Cách Tạo Thế Cây Cảnh Đẹp Với 4 Bước Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang tìm cách tạo thế cây cảnh đơn giản và dễ thực hiện nhất cho người không chuyên? Vậy thì phải đọc ngay bài viết của thi công sân vườn đẹp Lasc về các bước tạo thế cây mà ai cũng phải biết ngay sau đây.
>>>> XEM THÊM: Mua bán cây xanh – mua bán cây công trình giá tốt
1. Những việc cần chuẩn bị trước khi tạo thế cây cảnh
1.1 Lựa chọn thời điểm thích hợp để tạo thế cây cảnh
Theo kinh nghiệm cách tạo thế cây cảnh từ các nghệ nhân chơi Bonsai, thời điểm tạo thế cây thích hợp nhất là vào cuối Hạ (có thể là vào cuối tháng 7) để thực hiện tạo thế cho cây cảnh. Chính bởi đó là thời gian sinh sôi nảy nở của các loại cây cối. Với những cây sớm rụng lá, có khả năng ra nhựa cây nhiều thì bạn không nên chọn thời điểm đầu hay giữa xuân để thực hiện tạo thế cây cảnh.
1.2 Cách tạo thế cây cảnh khi lựa chọn dây uốn cây đúng
Một trong những bước quan trọng nhất trong hướng dẫn tạo thế cây cảnh của các bậc thầy chơi cây đó chính là chọn dây uốn thế cây cảnh. Một số loại dây uốn cành mà những người chơi cây thường chọn đó là: dây kẽm, chì, đồng, hay dây có vải quấn xung quanh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng chuyên dụng dành cho việc chơi cây.
Một gợi ý khác là dây đồng, hoặc dây chì. Hai loại kể trên dễ làm, có thể tái sử dụng, giá thành lại khá thấp. Đặc biệt, bạn cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời để bảo vệ cây khỏi bị cháy nắng nhé!
Lưu ý: Không nên dùng dây làm bằng sắt vì chúng dễ bị gỉ, in hình lên thân cây không đẹp mắt. Đặc biệt, với những cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa làm chết cây.
>>>> XEM THÊM: Bật mí 10 cách chăm sóc cây cảnh trong nhà tươi tốt
2. Cách tạo thế cho cây cảnh Bonsai
Các cách tạo thế cây cảnh đẹp được các chuyên gia chơi cây khuyên dùng:
- Đầu tiên, một quy tắc bất di bất dịch đó chính là uốn thân cây trước, sau đó mới đến cành chính. Và tiếp theo là những cành cây quanh thân Bonsai tính từ gốc đến ngọn.
- Ưu tiên cành lớn trước, rồi mới đến cành nhỏ.
Lưu ý:
- Bạn nên thực hiện định dáng cho cây trước rồi quấn dây tạo hình theo định dáng ban đầu thì dáng cây sẽ đẹp và dễ tạo hình hơn đấy.
- Nên quấn vừa tay, tránh quá chật hay quá lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục chính của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây
Đối với những cây Bonsai sớm rụng lá thời điểm thích hợp thường là 3 – 4 tháng. Còn đối với những loại cây thân gỗ lớn thường là 1 năm.
3. Tạo dáng cho rễ cây Bonsai – Cách tạo thế cây cảnh
Đối với những người thích chơi cây cảnh thì việc nhìn thấy những bộ rễ bò ngoằn ngoèo là một niềm vui. Nó cũng là một nét đẹp đặc trưng mang tính thời niên của cây Bonsai. Tuy nhiên nó còn dựa vào tính kiên nhẫn của mỗi người. Đôi khi phải mất có khi cả chục năm để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp khắc họa thời gian ấy.
Sau đây, LASC sẽ chia sẻ đến bạn thêm một mẹo nhỏ của kỹ thuật uốn cây cảnh đẹp:
- Mỗi năm bạn hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng khi trồng lại nó vào chậu khác. Như vậy, cây sẽ dần dần phô bày được bộ rễ của mình trên mặt đất.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách uốn dây kẽm nó sẽ mục trong đất lên những cái rễ còn ít tuổi. Với những rễ ngoằn ngoèo thì giữ nguyên hình dáng ban đầu.
