LinkedIn

Dưới đây là 19 lời khuyên chuyên nghiệp cho bạn tạo hồ sơ LinkedIn tốt nhất:

1. Sử dụng xưng hô ngôi thứ nhất

Nhiều người dùng vẫn phân nhóm ra về lời khuyên này khi hồ sơ LinkedIn. Trong khi sử dụng xưng hô ngôi thứ nhất là không thể chấp nhận trên một sơ yếu lý lịch, thì điều này rất tốt trên LinkedIn vì đây là một nền tảng xã hội.

Viết như bạn đang nói chuyện với một người bạn, nhưng giữ nó chuyên nghiệp. Hãy để cá tính của bạn tỏa sáng. Không cần từ highfalutin mặc dù ngữ pháp và chính tả đúng vẫn được mong đợi.

Cho mọi người thấy điều gì khiến bạn đam mê về công việc hoặc việc kinh doanh của mình và hãy thoải mái chia sẻ một chút về những gì bạn làm ngoài lúc làm việc. Một lần nữa, bạn không viết một sơ yếu lý lịch. Bạn đang viết một hồ sơ trên một mạng xã hội chuyên nghiệp, các từ khóa sẽ chuyên nghiệp và có tính xã hội.

2. Chọn ảnh đẹp cho hồ sơ

Việc có một ảnh trong hồ sơ tăng yêu cầu kết nối lên gấp 9 lần và gấp 21 lần lượt xem hồ sơ, dựa theo bài viết trên LinkedIn về các hồ sơ ở mức All-Star.

Ảnh chụp trong hồ sơ của bạn sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của mọi người về bạn, vì vậy hãy chọn lựa thật khôn ngoan. Nếu có thể, đầu tư vào một ảnh chụp headshot chuyên nghiệp cho hồ sơ của bạn. Đừng ngại chọn một bức tranh có tính sáng tạo nếu phù hợp với công việc của bạn. Chỉ cần chắc chắn bạn chụp nó gần đây và có góc cận cảnh tốt bởi vì không thể nhìn thấy được một ảnh chụp toàn thân với kích thước hình thu nhỏ.

Lời khuyên về hồ sơ trên LinkedIn dành cho hình ảnh:

  • Mỉm cười, biểu cảm cho môi và cả đôi mắt của bạn.
  • Nhìn vào camera.
  • Chọn một ảnh headshot với khuôn mặt của bạn chiếm hơn 50% của hình ảnh.

3. Đừng giới hạn tiêu đề của bạn với chức danh

Tiêu đề trên LinkedIn là điều đầu tiên người khác sẽ đọc trên hồ sơ của bạn vì nó nằm ngay bên dưới tên của bạn. Nó được tự động điền với tiêu đề công việc hiện tại của bạn theo mặc định, nhưng bạn có thể thay đổi nó thành bất cứ điều gì bạn muốn.

Tiêu đề nên thu hút sự chú ý của người đọc. Chức danh công việc của bạn, dù ấn tượng cỡ nào, sẽ không qua được tiêu đề. Hãy nhớ rằng, LinkedIn có hơn 450 triệu người dùng, do đó, có một cơ hội sẽ có hàng ngàn chuyên gia có cùng chức danh với bạn.

Ba cách để tô điểm cho tiêu đề LinkedIn của bạn:

  1. Bổ sung thêm cá tính của bạn.
  2. Đưa tên các khách hàng lớn hoặc sếp lớn.
  3. Viết một mô tả hấp dẫn về những gì bạn làm.

Bạn không cần phải là một người sáng tạo để viết một tiêu đề tuyệt vời cho hồ sơ LinkedIn của bạn. Đơn giản chỉ cần viết như thế nào bạn có thể giúp đỡ người khác và những gì làm cho bạn đáng tin cậy.

