Cách Thiến Gà Như Thế Nào - Hỏi Đáp

Thực ra để thiến gà không khó. Mình không có thời gian làm video. Nếu muốn xem video bạn vào youtube tìm thử xem. Còn ở đây mình sẽ nói thật chi tiết, bạn chỉ cần đọc kỹ và chịu khó hình dung là hiểu và làm được ngay. Cách thiến: Có hai phương pháp thiến chính là thiến móc (còn gọi là thiến bụng) và thiến lườn. Thiến móc là phương pháp thiến phổ thông, gà thường bị chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng và chột hơn thiến sườn. Cách thiến như sau, dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên sương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn, nhẵn kích cỡ to bằng ngón tay út đến ngón tay cái tuỳ giống gà. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra như vậy. Sau đó dùng kim cong và chỉ nhỏ (chỉ khâu quần áo) khâu 1 -2 mũi và sát khuẩn vết thương bằng cồn Iốt hay thuốc đỏ, thuốc kháng sinh. Thiến sườn: Dùng dao mổ sắc, nhỏ; panh, kéo, kim chỉ khâu, thòng lọng, đèn pin, cồn và thuốc kháng sinh để tiến hành thiến sườn cho gà được an toàn và tỷ lệ thiến đạt cao. Đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hướngg về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía lưng, người thiến nằm phía bụng, tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-90 độ. Rạch một đường dài 3-4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 -1, 5cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2. Dùng panh căng vết mổ khoảng 2-3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát sương sống. Cần xác định vị trí dịch hoàn bên kia, trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất (vì sau khi lấy dịch hoàn thứ nhất, máu chảy vào khoang bụng khó tìm dịch hoàn còn lại). Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương. Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no ngay, ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục. Ps: Nên nhớ chọn những ngày mát trời để thiến hạn chế gà bị chột sau thiến và trước khi thiến không được cho gà ăn no.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Cách Thiến Và Vỗ Béo Gà Trống