Cách Tập Vật Lý Trị Liệu Khớp Háng Sau Phẫu Thuật Từ A-Z

nguyễn hằng 14:52 - 18/07/2018 Cách tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật từ A-Z
  • Hỏi đáp về bệnh viêm khớp háng
  • Phương pháp điều trị viêm, đau khớp háng “đặc hiệu” đến từ lời tư vấn của chuyên gia

Thành công trong phẫu thuật thay khớp háng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, trong đó có việc tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật. Các bài tập này để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật và giúp người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất có thể, vì thế người bệnh nên tuân thủ đúng các bài tập do bác sĩ vật lý trị liệu tư vấn.

Tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, hầu hết bệnh nhân đều mong đợi có thể quay lại lối sống trước khi phẫu thuật và không có bất kỳ biến chứng nào có thể xảy ra. Tuy nhiên người bệnh thường chưa biết thời gian hồi phục bệnh là nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, để có thể tiếp tục thực hiện lại được các hoạt động trước đây, bên cạnh việc thay đổi cách sống, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ tập luyện do bác sĩ đề ra.

Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật

Để khớp háng có thể hoạt động trở lại trong thời gian ngắn và hạn chế các biến chứng, rủi ro có thể xuất hiện sau phẫu thuật, những bài tập vật lý trị liệu khớp háng an toàn sau đây sẽ giúp khớp háng của bạn hoạt động trở nên linh hoạt hơn.

Những bài tập vận động sau khi thay khớp háng sẽ giúp lưu thông máu và phòng chống tình trạng viêm tắc tĩnh mạch (cục máu đông). Bên cạnh đó, các bài tập này giúp cũng giúp tăng sức bền của cơ và hỗ trợ cải thiện khả năng vận động của khớp sau những ngày không hoạt động. Người bệnh có thể tập những động tác này trên giường ngay ngày đầu tiên sau khi mổ. Ban đầu có lẽ những bài tập cho khớp háng này sẽ khó khăn đối với bệnh nhân nhưng chúng sẽ giúp giảm đau và phục hồi khớp và cơ bắp khá hiệu quả.

1/ Từ ngày 1 đến ngày 3 sau mổ

Người bệnh nên tập thụ động trên giường với các bài tập như tập thở bụng, tập gấp duỗi cổ chân hoặc xoay cổ chân, xoa bóp cơ tứ đầu đùi,… Đối với các động tác này, bệnh nhân nên thực hiện 10 lần và cứ 5 – 10 phút nên lặp lại động tác.

Xoay cổ chân - Bài tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật

  • Tập thở bụng: Người bệnh nằm trên giường và hít vào sao cho bụng phình ra và thở ra hóp bụng lại. Bệnh nhân nên thực hiện động tác này 5 phút mỗi ngày.
  • Tập gấp duỗi cổ chân: Người bệnh nhẹ nhàng gấp cổ chân lại và sau đó duỗi ra. Thực hiện động tác này từ 5 – 10 lần và thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân không thể gập duỗi cổ chân chủ động, người bệnh nên nhờ người nhà giúp đỡ.
  • Xoay cổ chân: Bạn xoay tròn cổ chân mỗi lần hướng 5 lần và thực hiện nhiều lần trong ngày.

2/ Từ 3 đến 5 ngày sau mổ

Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tập gồng cơ tứ đầy, tập thở cơ bụng,… Nếu trong khoảng thời gian này, một số bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt hơn, bệnh nhân sẽ được sự hỗ trợ của chuyên viên vật lý trị liệu để tập làm quen với đi nạng.

3/ Từ 5 đến 10 ngày sau khi mổ

Người bệnh có thể tự ngồi dậy và thực hiện các động tác co duỗi gối, tập dạng chân, nâng gối,..

  • Co duỗi đầu gối: Người bệnh ngồi trên giường và lúc này đầu gối đang vuông góc với sàn nhà. Khi đó, bệnh nhân nên sử dụng sức mạnh của cơ bắp nâng đầu gối lên song song với sàn nhà rồi gập lại về vị trí ban đầu. Mức độ nâng đầu gối cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình trạng hồi phục của khớp. Do đó, các bạn không nên thực hiện quá sức, tránh gây đau nhức. Bệnh nhân nên lặp lại động tác nhiều lần trong ngày.