Ví dụ về tiêu đề LinkedIn cho người tìm việc:

  • “Giám đốc nghệ thuật tại Ogilvy & Mather - người giúp khách hàng tạo các chiến dịch quảng cáo hấp dẫn”
  • “Người viết nội dung quảng cáo và nhà chiến lược tiếp thị qua email đang bán hàng trăm sản phẩm hàng ngày”
  • “Tư vấn Shopify với hơn 170 khách hàng và cửa hàng thành công trên các thị trường ngách khác nhau”

4. Sử dụng phần tóm tắt để kể câu chuyện của bạn

Phần tóm tắt (summary) của hồ sơ LinkedIn của bạn không giống phần tóm tắt chuyên nghiệp trong bản lý lịch. Trong lý lịch, bản tóm tắt thường được dành để nhắc đến các thành tích tốt nhất của ứng viên.

Trong LinkedIn, bạn không gặp giới hạn bởi mô tả một dòng cho thành tích. Có đủ không gian để kể câu chuyện hơn cả những thành tựu để mang bối cảnh công việc của bạn đến với độc giả, và cách nó tác động đến những người xung quanh bạn. Bạn cũng có thể viết một câu chuyện ngắn về sự tiến triển trong sự nghiệp của bạn hoặc chia sẻ câu chuyện về cách thức doanh nghiệp của bạn trở thành hiện thực.

Trong khi việc kể chuyện hoàn toàn có thể chấp nhận, thì người dùng LinkedIn sẽ không đọc một cuốn tiểu thuyết. Giới hạn bản tóm tắt của bạn từ ba đến năm đoạn văn ngắn với các mục liệt kê đầu dòng cho người không muốn đọc toàn bộ nội dung.

Bố cục tiêu biểu:

  • Đoạn đầu tiên. Tóm tắt thành tích ấn tượng nhất của bạn trong định dạng Challenge-Action-Results (CAR) (Thách thức-Hành động-Kết quả). Hữu hình hoá thành tích của bạn bằng cách bao gồm thông tin có thể định lượng.
  • Đoạn thứ hai. Bạn làm gì và tại sao bạn chọn nghề nghiệp hoặc doanh nghiệp đó.
  • Đoạn thứ ba. Đối tượng mục tiêu của bạn là ai và bạn giúp họ như thế nào. Việc này có thể được viết bằng định dạng liệt kê đầu dòng.
  • Đoạn thứ tư. Dự án ngoài lề, sở thích, hoặc những gì bạn làm chỉ vì yêu thích.

5. Bổ sung thêm ảnh nền

Không nhiều người dùng biết điều này, nhưng giờ đây bạn có thể tải lên ảnh nền hoặc ảnh bìa lên trên hồ sơ LinkedIn của mình. Nó tương tự như những gì bạn thấy trên Twitter và Facebook, ngoại trừ người dùng đang mong đợi để xem hình nền chuyên nghiệp hoặc công việc liên quan, chứ không phải ảnh tự chụp chính bạn.

Dưới đây là các ý tưởng khác nhau để giúp bạn tận dụng lợi thế của tính năng này và giới thiệu thương hiệu cá nhân của bạn:

  • Logo doanh nghiệp của bạn
  • Bìa trước của cuốn sách của bạn
  • Biểu ngữ hoặc băng rôn của sự kiện mà bạn chính là diễn giả
  • Hình ảnh bạn diễn thuyết tại một hội nghị hoặc nơi làm việc
  • Ảnh chụp màn hình portfolio của bạn với hình ảnh thu nhỏ của tác phẩm của bạn

Nói thật ra, không phải tất cả mọi người đều có những hình ảnh đã đề cập ở trên. Nếu đúng như vậy, hãy thử hình ảnh của chính bạn trong khi làm việc. Điều này phù hợp với những công việc mà bạn không phải lúc nào cũng ở phía trước máy tính và điều bạn đang làm sẽ dễ hiểu qua hình ảnh, chẳng hạn như kiến ​​trúc sư, đầu bếp, nhiếp ảnh gia, kỹ sư và bất kỳ ai làm công việc thực địa.

Ảnh nền hoặc ảnh bìa của LinkedIn phải có kích cỡ 1584 x 396 pixel, với dung lượng file tối đa là 8 MB.

