Cách Thiết Lập Sơ đồ Kho Thuốc đạt Chuẩn GSP - Diễn Đàn ISO

Để kho thuốc hoạt động hiệu quả thì bên cạnh việc trang thiết bị hiện đại còn cần được bố trí sơ đồ layout thật hiệu quả. Việc thiết kế hiệu quả tối ưu không gian mặt bằng luôn được những người quản lý hướng đến. Trong bài viết này diendaniso.com sẽ chia sẻ cho bạn cách thiết lập sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP.

thiết lập kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP

Nội dung

  • 1 SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐẠT CHUẨN GSP
  • 2 HAI LOẠI SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐANG SỬ DỤNG HIỆN NAY
  • 3 ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÁCH THIẾT KẾ NHÀ KHO
  • 4 QUY TRÌNH THIẾT LẬP SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐẠT CHUẨN GSP
    • 4.1 Quy trình 9 bước thiết lập sơ đồ kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP:

SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐẠT CHUẨN GSP

Trong những ngành nghề thì dược phẩm là một ngành khá đặc thù. Các sản phẩm chính là các loại thuốc, dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Chính vì thế việc đảm bảo điều kiện sản xuất, lưu trữ và vận chuyển đạt chất lượng là một điều kiện tất yếu của các đơn vị phân phối và lưu trữ thuốc. Đặc thù sản phẩm thuốc khá nhạy cảm với những điều kiện thời tiết như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ vv. Chưa kể việc nhiễm khuẩn hay hết hạn sản phẩm thuốc cũng khiến các kho thuốc cần quan tâm đến khi bảo quản.

Thông thường ngành dược phẩm thường hoạt động theo nguyên tắc FIFFO – Nhập trước, xuất trước. Đồng thời hạn chế tối đa sự thất  thoát cũng như nhiễm khuẩn là điều cần xem xét kỹ lưỡng khi thiết lập sơ đồ kho bảo quản dược phẩm.

HAI LOẠI SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐANG SỬ DỤNG HIỆN NAY

Sơ đồ bố cục chữ I – tức là hướng hàng tồn kho dược phẩm vào một phía và phía còn lại đối tiện là cửa ra.

Sơ đồ bố cục chữ U – thiết lập nhằm giúp hoạt động tiếp nhận và lấy hàng được thực hiện xung quanh các khu vực lưu trữ ở trung tâm. Với đầu nhập cùng hướng với đầu xuất thông qua cùng 1 lối.

Với 2 thiết kế này hì các mặt hàng có nhu cầu cao sẽ được lưu trữ gần bến tỉa hơn. Những mặt hàng còn lại nhu cầu thấp đến vừa sẽ lần lượt đặt xa bến tải hơn. Trong nhà kho thiết kế chữ I, các mặt hàng có nhu cầu cao được đặt dọc theo con đường ngắn nhất giữa lối vào và lối ra, và các mặt hàng có nhu cầu thấp hơn được đặt gần các bức tường bên ngoài. Đối với nhà kho thiết kế chữ U, các mặt hàng có nhu cầu cao được đặt gần các khoang xếp hàng, trong khi đó, các mặt hàng được đặt càng xa cửa ra vào khi tần suất nhu cầu của chúng càng thấp.

sơ đồ kho thuốc đạt gsp hình chữ I

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CÁCH THIẾT KẾ NHÀ KHO

Tùy theo từng đơn vị cụ thể và địa thế đất mà sẽ có những cách bố trí phù hợp. Mỗi cách bố trí này đều có những  ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm của nhà kho thiết kế chữ I

  • Thiết kế tuyến tính: Do được thiết kế theo dòng di chuyển một chiều nên sẽ dễ dàng đảm bảo cho việc nhập trước xuất trước của hàng hóa.
  • Dễ dàng hoạt độc đơn lập từng khu vực: Do các hàng hóa là các loại thuốc có sự khác nhau về chủng loại nên sẽ có những điều kiện bảo quản khác nhau. Việc bố trí dạng này có thể giúp chỉ định lưu kho các khu vực có nhiệt độ thích hợp mà không ảnh hưởng đến các sản phẩm khác.

Ưu điểm của sơ đồ kho hình chữ U

Do việc thiết lập hình chữ U khiến vị trí vào và ra cùng chiều. Do đó tối ưu hóa hiệu suất làm việc của xe nâng bằng việc điều động xếp dỡ hàng hóa và lấy hàng tồn khi cùng một chuyến.

sơ đồ kho thuốc đạt gsp hình chữ U

Phân phối chéo – Cross Docking: Các sản phẩm đến bến xếp hàng có thể được vận chuyển ngay lập tức mà không cần cất đi hoặc không cần điều động xe nâng.

Do lối vào và lối ra cùng chiều nhau nên việc kiểm soát đường vào ra dễ dàng hơn. Các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc quản lý sẽ dễ dàng hơn nhờ một hướng ra vào duy nhất.

Với hai kiểu thiết kế nhà kho như trên đều khá phổ biến hiện nay. Tùy vào nhu cầu và độ phức tạp của từng đơn vị ứng với diện tích đất bằng mặt hiện có mà sẽ có những cách bố trí hợp lý nhất cho đơn vị mình.

