Cách Thức Tính Toán Và Thiết Kế Dầm Bẹt - Tư Vấn Kết Cấu, BTCT, Thi ...

Hỏi đáp / Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, gạch, đá
  • Bất ngờ với mẫu Biệt thự đẹp sang trọng, hợp phong thủy
Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt - Tư vấn Kết cấu, BTCT, thi công xây dựng
Cách thức tính toán và thiết kế dầm bẹt Hiện tại tôi thấy việc áp dụng dầm bẹt vào công trình Hoàng Kim Thế Gia. Một điều mà tôi chưa bao giờ được nghe trong ghế nhà trường. Vậy kính mong các anh có thể share cho tôi tài liệu hoặc là kinh nghiệm tính toán loại dầm này không ạ. Có 57 câu trả lời!! Có thể bạn chưa biết: Cần tìm hiểu rõ nhu cầu chỉ để ở hay vừa ở vừa kinh doanh của chủ nhà để thiết kế nhà 2 mặt tiền hợp lý. Top 6 mẫu nhà 2 mặt tiền đẹp được rất nhiều gia chủ yêu thích
plantandzombi Dầm bẹt thì bạn tính toán giống hệt dầm bình thường thôi.Trong lúc tính toán bản sàn mà có chiều dài l2>2l1 thì bạn chẳng cắt một đoạn bản có chiểu dài 1m để tính như dầm là gì ? Dầm bẹt do chiều dài làm việc ho nó bé hơn nên thép tính ra là lớn hơn roài.Đừng quá quan trọng vấn đề lên thế
plantandzombi
duancuacuon thực ra vấn đề liên kết 2 đầu là 1 vấn đề lớn trong dầm dẹp
duancuacuon
thanhthuonghm Theo tôi nghĩ dầm bẹt tại có bề rộng lớn có thể 1200, 2000 và lớn hơn cột nên chỗ liên kết giữa dầm và cột sẽ xảy ra moment xoắn. Tôi mong anh nào có kinh nghiệm trong chuyện này chỉ giáo tôi với
thanhthuonghm
terrydoa Chào kenvin™ Gửi Tôi 1 file Excel đính kèm về tính toán dầm bẹt để tham khảo. Chúc thành công,
terrydoa
noithatchangson Mình cũng đang tìm hiểu về nguyên tắc tính toán cho dầm bẹt nè. Theo mình nghĩ thì tùy thuộc vào nhịp của dầm rồi tính ra tiết diện dầm bình thường. Từ đó tính ra được moment quán tính I của dầm bình thường. Sau đó lấy moment quán tính này để tính ra tiết diện dầm bẹt (có thể chọn trước chiều cao dầm bẹt rồi tính ra chiều cao). Như vậy không biết có được không? Xin các anh cho ý kiến với!
noithatchangson
truongtiengka Tôi chuẩn bị xây nhà. Mặt bằng 4x15, xây 3 tầng. Cho tôi xin thiết kế nhà Hải Phòng phù hợp với nhu cầu của tôi. Thx.
Luckyman
truongtiengka file excel này tôi thấy có vấn đề . Tôi chỉ mới xem sơ sơ thấy nó không trực quang lắm . VÍ dụ như làm 10 nhịp thì nó bó tay , hay 5 nhịp cũng thế . HÌnh như nó không xét Võng và nứt cho dầm thì phải ? ANh xem lại
truongtiengka
noithatchangson Chào ksminh, Các file excel cua RCC được sử dụng rất rộng rãi mọi nơi và được đánh giá cao về trực quan, dể sử dụng và nhanh chóng đó. File tính được 6 nhịp, còn nhiều hơn thì dể dàng quy đổi làm đơn giản hoá tính toán. Có xét phân phối lại moment (re-distribution), có tính võng dài hạn (curvatures - cr-acked sections), nhưng không có ước lượng bề rộng khe nứt. Chúc vui,
noithatchangson
Alvarogime em biết là nhiều công ty dùng cái RCC này . Nhưng nếu dùng quen thì chắc là good . Nhưng kỹ sư thì nên tự viết 1 cái dễ kiểm soát hơn . Dù sao cảm ơn anh PT slab rất nhiều . Hình như Rcc có cả thiết kế dầm UST thì phải
Alvarogime
phuonganh12 Chào ksminh, Gửi các bạn file đính kèm tính UST của RCC. Chúc thành công,
phuonganh12
nguoixau Bác PTslab có thể post lên bản vẽ cho bọn tôi cùng tham khảo được ko ạ? Tôi ko biết không biết làm sao mà để khóa cứng giữa dầm và cột, vì tiết diện dầm lớn hơn cột rất nhiều! Tôi xin chân thành cảm ơn!