6. Kết nối với các tài khoản và trang web khác của bạn

LinkedIn cho phép người dùng kết nối các tài khoản truyền thông xã hội khác với hồ sơ LinkedIn của họ, do đó các kết nối hiện tại của bạn có thể tìm thấy bạn trên các nền tảng khác.

Bạn cũng được phép liên kết tối đa 3 trang web với hồ sơ của mình. Mỗi URL có thể được gắn nhãn là trang web cá nhân, trang web công ty, blog, portfolio hoặc RSS Feed. Mặc dù các mô tả đó vẫn ổn, sử dụng tùy chọn "other" khi label của bạn cho phép bạn tự do sử dụng nhãn quảng cáo hoặc từ khóa phong phú cho trang web của mình.

Ví dụ: thay vì dùng “Portfolio” cũ kỹ thuần tuý, bạn có thể gắn nhãn trang web của mình là “Portfolio thiết kế đồ họa”. Nếu URL trang web của bạn khác với tên thương hiệu, bạn có thể sử dụng tính năng này để liệt kê tên thương hiệu bên cạnh URL.

7. Sử dụng Visual Media

Với các tính năng truyền thông trực quan (visual media), người dùng có thể trình bày minh chứng công việc của họ bằng cách tải lên video, bài viết, bản trình bày hoặc file PDF ngay bên cạnh mỗi mục nhập công việc. Đính kèm phương tiện truyền thông trực quan vào hồ sơ LinkedIn của bạn là cách tuyệt vời để quảng bá giới thiệu tác phẩm của họ và cho các doanh nhân chứng minh giá trị của sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua nghiên cứu điển hình hoặc trình diễn video.

8. Làm nổi bật những thành tựu trong phần Kinh nghiệm

Đây có lẽ là nơi LinkedIn và hồ sơ gần giống nhau nhất: phần kinh nghiệm. Tương tự như hồ sơ lý lịch, bạn không cần phải viết về mọi thành tích hay nhiệm vụ.

Nếu bạn gặp sự cố khi chọn những thành tích cần đưa vào, hãy chọn ba thành tích ấn tượng nhất, có liên quan hoặc độc đáo nhất cho vai trò của bạn. Viết các điểm liệt kê trong định dạng Challenge-Action-Results (CAR) hoặc định dạng Situation-Tasks-Action-Results (tình huống-nhiệm vụ-hành động-kết quả) (STAR).

Vì không có ràng buộc về không gian trên LinkedIn, hãy sử dụng khoảng trống thừa để viết tổng quan ngắn gọn về công việc của bạn. Giải thích chi tiết về công việc của bạn, chẳng hạn như ngành bạn phục vụ, ngân sách bạn xử lý hoặc số người bạn quản lý để cho người khác biết về kinh nghiệm của bạn.

9. Liệt kê tất cả các kỹ năng liên quan để nhận được “ Endorsements (điểm xác nhận)”

Đi đến "View Your Profile" (xem hồ sơ của bạn) sau đó cuộn xuống cho đến khi bạn thấy phần "Featured Skills and Endorsements (Kỹ năng nổi bật và xác nhận)". Nếu bạn chưa có bất kỳ kỹ năng nào, hãy nhập kỹ năng của bạn và LinkedIn sẽ đề xuất các kỹ năng liên quan cho bạn.

Ví dụ:

LinkedIn Tips EndorsementsLinkedIn Tips EndorsementsLinkedIn Tips Endorsements
Bạn có thể nhận xác nhận từ các thành viên khác cho các kỹ năng khác nhau.

Các kỹ năng được liệt kê trên hồ sơ LinkedIn của bạn sẽ giúp bạn kiếm được "xác nhận" từ các thành viên khác, những người có thể xác nhận rằng bạn có những kỹ năng đó. Những xác nhận này giúp những tuyên bố về dòng tiêu đề, trải nghiệm và tóm tắt của bạn đáng tin cậy hơn.