>>>> XEM THÊM: 2 cách trộn đất trồng cây cảnh & 3 loại đất trồng cây
4. Cắt tỉa và duy trì dáng Bonsai sau khi uốn – Hướng dẫn cách tạo thế cây cảnh
Việc trồng cây, tạo dáng cây đã khó, duy trì dáng vóc cho cây lại là cả một vấn đề. Đặc trưng của cây xanh là sẽ tập trung phát triển ở phần ngọn và phần ngoài rìa. Chính vì thế, các bạn cần phải tỉa những khu vực này với tần suất cao để tạo động lực cho phần bên trong phát triển tốt.
Bạn nên tỉa suốt mùa phát triển của cây. Điều này giúp duy trì ngoại hình của cây, cắt phần cuống ở ngay trên lá. Đừng lo về vấn đề “tỉa tót” cây với tần suất dày đặc sẽ ảnh hưởng đến chu trình phát triển của cây. Bởi tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều và tạo một tán lá dày đặc hơn.
Tuy nhiên, đối với những giống cây thuộc họ lá kim, nhiều nhựa thì việc tỉa nên làm thủ công bằng tay. Bạn nên tránh để cây tiếp xúc với vật làm bằng sắt. Vì cây sẽ bị chết nếu như để sắt tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây đấy!
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ LỠ: Bật mí 4 bí quyết trồng hoa nhài trong chậu đúng cách
5. Lưu ý khi áp dụng cách tạo thế cây cảnh
Vì chơi cây là theo sở thích cá nhân của gia chủ, cho nên bạn nhớ lưu ý định hướng ngoại hình cho cây theo ý muốn. Sau đó, bạn hãy tiến hành theo hướng dẫn tạo dáng cây cảnh như Lasc đã gợi ý ở trên. Đặc biệt, trong quá trình hình thành tán tạo, đừng quên chăm bón và tưới nước để cây có thể phát triển tốt.
5.1 Cách tạo dáng cây cảnh cho những cành lớn, cành yếu thì cần lưu ý gì?
Dưới đây là một vài lưu ý về cách tạo thế cây cảnh cho những cành lớn, cành yếu mà LASC gợi ý cho bạn:
- Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.
- Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.
- Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.
- Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.
- Tỉa bỏ những cành rậm không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.
5.2 Lưu ý tỉa cảnh trước khi tạo thế cây cảnh
Để có một dáng cây thuận ý, bạn đừng quên tỉa cành trước khi tạo thế cây cảnh. Việc này sẽ giúp bạn có một dáng cây thanh mảnh và được phát triển tốt nhất.
Biết đâu lại chính nhờ những gợi ý về cách tạo thế cây cảnh mà LASC đưa ra ở trên có thể giúp các người mới trong làng chơi cảnh trở thành bậc thầy trong tương lai thì sao? Thử và đừng quên cho công ty thiết kế cây xanh Lasc nhận xét nhé!
>>>> XEM NGAY:
- Top 12 loại cây cảnh chịu hạn tốt đẹp không cần tưới
- Bật mí 10 cây cảnh hợp với tuổi canh thân giải vận hạn
Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Uốn Cành Tạo Dáng Cây Cảnh
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Tạo Dáng - Làm Thợ
-
Kỹ Thuật Uốn Nắn Tạo Hình Cho Cây Cảnh Nghệ Thuật (bonsai)
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Cơ Bản Nhất Phải Nắm
-
Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Tạo Dáng Nghệ Thuật - Cayxanhs
-
Hướng Dẫn Cách Tạo Thế Cây Cảnh đúng Kỹ Thuật - Treera
-
9 Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh để Bạn Trở Thành Chuyên Gia Bonsai
-
Kỹ Thuật Uốn Nắn Tạo Hình Cho Cây Cảnh Nghệ Thuật (bonsai) | THDT
-
Cách Tạo Dáng Cây Cảnh Cực đẹp Và Hiệu Quả Mà Bạn Nên Biết
-
Hướng Dẫn Cách Dùng Dây Kẽm Uốn Cành Cho Bonsai - Chăm Cây ...
-
Bài 31. Thực Hành UỐN CÂY BẰNG DÂY KẼM ĐỂ TẠO DÁNG CÂY ...
-
Hướng Dẫn Tạo Dáng Cây Cảnh - Autocadtfesvb
-
[PDF] Giáo Trình Mô đun Tạo Hình Cơ Bản Cho Cây Cảnh
-
Cần Nhớ 3 điều Khi Tự Tỉa Cây Cảnh Bạn Nên Biết | Cleanipedia
-
KỸ THUẬT TẠO DÁNG CÂY BONSAI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU