Cách Test áp Suất IPhone (áp Dụng Với Màn LCD & OLED)

Test áp suất iPhone như thế nào mà không cần tháo máy? iPhone là một trong những dòng smartphone thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh những chiếc iPhone nguyên zin cũng không thiếu các sản phẩm đã bị tráo đổi linh kiện.

Do đó, khi mua iPhone điều đầu tiên bạn nên quan tâm là áp suất máy. Vậy, hãy cùng Thành Trung Mobile tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Áp suất iPhone là gì và có quan trọng không?

Kể từ phiên bản iPhone 7, Apple đã bổ sung tính năng chống nước vào các dòng điện thoại của mình. Với tính năng kháng nước, người dùng không cần lo lắng về nguy cơ bị dính nước và hư hỏng linh kiện nếu để điện thoại trong môi trường ẩm ướt.

Có nghĩa là iPhone nguyên áp suất là iPhone vẫn còn khả năng kháng nước. Và để kiểm tra tính năng này, chúng ta phải thực hiện các bài test áp suất máy.

>>> Làm sao để biết màn hình iPhone còn nguyên zin? Xem ngay

>>> iPhone thay pin có ảnh hưởng gì không - Có bị mất áp suất không?

test-ap-suat-iphone-1
Lý do nên test áp suất

 

>> Xem thêm giá và ưu đãi dịch vụ ép kính iPhone 8 Plus

Test áp suất iPhone có nghĩa là check xem chiếc iPhone đó có khả năng kháng nước hay không. Những chiếc máy còn áp suất thì khả năng cao là chưa từng bị mở ra để sửa chữa. Có nghĩa là thông qua việc test áp suất chúng ta sẽ biết được chiếc điện thoại đó có phải là máy nguyên bản hay không.

Những dòng iPhone nào có áp suất?

Có 15 dòng iPhone được hỗ trợ áp suất, nhờ đó mà có khả năng chống nước chuẩn IP 67 và IP 68, đó là các dòng máy:

  1. iPhone 7
  2. iPhone 7 Plus
  3. iPhone 8
  4. iPhone 8 Plus
  5. iPhone X
  6. iPhone Xs
  7. iPhone Xs Max
  8. iPhone Xr
  9. iPhone 11
  10. iPhone 11 Pro
  11. iPhone 11 Pro Max
  12. iPhone 12
  13. iPhone 12 Pro
  14. iPhone 12 Pro Max
  15. iPhone 12 Mini

Vì sao không nên test áp suất iPhone bằng cách mở khay sim?

Trước đây, nhiều người cho rằng cách làm tốt nhất để kiểm tra áp suất iphone là mở khay SIM ra và thổi vào. Cách check này khá đơn giản và dễ thực hiện nên được khá nhiều người làm theo khi chọn mua iPhone.

Tuy nhiên, đối với các phiên bản iPhone từ 7 trở lên, Apple đã tích hợp quỳ tím trong khay SIM. Qùy tím này có thể đổi từ trắng sang đỏ khi xuất hiện độ ẩm, hơi nước ở phần khay SIM này.

test-ap-suat-iphone-2
Không nên test áp suất bằng mở khay sim

 

Do đó, khi bạn thổi vào khay SIM thì quỳ tím sẽ chuyển thành đỏ. Điều này có nghĩa chiếc iPhone đó sẽ không còn được xem là zin nữa mặc dù bạn chưa mở máy vì màu sắc quỳ tím đã thay đổi. Vì thế, bạn không nên check áp suất iPhone theo cách thổi vào khay SIM.

Hướng dẫn cách test áp suất iPhone đơn giản nhất

Thổi vào phần loa nằm ở cạnh dưới màn hình điện thoại

Có rất nhiều cách test áp suất khác nhau. Song cách đơn giản nhất chính là thổi vào phần loa nằm ở viền dưới màn hình điện thoại. Phần loa này được đấu nối trực tiếp vào máy và có các lỗ thông hơi nên khi thổi bạn sẽ đưa được không khí vào bên trong iPhone mà không ảnh hưởng tới quỳ tím hay các linh kiện.

Lưu ý: Lau khô miệng trước khi kiểm tra áp suất để tránh ảnh hưởng tới quỳ tím.

test-ap-suat-iphone-3
Lau khô miệng trước khi kiểm tra áp suất 

 

Bạn mở điện thoại, vào ứng dụng Tin nhắn. Sau đó, nghiêng chiếc điện thoại lên để mút vào phần loa thoại nằm ở viền dưới điện thoại.

test-ap-suat-iphone-4
 vào ứng dụng Tin nhắn

Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy những vết lõm màu xanh hoặc xám đậm xuất hiện trên màn hình iPhone. Các vết này chứng tỏ áp suất bên trong điện thoại đã bị thay đổi.

test-ap-suat-iphone-5
 những vết lõm màu xanh hoặc xám đậm xuất hiện trên màn hình iPhone.

 

Tiếp theo, bạn dùng khay chọc SIM nhanh chóng mở khay SIM của điện thoại ra. Khi quan sát màn hình, bạn sẽ thấy các vệt xanh lúc nãy đã biến mất. Màn hình trở về giao diện và màu sắc như ban đầu. Điều này có nghĩa là chiếc iPhone đó vẫn còn áp suất và còn nguyên zin.

test-ap-suat-iphone-6
dùng khay chọc SIM nhanh chóng mở khay SIM của điện thoại ra. 

Cách test áp suất này áp dụng trên khá nhiều phiên bản iPhone (áp dụng cho các phiên bản màn hình LCD: iPhone 7, 7 Plus, 8, 8 Plus, X).

Tuy nhiên, khi test bạn cần lưu ý là phải nhanh chóng mở khay SIM ra ngay lúc màn hình vẫn còn các vệt xanh. Vì không khí vẫn có thể len vào bên trong điện thoại thông qua các ô loa thoại nên nếu bạn không mở khay SIM kịp thời thì kết quả test áp suất có thể không còn chính xác nữa.

Tải ứng dụng hPa Barometer để test áp suất iPhone

Một app test áp suất khác đó là hPa Barometer, bạn cũng có thể tải được ứng dụng này một cách dễ dàng trên Appstore.

Sau khi tải về máy và cài đặt xong thì bạn có thể khởi động ứng dụng lên, sau đó điều chỉnh thông số về 0 rồi bắt đầu tiến hành cách kiểm tra áp suất iphone

Nên thực hiện đo nhiều lần để lấy kết quả trung bình thì độ chính xác sẽ cao hơn, bởi áp suất có thể chênh lệch trong nhiều môi trường, vị trí khác nhau. Đây là phương pháp dễ thực hiện, có thể ứng dụng cho hầu hết dòng iPhone có kháng nước. Với các dòng iPhone mới như iPhone 12 Series, 13 Series bạn đều có thể áp dụng cách làm này.

test áp suất iPhone
 ứng dụng hPa Barometer

Trên đây là cách kiểm tra áp suất iphone đơn giản nhất. Mặc dù thông qua việc check áp suất này, bạn có thể nhanh chóng nhận biết 80% iPhone có nguyên bản hay không, nhưng đừng quá chủ quan. Hãy thực hiện test áp suất song song với các cách kiểm tra khác để đảm bảo chiếc điện thoại bạn đang sử dụng không phải là hàng dựng, hàng fake. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết test áp suất iPhone này

Từ khóa » đo áp Suất Iphone