Tập dạng chân- Bài tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật

  • Tập dạng chân: Người bệnh sẽ đứng dựa vào nạng hoặc khung đỡ và dang chân trái sang bên trái đến mức tối đa có thể và giữ yên trong 5 giây rồi thu hồi chân về. Thực hiện động tác tương tự bên chân phải. Nên thực hiện lặp lại động tác 3 – 4 lần.
  • Nâng gối: bệnh nhân tiến hành nâng đầu gối lên nhưng không được cao quá thắt lưng và giữ nguyên tư thế trong 2 – 3 giây rồi hạ xuống. Lặp lại động tác này 10 lần và thực hiện 3 – 4 lần trong ngày.
  • Tập duỗi khớp háng: Người bệnh đứng với tư thế giữ thẳng lưng và đưa chân ra sau từ từ. Sau đó, để chân duỗi 2 – 3 giây và hạ chân xuống sàn một cách từ từ. Đổi bên và thực hiện động tác này 10 lần, lặp lại động tác 3 – 4 lần trong ngày.

4/ Từ 10 đến 15 ngày sau mổ

Lúc này cơ bắp và khớp xương đã trở nên ổn định, người bệnh sẽ được kỹ thuật viên tập cho đi lại trong nhà để khớp xương quen với trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình tập đi bệnh nhân vẫn phải đeo nạng hoặc khung để bảo vệ.

Người bệnh tập đi sau khi các khớp xương ổn định

5/ Từ 15 ngày đến 1 tháng sau mổ

Trong giai đoạn này các nhóm cơ bắp và khớp xương đã phát triển tốt, do đó bệnh nhân có thể tập đi không cần nạng hoặc cần một nạng. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau.

Ngoài ra, sau một tháng điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá khả năng hồi phục của bệnh nhân. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu khớp háng có sức đối kháng cao phù hợp với từng người.

Điều cần tránh sau khi phẫu thuật khớp háng

Một số động tác người bệnh không nên thực hiện sau khi phẫu thuật khớp háng nhân tạo, tránh trường hợp gây lệch khớp nhân tạo.

  • Người bệnh không nên bắt chéo chân theo hình chữ ngũ, nhất là chân thay khớp sang chân lành. Tốt nhất, bệnh nhân nên nằm ngửa và đặt chiếc gối giữa hai đầu gối.
  • Không gập khớp háng quá 90 độ, không nên ngồi xổm hay bước cầu thang quá cao hoặc bưng bê vật nặng.
  • Khi đang ngồi mà muốn đứng dậy, người bệnh không nên cúi mình ra phía trước để đứng dậy, các bạn nên giữ lưng thẳng và dùng hai tay để hỗ trợ đứng dậy.
  • Ngoài ra, người nhà nên mua nẹp chống xoay cố định cổ chân để phòng ngừa tình trạng bàn chân không bị xoay ra ngoài sau này gây ảnh hưởng đến dáng đi.
Nẹp chống xoay dài
Nẹp chống xoay dài

Việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu khớp háng sau phẫu thuật rất quan trọng, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, các bạn nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ phục hồi chức năng, bởi tập sai cách không giúp bệnh bình phục mà còn gây tác động xấu đến khớp háng về sau.

BTV: Nam Phong

→ Tìm hiểu ngay:

  • Thuốc điều trị viêm khớp háng giúp chấm dứt cơn đau
  • Thay khớp háng có nguy hiểm không, đi lại bình thường không?
  • Có mấy loại khớp háng nhân tạo, tuổi thọ là bao lâu?

Nên đọc

  • Điều trị thoái hóa khớp háng bằng bài thuốc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có thực sự hiệu quả?

  • Giải mã hiện tượng đau xương chậu khi mang thai

  • Thay khớp háng có được bảo hiểm y tế chi trả không?

  • Bị đau khớp háng bên trái khi mang thai không nên chủ quanBị đau khớp háng bên trái khi mang thai không nên chủ quan

    Bị đau khớp háng bên trái khi mang thai không nên chủ quan

Đóng

Niềm vui khi điều trị khỏi căn bệnh xương khớp của người Việt xa xứ!

Cập nhật lúc 15:01 - 18/07/2018

Chia sẻ Facebook Twitter Pinterest

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Hủy trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Bài viết liên quan

Hỏi đáp về bệnh viêm khớp háng

Phương pháp điều trị viêm, đau khớp háng “đặc hiệu” đến từ lời tư vấn của chuyên gia

Viêm khớp cùng chậu bệnh học: chẩn đoán và cách điều trị

Bị đau khớp háng khi mang thai tháng cuối mẹ bầu cần làm gì?

Giải mã hiện tượng đau xương chậu khi mang thai

Bà bầu đau háng không đi được phải làm sao?

Từ khóa » Các Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Khớp Háng