Cách Thiết Kế Băng Tải

Băng tải là loại thiết bị thường được sử dụng để vận chuyển các loại vật liệu theo phương ngang và phương nghiêng. Do băng tải có ưu điểm cấu tạo đơn giản, bền chắc và có khả năng vận chuyển đa dạng nên trong các dây chuyền sản xuất, các thiết bị này được sử dụng rộng rãi để vận chuyển nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Cách làm băng tải mô hình như thế nào hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Cách làm băng tải mô hình

Thiết kế kết cấu của mô hình

Mô hình thiết kế phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật chung như sau:

  • Mô hình cơ bản phải phù hợp với nguyên lý phân loại trong thực tế.
  • Lắp ráp, đấu nối và vận hành điều khiển dễ dàng.
  • Sử dụng các vật tư, thiết bị, linh kiện thông dụng để dễ dàng thay thế sữa chữa.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ và gọn gàng. Các cơ cấu truyền động, kết nối phải đảm bảo cứng vững và tuổi thọ cao.

Lựa chọn phương án thiết kế

Chúng tôi lựa chọn phương án thiết kế trong cách làm băng tải mô hình bằng cách phân loại sử dụng băng tải như sau:

  • Mô hình sử dụng 3 băng tải được dẫn động độc lập bằng 3 động cơ riêng biệt. Trong đó băng tải chính có thể thay đổi được tốc độ.
  • Dẫn động giữa động cơ và băng tải sử dụng bộ truyền đai.
  • Mô hình sử dụng hai cảm biến quang CB1 và CB2 phát hiện vật được lắp ở hai độ cao khác nhau, sản phẩm có chiều dài cố định.
  • Sử dụng hai xi lanh khí nén thực hiện nhiệm vụ phân loại.
  • Sử dụng bộ điều khiển PLC S7-200 và phần mềm STEP 7-MỉcroWIN để lập trình.

Cách làm băng tải mô hình

Thiết kế hệ thống điều khiển

Khi ấn nút khởi động hệ thống, hệ thống bắt đầu làm việc.

Băng tải 1 hoạt động vận chuyển sản phẩm.

Băng tải 2 hoạt động sau băng tải 1 thời gian 5s.

Băng tải 3 hoạt động sau băng tải 2 thời gian 5s.Trường hợp 1: Khi sản phẩm nằm trên băng tải 1 có độ cao thấp và không có tín hiệu tác động của cảm biến 1 và cảm biến 2 (không có tín hiệu tác động vào cảm biến 1 và cảm biến 2) thì cho sản phẩm đi qua.Trường hợp 2: Khi sản phẩm nằm trên băng tải 1 có độ cao cao hơn vị trí cảm biến 1 (tín hiệu tác động vào cảm biến 1) thì xi lanh 1 hoạt động đẩy sản phẩm vào băng tải 2.Trường hơp 3: Khi sản phẩm có độ cao H thấp hơn vị trí cảm biến 1 và cao hơn vị trí cảm biến 2 (tín hiệu tác động vào cảm biến 2 và không tác động cảm biến 1) thì xilanh 2 hoạt động đẩy sản phẩm vào băng tải 3.

Để mua băng tải cao su liên hệ Công ty Băng Tải Thành Công.

  • Địa chỉ: 63N đường HT5, khu phố 3, phường Hiệp Thành, Quận 12, HCM
  • Điện thoại: (028) 3 717 3548 – Hotline: 0909 704 744
  • Website: https://bangtaithanhcong.vn/

Từ khóa » Cách Làm Băng Tải Mô Hình