Cách Tạo Thế, Tạo Dáng, Uốn Chăm Sóc Cây Lộc Vừng Bonsai Cảnh

Đối với những người yêu thích dòng cây cảnh trồng theo hướng bonsai, thì nhất thiết sẽ phải luôn tìm hiểu về cách tạo thế, tạo dáng, uốn hay chăm sóc cây bonsai. Tuy nhiên mỗi cây sẽ có một đặc thù và hình dáng khác nhau nên có cách tạo bonssai khác nhau. Vì vậy theo chân Hoacanhquangvy hôm nay bạn sẽ hiểu rõ về cách tạo thế, dáng, uốn và chăm sóc cây lộc vừng bonsai như thế nào là hợp lý.

Mục Lục

  • Tìm hiểu cây lộc vừng bonsai
    • Cây lộc vừng có lợi ích gì?
    • Ý nghĩa từ cây lộc vừng
  • Kỹ thuật tạo thế, dáng, uốn lộc vừng bonsai
    • Trước khi uốn cành, tạo thế dáng cần những công đoạn gì?
    • Thời điểm thích hợp để tạo dáng, uốn bonsai
    • Chuẩn bị dây uốn
    • Kỹ thuật tạo dáng cho cây
    • Cách duy trì dáng bonsai sau khi uốn
  • Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng bonsai
    • Đất trồng
    • Tạo rễ cho cây
    • Cách chăm sóc cây lộc vừng bonsai
    • Cách phục hồi cây lộc vừng bị héo rũ

Tìm hiểu cây lộc vừng bonsai

Cây mưng là tên thường gọi khác của cây lộc vừng, người phương đông có bộ tứ cây là sanh – sung – tùng – lộc, vây lộc vừng được xem là một trong bộ tứ cây quý đó. Hoa của lộc vừng nhỏ rất đẹp, màu hoa có màu trắng hoặc đỏ, thường mọc theo chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo hoa. Còn có những cây lộc vừng có hoa màu vàng, mọc ra từ nhánh lá của cây lộc vừng.

Cây lộc vừng bonsai

Cây lộc vừng có lợi ích gì?

Cây lộc vừng trồng nhiều với mục đích làm cây cảnh cho gia đình, không gian nhà bạn thêm nhiều sắc màu. Vì có kiểu dáng đẹp lạ, lá dày có thể làm cây bóng mát sân vườn, hay với thân dẻo dai có thể tạo dáng nên được làm cây bonsai để ban công, hành lang…

La và đọt cây lộc vừng còn được dùng để nấu canh chua hay ăn kèm một số món gỏi cuốn hay lá cây còn được dùng làm bả đánh cá ở một số vùng khác.

Một số bộ phận của cây lộc vừng như rễ cây, hạt cây, vỏ cây… có thể làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Ngoài những tác dụng trên cây lộc vừng cò có tác dụng trong tây y như chế xuất ra một số loại hóa chất để tao ra các sản phẩm chống viêm, kháng sinh…

Ý nghĩa từ cây lộc vừng

Cây lộc vừng luôn mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, đem lại nhiều may mắn cho gia chủ, đem lại tài lộc cho chủ nhân của nó như tên gọi lộc có nghĩa là tài lộc. Từ vừng trong lộc vừng có ngụ ý nhỏ nhặt nhưng nhiều mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ

Kỹ thuật tạo thế, dáng, uốn lộc vừng bonsai

Trước khi uốn cành, tạo thế dáng cần những công đoạn gì?

Cây xuất hiện những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rủ…đó là những điều tối kị nhất trong cấu trúc bonsai. Vì vậy trước khi bắt đầu tạo dáng uốn cho cây bạn nên cắt bỏ chúng. Để thuận tiện cho việc uốn cành hơn bạn cần cắt tỉa lá và những cành quá sát nhau.

Thời điểm thích hợp để tạo dáng, uốn bonsai

Thời điểm thích hợp nhất để tạo dáng, uốn bonsai là vào cuối tháng 7 hay cuối mùa hè, vì đây là thời gian lộc vừng ra chồi non mới và cây phát triển mạnh.

Chuẩn bị dây uốn

Một số loại người chơi chọn một số loại uốn cành như kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh. Đối với cây lộc vừng thì dây đồng hoặc dây chì sẽ là thích hợp nhất, giá thành lại rẻ, có thể tái sử dụng. Bạn không nên dùng dây sắt để uốn vì nó dễ rỉ rét dính vào thân cây không đẹp.

Kỹ thuật tạo dáng cho cây

Trước tiên uốn thân trước sau đó đến những cành chính rồi tiếp đến là những cành nhỏ quanh thân từ gốc đến ngọn. Uốn cành lớn trước cành nhỏ sau. Không nên quấn quá chặt hay quá lòng sẽ ảnh hưởng đến cây, xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây sau khi quấn xong để dây quấn giữ và thân cây bền hơn. Thường 3 đến 4 tháng là thời gian thích hợp để tháo dây uốn ra khỏi cây lộc vừng, nếu cây sau khi tháo dây ra trở lại hình dáng ban đầu thì bạn có thể uốn lại lần 2.

Cách duy trì dáng bonsai sau khi uốn

Để những phần phía bên trong cây phát triển tốt hơn thì chúng ta cần tỉa phần ngọn và phần ngoài rìa, như chúng ta biết thì những bộ phận này mọc rất nhanh. Trong suốt thời gian phát triển của cây chúng ta nên tỉa những bộ phận đó. Cần cắt phần cuống ở ngay trên lá điêu này giúp duy trì hình dáng của cây.

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng bonsai

Đất trồng

Đất tốt nhất thích hợp để trồng cây lộc vừng là đất màu trộn thêm trấu, than, phân chuồng mục. giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới thì trồng xong cần tưới nước cho cây. Khi cây đã phát triển tốt thì tưới nước nhiều thoải mái cho cây, nhưng tránh bị ngập úng phải có độ rút cho chậu.

Tạo rễ cho cây

Ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm nước nếu muốn cho ra rễ ở vị trí nào trên thân cây, làm theo cách đó sau 2 3 tháng rễ sẽ mọc ra ngay tại điểm đó. Tuy nhiên rễ lộc vừng khá nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Tùy theo mức độ to nhỏ của cây mà chúng ta chọn phương pháp tạo rễ cho thích hợp.Ta phải nâng dần cây lên khi cây đã có rễ

Hoa lộc vừng

Cách chăm sóc cây lộc vừng bonsai

Để cây phát triển đều ở các phía chỉ cần đặt bồn cây ở nơi thoáng đãng, cũng tương tự với cách chăm sóc các cây cảnh khác. Thường xuyên quan sát dùng kẹp hoặc phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ. Để cây luôn phát triển ra hoa đúng mùa, đủ chất dinh dưỡng, hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bô sung cho cây. Tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần trong thời gian 2 3 năm.

Không nên cắt tỉa thường xuyên như các loại cây khác, với lộc vừng không nên cắt tỉa theo từng đợt. Khi thấy cành vượt lá cắt, cắt tỉa nhiều làm các cành không có độ tuổi đồng đều, dẫn đến không đồng đều tới việc ra hoa của cây, mà rải ra từ màu xuân đến màu hạ.

Ta lấy đồ dùng có vật nhọn như móng tay hay mũi dao nhọn dùng lấy một số nụ hoa đi, khi nụ hoa mọc dài ra khoảng 2 cm, sau gần 2 tháng cành dăm bị lấy nụ đó sẽ tiếp tục ra hoa. Nếu không lấy nụ hoa ra bớt thì ta có thể uốn cong những cành dăm đã ra nụ. Tuy nhiên những cành nay sẽ ra hoa sau vài tháng bi tổn thương.

Hoa sẽ không nở vào những tháng rét nên chúng ta không ép nó ra hoa vào thời gian này. Nên bón thúc cho cây khi vây lộc vừng chớm ra nụ.

Cách phục hồi cây lộc vừng bị héo rũ

Phải vặt bỏ toàn bộ lá cây nếu cây mới trồng rồi khoan lỗ sát đáy để nước thoát nhanh giúp cây không ngập nước nhiều. Sau đó mới tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây phát triển sau khi đã rút nước khô bầu đất từ 2 đến 3 ngày.

Đối với cây trồng đã lâu thì cần vặt bỏ tất cả lá đi rồi khan lỗ cho thoát hết nước, sau đó đào bỏ đất rễ tạo thành chậu cho phân đất mới

Giới thiệu trang thông tin về thế giới các loại Cây: TheGioiCayLa.vn

Thông qua một số thông tin về kỹ thuật tạo thế, tạo cành, uốn, cách chăm sóc cây lộc vừng bonsai cũng như ý nghĩa và lợi ích từ cây đó mà Hoacanhquangvy giới thiệu trên. Hi vọng sẽ giúp cho những người chơi lâu năm hay mới vào nghề có thêm một số kiến thức hữu ích khi chơi cây bonsai lộc vừng.

Tham khảo thêm:

  • 99 Cây lộc vừng Bonsai, cảnh đẹp dáng thác đổ, trực đẹp nhất Việt Nam
Liên hệ tư vấn miễn phí Claue

Địa chỉ vườn: Nguyễn Văn Vĩnh, Hòa Vang, Đà Nẵng

0935 927 946

Fb.com/HoaCanhQuangVy

Từ khóa » Cách Uốn Cây Lộc Vừng Con