nguoixau
Stevennefs thường thiết kế dầm bep thì chú ý đến dầm biên . tính xoắn cho nó khi cột có bề rộng nhỏ hơn dầm . Tức là mômen tại vị trí liên kết giữa dầm và cột nó sẽ phân phối một phần cho dầm biên ---->
Stevennefs
terrydoa Em xin bản vẽ để xem cách bố trí thép thế nào? Vì nếu vẽ bình thường thì thấy ko ổn! Tôi cảm ơn anh Minh về vấn đề tính xoắn!
terrydoa
profilmuoisau16 Các bác nói rỏ hơn về việc tính toán dầm bẹt so với dầm bình thường. Tôi nghỉ dầm bình thường cũng phải tính xoắn cho chúng (nhất là dầm biên). Các bác có kinh nghiệm nên giúp anh tôi về sự khác biệt về cấu tạo, tính toán và các điểm cần lưu ý khi thiết kế dầm bẹt.
profilmuoisau16
levantrai Anh ksminh ơi, anh có thể hướng dẫn cụ thể cách tính dầm bẹt được không ạ. Tôi vẫn thấy mơ hồ lắm anh.
levantrai
thuymo Xin các bác cho hỏi cách chọn tiết diện cho dầm bẹt như thế nào ? Có thể tham khảo trong tiêu chuẩn nào ? việc tính toán dầm bẹt có tương tự như dầm thường ko hay có gì khác biệt ? Xin cám ơn .
thuymo
tandc128 momen quán tính của dầm bẹt phải tương đương với dầm thường cùng khẩu độ là kinh tế nhất. tính toán như dầm thường
tandc128
Winmordbet Tôi có một vấn đề muốn thỉnh giáo bạn. Như chúng ta đã biết thì moment quán tính của 1 dầm có tiết diện cơ bản gồm Ixx, Iyy. Ví dụ như tôi tính ra dầm của tôi kích thước bxd như hình và đã tính Ixx, Iyy bạn có thể quy ra dầm bẹt để moment dầm bẹt bằng với moment dầm cơ bản đã tính. Tôi chưa hiểu lắm. > Và thông thường thì dầm bẹt có bề rộng lớn hơn nhiều so với cột thì bạn lí giải chuyện dầm ngay vị trí nối có chịu xoắn không. và có tính không trong khi tính như bạn thì tính dầm cơ bản (Ko xét M xoắn). Tôi không hiểu các bạn đừng cười tôi nha.>
Winmordbet
arthomeviet Góp ý nhé: Moment chống uốn W=bd^2/6 =J/(d/2) Do yêu cầu kiến trúc (hoặc cấu tạo) chọn được dầm bẹt có chiều cao d1 thì bề rộng b1 của dầm bẹt là (theo điều kiện tương đương về khả năng chống uốn): b1=bx(d/d1)^2 Nếu dùng moment quán tính thì cũng vậy, nhưng nếu xét về chịu uốn thì dùng moment chống uốn công thức sẽ gọn hơn. Vì khả năng chống xoắn của tiết diện phụ thuộc chủ yếu vào bề rộng dầm nên với dầm bẹt cũng không sợ bị xoắn nhiều quá (mặc dù khi dầm chịu tải lệnh tâm thì cần chú ý), chỉ cần thận trọng đặt đai dày hơn một chút (phải dùng đai kín để tăng cường khả năng chống xoắn) là được.
arthomeviet
Enriquecem Tôi nhớ là nguyên tắc để làm dầm bẹt là độ cứng của dầm bẹt và dầm thường phải bằng nhau. Nghĩa là bạn tính độ cứng của dầm thường là A chẳng hạn, thì bạn phải chọn tiết diện dầm bẹt làm sao cho độ cứng của dầm bẹt cũng phải bằng độ cứng A của cái dầm đã tính, còn tính toán thì 2 loại này giống nhau . Nhớ mang máng vậy, có gì sai mong mọi người góp ý !