Bạn có thể yêu cầu xác nhận từ một trong các kết nối của bạn. Giả sử bạn là nhà phát triển và "Phát triển cho iOS" là một trong những kỹ năng được liệt kê của bạn. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu xác nhận từ khách hàng hoặc người quản lý của mình sau khi bạn hoàn thành dự án iOS. Bạn sẽ không gặp sự cố khi có được xác nhận miễn là bạn mang lại các sản phẩm chất lượng tốt.

Những lúc khác, một trong những kết nối của bạn sẽ xác nhận bạn với mong muốn rằng bạn cũng sẽ xác nhận cho họ. Bạn không cần phải đáp lại sự ủng hộ của mọi người, nhưng thật tốt để trả ơn khi bạn biết người đó thực sự sở hữu những kĩ năng bạn đang ủng hộ.

10. Bỏ qua những xác nhận không hữu dụng

Bạn không thể kiểm soát hoàn toàn những kỹ năng mà các kết nối của bạn sẽ chọn để xác nhận cho bạn. Chuyên môn chính của bạn có thể là chỉnh sửa video, ví dụ, nhưng những người kết nối với bạn ở lĩnh vực đó có thể không hoạt động năng nổ như những người xác nhận cho bạn về các kỹ năng trong Photoshop.

Trong trường hợp đó, hãy sắp xếp lại danh sách và chọn 3 kỹ năng để làm nổi bật ở trên cùng để bạn có thể nhận được nhiều xác nhận hơn từ họ.

LinkedIn Tips SkillsLinkedIn Tips SkillsLinkedIn Tips Skills
Làm nổi bật kỹ năng chính của bạn ở đầu danh sách kỹ năng.

11. Sử dụng từ khóa để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm

Sử dụng các từ khóa liên quan đến công việc để cải thiện thứ hạng hồ sơ LinkedIn của bạn trên các kết quả tìm kiếm của LinkedIn. Ví dụ: nếu bạn là người viết quảng cáo, bạn cần phải thêm “copywriter” và các thuật ngữ có liên quan như “copyeriter B2B”, “landing page” hoặc “direct mail copyrighting” vào dòng tiêu đề, tóm tắt, kinh nghiệm và danh sách các kỹ năng của bạn.

Bạn không cần phải điền vào hồ sơ của bạn với cùng một từ lặp lại nhiều lần để chúng xuất hiện trên đầu trang của kết quả tìm kiếm. Hãy dùng ngôn ngữ mô tả. Sử dụng các từ hoặc cụm từ khác liên quan đến công việc của bạn, như các từ đồng nghĩa của chức danh công việc của bạn, và có liên quan đến công việc của bạn. Sử dụng ví dụ giống như trên, cụm từ “email marketing”, “technical copywriting,” “product research” and “press releases” là tất cả các từ khóa có liên quan.

Việc có các từ khóa phù hợp sẽ khiến hồ sơ của bạn hiển thị nhiều cơ hội việc làm và yêu cầu kết nối hơn.

12. Hiển thị thông tin liên hệ của bạn

Những người ghé thăm hồ sơ LinkedIn của bạn thông qua tìm kiếm của Google có thể không nhìn thấy thông tin liên hệ của bạn, tùy thuộc vào cài đặt bảo mật của bạn. Trong khi ẩn số điện thoại của bạn trong kết quả tìm kiếm công khai là một cách hay để tránh các cuộc gọi mang tính tiếp thị, thì việc ẩn email của bạn có thể dẫn đến sự hụt mất việc làm và các cơ hội kinh doanh.

Tinh chỉnh hồ sơ công khai và cài đặt bảo mật của bạn để tránh các cơ hội bị bỏ lỡ. Chuyển đến cài đặt bảo mật để thay đổi người có thể xem địa chỉ email của bạn hoặc cũng thêm URL email và trang web của bạn ở cuối phần tóm tắt của bạn.