QUY TRÌNH THIẾT LẬP SƠ ĐỒ KHO THUỐC ĐẠT CHUẨN GSP

Để setup sơ đồ kho thuốc một cách hiệu quả đạt đúng theo tiêu chuẩn GSP. Cơ quan quản lý tiêu chuẩn GMP tại các nước phát triển đã có những thay đổi về tư duy quản lý từ hệ thống kiểm tra chất lượng sang thiết kế chất lượng với trọng tâm là mức độ rủi ro đối với chất lượng sản phẩm và an toàn cho bệnh nhân.

Quy trình 9 bước thiết lập sơ đồ kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP:

Bước 1: Lập kế hoạch

Giai đoạn đầu tiên cả doanh nghiệp chính là việc lập kế hoạch về các vấn đề như cơ sở, trang thiết bị và các quy trình để duy trì theo GMP. Việc lập kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị kĩ càng cho việc thực hiện các mục tiêu cho kho thuốc đạt đúng chuẩn GSP. Đây cũng là một điểm khởi đầu để các cơ quan quản lý đánh giá sự hợp lý cho các mục tiêu của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định các khu vực có thể gặp rủi ro

Khi thiết lập sơ đồ nhà kho thì doanh nghiệp cần tính toán đến các rủi ro tại những khu vực nhạy cảm và thường có thay đổi về điều kiện vật lý như nhiệt độ, độ ẩm. Nên cân nhắc xem các yếu tố được liệt kê bên dưới đây để có thể giúp doanh nghiệp của bạn xác định đúng các rủi ro:

  • Các thiết bị có thể gây ra cháy nổ như bình nén khí, máy tạo nhiệt độ vv
  • Thể tích không gian của thiết bị càng lớn thì tiềm năng cho các biến thể lớn hơn về nhiệt độ và độ ẩm ở các địa điểm khác nhau càng cao.
  • Cách bố trí giá đỡ cũng như pallet cản trở luồng không khí
  • Vị trí của các vấn đề cảm biến điều khiển nhiệt.
  • Việc thay đổi nhiệt độ, độ ẩm theo mùa hoặc các hiện tượng thời tiết bất thường.

Bước 3: Phát triển giao thức thông tin

Khi đã xác định được các khu vực có nguy cơ gặp rủi ro, phát triển một giao thức cho

nghiên cứu lập sơ đồ kho thuốc cần được thực hiện, bao gồm thông tin các loại dữ liệu về nhiệt độ, độ ẩm hợp lý; số lượng, vị trí lắp đặt của các cảm biến; cơ sở lý luận và giao thức hỗ trợ những đánh giá điều kiện nhà kho.

Bước 4: Phân bổ cảm biến

Việc lắp đặt cảm biến  là một công việc khá quan trọng. Vị trí lắp đặt chúng như thế nào và việc phân phối cảm biến  với số lượng bao nhiêu ở những vị trí trọng yếu cần phải nắm được. Chú ý những khu vực có rủi ro cao thì cần phải đảm bảo cảm biến hoạt động tốt để đánh giá một cách đồng bộ.

Bước 5: Chọn công nghệ phù hợp

Bạn cần chọn lựa một công nghệ là hệ thống phần mềm phù hợp và hiệu quả đi kèm với các cảm biến được sử dụng để thiết lập các thiết bị và tải xuống dữ liệu.

Bước 6: Thiết lập trang thiết bị lập sơ đồ

Sau khi đã thiết lập được các rủi ro trong khu vực của mình đồng thời phân bổ hợp lý cảm biến thì cần thiết là bạn cần thiết lập trang thiết bị và hồ sơ cần tiến hành việc kiểm tra nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường về độ ẩm cũng như nhiệt độ tại không gian lưu trữ đạt đủ tiêu chuẩn GSP.

trang thiết bị cho kho thuốc đạt chuẩn GSP

Bước 7: Kiểm tra và đánh giá dữ liệu

Tại bước này doanh nghiệp của mình cần phải quyết định được các thông tin sẽ được sử dụng để đánh giá trong báo cáo dữ liệu của mình. Lúc này phần mềm của bạn sẽ được tích hợp trong các cảm biến để thu thập và ghi chép những dữ liệu và hiển thị chúng một cách trực quan có thể dưới dạng biểu đồ hoặc đồ thị tương ứng thuận tiện cho quá trình kiểm tra và đưa ra những báo cáo hợp lý.

Bước 8: Điều chỉnh

Bạn cần sử dụng các kết quả kiểm tra giúp xác định các vị trí và nơi sản phẩm của bạn có thể được tiếp xúc với các điều kiện không đảm bảo để thực hiện việc điều chỉnh một cách hợp lý hơn.

Bước 9: Tài liệu hóa và lên kế hoạch triển khai

Một khi bạn tiến hành hoàn tất những điều chỉnh trên để thay đổi môi trường có trong kho lúc này đã sẵn sàng để có thể ghi nhận được lại và chờ đợi tiến hành phê duyệt.

Có thể nói thuốc và các sản phẩm dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì thế mà việc lưu trữ, bảo quản và vận chuyển là việc làm quan trọng cần được chú ý.

Bộ tiêu chuẩn GSP chính là một thước đo và chuẩn mực giúp cho các đơn vị, doanh nghiệp hoat động trong lĩnh vực này có một căn cứ chính xác để hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ của mình giúp đảm bảo chất lượng thuốc. Hy vọng với những kiến thức về thiết lập sơ đồ kho thuốc đạt chuẩn GSP sẽ giúp bạn quản lý tốt hơn kho thuốc của mình.

>>> Xem thêm: Xin giấy phép thực hành bảo quản thuốc tốt GSP

Từ khóa » Sơ đồ Kho Thuốc đạt Chuẩn Gsp