Enriquecem
test1212 Sao nhiều quan điểm quá rốt cuộc nên xài cái nào vậy mấy anh.
test1212
StevenKl cho tôi hỏi thêm các bác là nếu như tôi làm dầm bẹt cho phương án sàn bản kê 4 cạnh, bây giờ tại vị trí cột liên kết dầm, do bề rộng dầm lớn, cột thì nhỏ hơn, tại vị trí này có cần kiểm tra chọc thủng cho dầm hay ko ??? nếu có thì tính ntn và bố trí thép ra làm sao ??? vì trong dầm đã tùm lum thép rồi.
StevenKl
levantrai Xài tất cả chứ sao nữa. Vì thực chất chỉ có một quan điểm: Đó là để khả năng chịu lực của dầm bẹt tương đương dầm cao. Chỉ có cách diễn đạt là khác nhau 1 chút. Độ cứng của dầm rõ ràng liên quan mật thiết với moment quán tính. Ở đây tôi chỉ muốn nói rõ hơn cho bạn dễ hiểu thôi: Đối với dầm thì thông thường (chủ yếu) là để chịu uốn nên tôi dùng luôn moment chống uốn W cho gọn. Nó tỉ lệ với moment quán tính mà, nó cũng thể hiển độ cứng chống uốn của dầm. Về sự chọc thủng của cột đối với dầm: Tôi nghĩ là không cần thiết lắm vì: - Dầm có chiều dày (hoặc chiều cao) lớn, không phải mỏng như sàn, dù đó là dầm bẹt. - Thông thường tại đầu cột có sự giao nhau của 2 dầm trực giao, chính vì vậy mà lực gây chọc thủng (nếu có) cũng đã được phân bố ra trên một diện rộng, cho cả 2 dầm. - Trừ dầm mái (nếu là dầm mái thì có thể làm dầm nổi mà không cần dùng dầm bẹt) còn bình thường thì trên dầm bẹt lại là cột (tức dầm chỉ "cắm" vào cột chứ không phải "kê" trên đầu cột) nên khả năng bị chọc thủng cũng là không đáng kể Tuy nhiên nếu vẫn lo ngại chuyện chọc thủng thì bạn có thể gia cường thêm lưới thép nằm ngang trong dầm, trên đầu cột. Nhưng việc này khá khó cho thi công vì đó là vùng chồng chất cốt thép. Chúc bạn tìm ra giải pháp cho riêng tôi.
levantrai
AlbertDOB Vậy thì theo bác dầm bẹt dùng như bình thường cho các nhà thấp tầng được chứ? Vì tôi thấy nó luôn kết hợp với sàn ứng lực trức, vậy dùng cho sàn bình thường được ko? Nếu bác đã làm cái nào rồi, thì có thể cho tôi xin bản vẽ xem cấu tạo thế nào? Chứ tôi thấy cột nhỏ hơn dầm vậy thì có đảm bảo độ cứng ở đó xem là ngàm ko? Chống xoay ở nút? ... mail của em: ngoctanxd6* . Thank!
AlbertDOB
hoangthienthu Tôi không nói là ngàm hay khớp gì cả bạn ạ (bạn để ý từ "cắm" ở trong dấu nháy nháy), tôi chỉ phân tích dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của tôi. Dầm bẹt dùng cho các nhà thấp tầng rất bình thường (việc phát sinh dầm bẹt chủ yếu là do kiến trúc, để tăng chiều cao thông thủy của phòng chứ không phụ thuộc việc thấp hay cao tầng, có ứng lực trước hay không), tôi làm rồi, chỉ tiếc là có 1 dạo ổ cứng bị "bét" nên không có gửi cho bạn. Tuy nhiên cũng không có gì đáng chú ý bạn ạ. Nếu bạn lo ngại chuyện chọc thủng thì vẫn còn có cách nữa: Đó là mở rộng đầu cột cho bằng bề rộng dầm, sau đó đóng trần che đi là xong. Về tính toán chống chọc thủng thì trong cuốn "Kết cấu bê tông cốt thép" do GS Nguyễn Đình Cống chủ biên có đề cập, tuy nhiên sách xuất bản lâu rồi, sợ bây giờ hơi hiếm. Kinh nghiệm của tôi là nếu không chắc lắm (vì tính toán không đầy đủ, điều kiện làm việc thực tế của kết cấu khác với điều kiện lý tưởng đặt ra khi tính toán) thì phải cấu tạo cho thật tốt, dù có thể bị thừa. Chúc bạn thành công
hoangthienthu
Rolandpr Em biết là thừa chút thì chẳng sao. Nhưng vấn đề về cấu tạo chỗ cột nhỏ hơn dầm? Lăn tăn chỗ này mãi, có bản vẽ xem thì mới rõ thế nào? Cám ơn anh góp ý! Thank!