LinkedIn Privacy SettingsLinkedIn Privacy SettingsLinkedIn Privacy Settings
Kiểm tra cài đặt bảo mật LinkedIn của bạn.

13. Sử dụng phần Accomplishments

Đừng bỏ qua phần accomplishments (thành tích) của LinkedIn. Đó là một cách rất tốt để tăng cường hồ sơ LinkedIn của bạn mà không làm lộn xộn phần tóm tắt hoặc kinh nghiệm của bạn bởi vì ở đây, tất cả các thành tích của bạn đều được phân loại.

Bạn có thể bổ sung:

  • Các ấn phẩm. Các website, tạp chí, bản tin nơi bạn được xuất bản
  • Các chứng nhận. Đối với chứng nhận chuyên nghiệp và những điều có liên quan đến dự án cá nhân của bạn hoặc hoài bão khác.
  • Các khóa học. Bổ sung các khóa học mới bạn đã thực hiện cho thấy bạn liên tục học tập.
  • Dự án. Việc làm và các dự án cá nhân để thể hiện chuyên môn của bạn trong các chủ đề nhất định.
  • Vinh danh và giải thưởng. Chỉ liệt kê các giải thưởng do công ty và các doanh nghiệp công nhận
  • Bằng sáng chế. Bằng sáng chế cho những phát minh bạn đã tạo ra
  • Các ngôn ngữ. Bổ sung thêm các ngôn ngữ mà bạn thông thạo có thể giúp bạn tìm kiếm công việc
  • Điểm kiểm tra. Điểm kiểm tra hoặc điểm số học tập về chứng chỉ chuyên môn có liên quan

14. Tùy chỉnh URL cho hồ sơ của bạn

URL LinkedIn của bạn, theo mặc định, chứa tên của bạn và một số số ngẫu nhiên được gán cho hồ sơ của bạn. Giúp những người khác truy cập tiểu sử của bạn trực tuyến dễ dàng hơn bằng cách sử dụng từ khóa có liên quan đến công việc hoặc công ty của bạn. Ví dụ, URL LinkedIn của tôi là:

www.linkedin.com/in/charleymendozawriter/

Không mấy sáng tạo, nhưng thể hiện rõ ràng những gì tôi làm và mọi người có thể dễ dàng tìm thấy tôi.

Chỉ mất một vài phút để thực hiện mẹo này cho hồ sơ LinkedIn - và thực sự có thể tạo sự khác biệt. Nhấp vào Click vào liên kết “Edit public profile & URL” (chỉnh sửa hồ sơ và URL) ở phía bên phải hồ sơ của bạn, sau đó một cửa sổ khác sẽ bật lên, trong cửa sổ đó bạn sẽ được yêu cầu việc chỉnh sửa URL của mình. Giới hạn URL tùy chỉnh của bạn thành 30 ký tự và không sử dụng dấu cách, ký hiệu hoặc ký tự đặc biệt.

LinkedIn Profile Tips Custom URL
Bạn có thể tạo một URL LinkedIn tùy chỉnh.

15. Yêu cầu những lời giới thiệu

Những xác nhận thật tuyệt vời để xác thực các kỹ năng của bạn, nhưng nó không đủ để khiến bạn trở thành đáng lưu ý — những lời giới thiệu thì có thể. Một lời giới thiệu từ một người dùng LinkedIn khác kể một câu chuyện về công việc của bạn, bạn tinh thông thế nào với các kỹ năng nhất định, cách bạn xử lý những thách thức và người khác cảm thấy thế nào khi làm việc cùng bạn. Các lời giới thiệu trên hồ sơ của bạn sẽ nhân bản hóa bạn trong khi xác thực các quyền trên hồ sơ của bạn.

Giống như những xác nhận, bạn có thể đưa ra một lời giới thiệu để nhận lại điều tương tự. Bạn cũng có thể yêu cầu một lời giới thiệu từ một khách hàng hoặc đồng nghiệp ngay sau khi họ khen ngợi bạn cho một công việc được thực hiện tốt. Đừng ngại yêu cầu những lời giới thiệu thật cụ thể, vì những khuyến nghị mơ hồ như “Làm tốt công việc” không có hiệu quả gì.

