Cách Thổi Sáo Mèo Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt đầu

 

Tổng quan về cách thổi sáo mèo cơ bản

Cách thổi sáo mèo cơ bản

Để có thể thôi được sáo mèo phát ra được âm thanh đúng thì chúng ta cần để ý đến hơi trong miệng luôn phải thật căng. Đặc biết, hơi lực lên lam đồng của nó không bao giờ được hụt. Trong trường hợp khi người thổi sáo để hụt hơi lực lên đồng sẽ gây ra tiếng rè rè. Hơn nữa, sáo mèo có sử dụng các kỹ thuật cũng quan trọng không kém như: rung hơi, đánh lưỡi, vuốt, reo và láy…. Nhiều người thường sử dụng cả láy ngón hay còn gọi là rung ngón.

Sáo mèo thường chơi được tương đối nhiều bài như: Gọi em bên suối, Xuân về bản Mông, Hẹn hò….. Khi chơi những bài này, nhiều người thường hay gặp trục trặc ở lam đồng (hay lưỡi gà), thường khi thôi như vậy các nốt cao sẽ yếu, nhỏ hoặc có khi không thể lên được. Nhưng nếu lưỡi gà quá cao thì một số nốt sẽ bị khàn, gây cong hoặc bị vênh lưỡi gà.

Cách thổi sáo mèo Tàu và sáo mèo Việt cho người mới bắt đầu

Cách thổi sáo mèo Tàu

Cách thổi sáo mèo cơ bản

Sáo mèo tàu có 7 lỗ, cách thổi của sáo mèo Tàu thường tương đối đơn giản so với cách thổi của sáo mèo Việt. Hơn nữa, cách thổi của sáo mèo Tàu có nét tương đồng với cách thổi của sáo bầu.

Ở cách thổi sáo mèo Tàu thì nốt thấp nhất chính là nốt Rê. Khi thổi sáo mèo Tàu, mà ta bịt kín các nốt và thổi thật nhẹ, ta sẽ được nốt La. Khi ta bịt kín các nốt và thổi thật mạnh, ta sẽ được nốt Đô.

Điều đặc biệt là khi ta bịt kín sáu ngón (từ trên xuống dưới), cùng với việc thổi thật mạnh, ta sẽ được nốt Rê.

Cứ liên tiếp như vậy, khi bịt 5 ngón ta sẽ được nốt Mi, bịt 4 ngón sẽ được nốt Fa, bịt 3 ngón sẽ được nốt Sol, bịt 2 ngón thì được nốt La, bịt 1 ngón được nốt Đô và nếu như ta lại mở hết tay (không bịt nữa) thì sẽ được nốt Rê.

Cách thổi sáo mèo Việt

Cách thổi sáo mèo cơ bản

Ở sáo mèo Việt thì cách thổi tương đối phức tạp. Ở sáo mèo Việt thường chia ra là: Sáo mèo Việt của nam và sáo mèo Việt của nữ

Đối với sáo mèo Việt của Nam thì tone Đô (các nốt tính từ dưới lên trên) có quy luật như sau: Sòn, Đô, Rê, Mib, Fa, Sol, La, Lab, Sib, Đô 2. Khi ta thổi sáo mèo Việt thì ngón áp út ở tay dưới và ngón giữa ở tay trên phải luôn được bịt kín. Sáo mèo nữ thì cách thổi không phức tạp như sáo mèo Nam, nó đơn giản hơn rất nhiều.

Một số bản nhạc dành cho sáo mèo 

Sáo mèo đơn: Xuân về bản mèo, Gọi em bên suối, Tiếng khèn gọi bạn, Tiếng vọng Hoàng Liên,….

Sáo mèo kép: Tình xưa nghĩa cũ, Hai dòng ngược xuôi,…

>> Xem thêm: 

Có nên mua nhạc cụ làm quà tặng cho người thân và bạn bè?

Tìm hiểu 5 vật phẩm phong thủy thu hút tài lộc

 

 

Đánh giá!

Từ khóa » Các Nốt Trên Sáo Mèo