Rolandpr
Amen1402 em cũng ít thấy tài liệu nói về xử lý chổ liên kết này..mong anh ksminh cho minh họa với giải thích giúp cái chổ phân phối momen cho dầm biên thì dầm biên cũng chịu bớt nó cũng bị xoắn lun vì phần thừa ra này.thanks a.
Amen1402
Enriquecem Cái này đơn giản, bạn cứ bố trí bình thường. Nếu tính toán đủ rồi thì không phải cấu tạo thêm gì cho phức tạp. Tôi có gửi file đính kèm MBKC của công trình HN Club. Cột tiết diện 30x60. Sử dụng dầm bẹt 45x100.
Enriquecem
Williamon Đúng vậy, thông thường thì xoắn hay chọc thủng ở trường hợp này không đáng ngại lắm (bình thường làm thực tế mấy ai tính xoắn, chỉ cố gắng cấu tạo cho nó an toàn thôi). Nếu dầm chịu được rồi thì không nên phức tạp hóa vấn đề, tự đưa tôi vào tình huống khó xử làm gì cả. Mà nếu gặp ông thẩm định khó tính nữa là thuyết minh lằng nhằng phức tạp lắm. Quan trọng là công việc trôi, tiền thì lấy được và công trình thì không bị sập...Còn chuyện nứt nẻ thì cũng là đương nhiên thôi bạn nhỉ.
Williamon
sukem13579 File bác đính kèm ko thấy! Bác mail cho tôi nha! mail: ngoctanxd6* Chúc bác vui vẻ, thành đạt!
sukem13579
phuonganh12 tôi có theo dõi nhiề bài post thì quả là các bạn rất phân vân về dầm bẹp . Thiết kế dầm Bẹp này tôi đã giải thích nhiều ở các mục khác nào đó , cố gắng tìm sẽ thấy . Việc tính toán chọc thủng thường bề rộng dầm quá lớn đối với cột . Khi này có thể xem dầm như sàn kê lên cột , thì ít nhất phải có một số thanh thép chủ của dầm kéo qua đầu cột . Lực chọc thủng có thể làm nứt bê tông tại vị trí này vì tiết diện của dầm lúc này mõng , khả năng chống chọc thủng có thể không lớn bằng dầm bình thường . Thường có một số dầm tiết diện 1200x450 , trong khi cột thì 600x600 . Như vậy lượng thép qua đầu cột lúc này gần như giống lượng thép sàn qua đầu cột . vậy hãy tưởng tượng chiều cao dầm 450 như là 1 bản sàn dày 450 kê lên cột thì nó vẫn bị chọc thủng và nứt bê tông . tất nhiên có thể tính toán chọc thủng thì vẫn thỏa . như tính vẫn hay hơn ngồi đoán mò mà lo âu cho mệt. Phương pháp chọc thủng cũng như là sàn trên cột mà thôi . Nếu thỏa chọc thủng rồi thì không cần gia cố thép . còn nếu không thì cố gắng tập trung lượng thép lớp trên và lớp dưới của dầm qua cột tập trung vào đầu cột để chống chọc thủng thì giảm đi sự gia cố thép . Như vậy kiểm tra chọc thủng là không thừa mà để biết lượng thép qua đầu cột đã đủ chưa . Vì các bác biết là dầm bẹp b>h nên nếu rãi thép theo kiểu dầm bình thường thì phải kiểm tra chọc thủng . Chú ý là thép đai góp phần vào chống chọc thugn3 đáng kể vì thế có thể vị trí này thép đai khá dày , giống như dầm phụ gác lên dầm chính thì vị trí giao này phải có đai thẩm chí có thép vai bò nếu lực quá lớn . Về trường hợp cột biên nhỏ , và dầm bẹp a vuông góc với dầm bẹp ở biên b . Khi dầm a xoay thì dầm b bị xoắn , và cột bị uốn .Một phần dầm a ngàm vào cột và một phần ngàm vào dầm biên b . Để đảm bảo là ngàm thì phải khống chế chuyển vị xoay của dầm b. Lúc này phải tính toán xoắn cho dầm b => chổ này xoắn ác chiến . Nếu cột có thép hình composite thì sẽ giảm bớt xoắn nhưng tốn tiền