Xem các bài hướng dẫn này để biết thêm thông tin về cách viết những lời giới thiệu khuyến nghị:

  • Careers (nghề nghiệp) How to Write a Great LinkedIn Recommendation (+Helpful Examples) Charley Mendoza
  • Careers How to Write an Excellent Letter of Recommendation (+Templates) Charley Mendoza

17. Cập nhật trạng thái của bạn

Chia sẻ những cập nhật trạng thái để làm cho hồ sơ LinkedIn của bạn thật năng động. Các hồ sơ LinkedIn tốt nhất, sau tất cả, là những người cập nhật liên tục với mẩu tin hấp dẫn về sự nghiệp thú vị của người đang sở hữu hồ sơ đó.

Tuy nhiên, hãy duỳ trì các bản cập nhật của bạn thật chuyên nghiệp. Không ai trên LinkedIn quan tâm đến cuộc hẹn của bạn đã diễn ra thế nào hoặc buổi trưa bạn ăn gì.

Ví dụ tốt về cập nhật trạng thái:

  • Trạng thái hoặc tiến trình trên dự án hiện tại của bạn
  • Tiến độ tìm kiếm công việc của bạn
  • Trích dẫn hoặc thủ thuật từ sách bạn đang đọc
  • Bài viết liên quan đến ngành
  • Thông tin về khóa học hoặc hội thảo bạn sẽ tham gia

18. Chia sẻ và bình luận về bài viết

Chia sẻ các bài viết từ các người dẫn đầu xu thế trong ngành và các nguồn thông tin có uy tín rất tốt vì nó cho thấy rằng bạn luôn cập nhật. Đó mới chỉ là điểm khởi đầu. Bạn phải cho mọi người biết lý do bạn chia sẻ bài viết đó. Điều đó có mang đến một quan điểm thú vị không? Có thể bạn không đồng ý với những gì tác giả viết, vì vậy bạn có thể viết một bình luận giải thích tại sao bạn nghĩ rằng bài viết là sai. Nhận xét của bạn thậm chí có thể đơn giản như chia sẻ một trích dẫn thú vị hoặc đoạn bạn tìm thấy trong bài viết.

19. Mở rộng mạng lưới kết nối của bạn

Đồng bộ hóa hồ sơ LinkedIn của bạn với danh sách email liên hệ của bạn, để LinkedIn có thể nhắc bạn khi ai đó trong sổ địa chỉ của bạn cũng có hồ sơ LinkedIn.

Đừng giới hạn kết nối của bạn với đồng nghiệp và bạn bè của bạn. Tiếp cận những người bạn gặp trong các cuộc hội thảo, nhóm họp mặt và thậm chí cả những người bạn gặp bên ngoài công việc. Mạng lưới là một cách hay để giữ cho các kết nối hồ sơ LinkedIn của bạn đa dạng và cập nhật. Bạn không bao giờ biết, một trong những kết nối mới có thể biết đến ai đó, và họ có thể mang lại việc làm hoặc cơ hội thú vị cho bạn trong tương lai. Dưới đây là một số tài nguyên bổ sung để giúp bạn với việc kết nối:

  • Networking Networking for Introverts: How to Connect with Confidence Lisa Hunter
  • Doanh nghiệp nhỏ How to Professionally Network as a Small Business Owner Marc Schenker

Duy trì việc cập nhật

Bạn vừa học cách thiết lập cho LinkedIn. Nhưng đừng quên, hồ sơ LinkedIn của bạn không phải là thứ bạn có thể thiết lập và quên đi. Hồ sơ LinkedIn của bạn cần được cập nhật thường xuyên nếu bạn muốn giúp nó thú vị với những người khác. Tại sao không sử dụng các lời khuyên cho hồ sơ LinkedIn này để cập nhật cho bạn ngay hôm nay?

Từ khóa » Cách Tạo Cv Trên Linkedin