phuonganh12
kiwisoda bạn xem giải thích ở trên nhé
kiwisoda
anhtuannguyen0904 dầm bẹp không ust thì tính toán như dầm thường . nhưng bề rộng dầm phải giới hạn không phải 1000000000000000x450 là dầm bẹp . giới hạn này cần tính toán dựa vào tiết diện chữ T . > thông thường bề rộng lấy theo kinh nghiệm làm đại mà thôi . thường thì 1200x450 , 1000x400 , 2000x500 .... Nhưng khi kiểm tra theo tiết diện chữ T thì tất cả đều đạt . Hoặc có thể tính toán bề rộng giới hạn khi nó chưa biến thành sàn 2 phương . tức là có thể tính nó như bản sàn 1 phương khi l1/l2 >2 . Và giới hạn kiểu gì . Nếu tính toán dầm bẹp , trên dầm có lực phân bố thì có thể tính bình thường , nếu lực phân bố như tường thì nhiều lúc giải quyết dầm bẹp là không hợp lý . Dầm bẹp phải kiểm tra nứt và võng là điều cực kỳ quan trọng Mômen quán tính như các bạn bàn luận là vật liệu đàn hồi áp dụng cho SBVL không phải áp dụng công thức đó cho bê tông cốt thép mà không được chuyển đổi .
anhtuannguyen0904
delta deus Anh ksminh ơi! Anh có thể nói rõ một chút được không anh? Sao tôi đọc câu này thấy mơ hồ ghê! Thanks anh nhiều!
delta deus
Robertol nghĩa là tải tường phân bố trên 1 diện tích 200 mm trở lại trong khi dầm bẹp thì 1200 chẳng hạn thì không hợp lý cho tính toán
Robertol
MrAn12345 Sơ đồ tính Dầm bẹt cũng giống như tính bản sàn nhưng có điều là bố trí cốt thép nhiều hơn thôi , bởi vì nó cũng là 1 loại dầm mà bạn . ^_^
MrAn12345
thanhthanh ai có đồ án kỹ thuật thi công 1 cho tôi với. Tôi đang làm nhưng không biết làm tư đâu. Ai có xin gửi vào Mail: congdoanh.ks6*. Xin trân trọng cảm ơn!
thanhthanh
Alegowasea Các Bac tham khảo nha. Giao Dầm Bẹt Và Cột
Alegowasea
profilmuoibay17 hình này lần trước có bác nào post rồi! Nút này có kể đến kháng chấn tạo nút cứng! Nếu có công trình thực tế nào làm rồi về dầm bẹp cốt thép thường thì gởi lên anh tôi tham khảo! Cám ơn!
profilmuoibay17
tieu sao Tôi thấy nhiều ý kiến của mọi người rất hay, theo ý của tôi: 1. Dựa vào quy đổi mômen kháng uốn của tiết diện dầm cao và dầm bẹt phải tương đương. 2. Kích thước dầm cao được chọn dựa vào điều kiện độ võng, vậy nên phải kiểm tra lại độ võng của dầm bẹt nữa. Mọi người góp ý thêm.
tieu sao
terrydoa theo e bít thì bề rộng bẹt từ 1/8-1/4 nhịp dầm.e có thắc mắc là khi tính thì chọ tdien dầm trc vậy thì khi tính sàn tôi tính như thế nào?kích thước của sàn tính từ mép dầm hay từ trục dầm?nếu tính từ mép dầm thì tải trọng tường quy đổi như thế nào? SV ko bít các bác chỉ giúp!
terrydoa
MichelPurn tôi thì không đọc tài liệu nhiều nên tôi không thấy quy định bề rộng dầm như bạn nói . mong bạn cho tôi biết quy định hay kinh nghiệm này trong cuốn nào vậy ? tôi thì không tính dầm bẹt ntn
MichelPurn
Winmordbet nghe thầy nói thế thôi.đang vướng cái đấy mà!huhu.giao cho tính sàn có dầm bẹt mà ko bít!help me!!!!!!1
Winmordbet
deptrainhatnha theo tôi nghĩ thì dầm bẹt cũng tính như dầm thường thôi, nó dựa trên cơ sỏ kết cấu tương đương của dầm cao thôi bạn ạh
deptrainhatnha
Vincentpype cụ thể là thế nào ạ?e có tìm hỉu cũng bít sơ sơ cánh tính rồi!nhưng còn vướng chỗ sàn:khi tính như thế thì quan niệm sàn là bản kê 4 cạnh là ngàm hay gối hay là 1 cái j khác?nếu xét đếm độ cứng thì ko bít thế nào!còn nếu ko phải ngàm thì khi xét các sàn conxon đưa ra từ dầm thì ko tính đc!cao thủ chỉ e với!e sv ko bít j!hihi
Vincentpype
test1212 thế nào là hiểu sơ sơ? sơ sơ là trên cơ sở kết cấu hay trên cơ sở nghĩ thế nào cho nó là vậy, trên cơ sở là tài liệu hay nghe thầy bảo? còn việc quan điểm ngàm hay bản kê 4 cạnh thì bạn cứ tính được sơ bộ kích thước dầm thì bàn tiếp hihi
test1212
terrydoa 350x1200;sàn e dày 18cm,thế là loại nào a?
terrydoa
profilmuoinam15 ô sàn tôi chia bao nhiêu mà sàn 18 cm? gắng thêm tí nữa là bằn sàn tầng hầm rồi đấy. hihi ô sàn 5m X ...? ah? cho anh nhịp, chiều cao thông thủy tầng, và yêu cầu kiến trúc nữa thì anh mới biết dầm bao nhiêu là hợp lí chứ
profilmuoinam15
profilmuoibon14 yêu cầu là phải tính dầm bẹt.ô sàn to nhất là 7.4x8.75m.e tính sàn theo đk (1/45-1/40)b sàn.và còn 1 vấn đề e mún hỏi các a là khi tính sàn,tải trg tường ngăn tôi chia đều cho dtich sàn đc ko hay phải từng ô sàn?vì tường ko nằm trên dầm.
profilmuoibon14
Happyspringla2007 Tải trọng tường ngăn và các tải trọng cộng thêm khác được tính toán tổng cộng rồi chia đều cho toàn bộ diện tích của sàn. Đây là cách tính gần đúng và được chấp nhận trong tk! Một vấn đề nữa khi thiết kế sàn dầm bẹt cũng cần phải kiểm tra chọc thủng của sàn. Vì cột tiết diện ngang tương đối nhỏ so với bề rộng của dầm bẹt. Khi đó, xem dầm bẹt như một bản sàn "dày hơn bình thường 1 chút"! Vài dòng!
Happyspringla2007
Rolandpr Mong các bác cho tôi phần hướng dẫn sử dụng file RCC42 với
Rolandpr
trytrytr tr453434 Việc tính toán dầm bẹt,lấy bề rộng 1m, hay 1mm ,hay toàn bộ tiết diện để tính không thể lấy bừa được. Trong ngành cầu có tiêu chuẩn quy định rõ ràng việc lực chọn dải bản tương đương (xét đến pham vi ảnh hưởng của hoạt tải,lực tập trung).Giả sử đối với dầm bẹt mà chỉ chịu tải phân bố thì vô tư, muốn cắt 1mm, 1m, hay bao nhiêu để tính thì tùy, nhưng với lực tập trung, thì phải tính phạm vi ảnh hửng của lực đó. Nôm na như 1 lực tập trung 1 tấn đặt trên bản 9999999999x500cm không thể lấy toàn bộ bề rộng b =9999999999 cm tham gia chịu lực, cũng không thể cho răng b= 1mm hay 1m tham gia làm việc được.
trytrytr tr453434
lightzar nếu tính toán dầm bẹt thì có khác gì không các bạn. vậy tôi hỏi không thấy ai nêu nội dung sàn 3d nhỉ nếu có thì khi tính toán với hệ dầm thành sàn có sườn không? nếu thế sơ đồ tính thế nào? ai biết giúp tôi với cám ơn
lightzar
Amen1402 Có cần kiểm tra độ võng không các bác nếu cho W bằng nhau để quy đổi?
Amen1402
tungch46 Để quy đổi dầm thường sang dầm bẹp thì cần dựa vào mômen kháng uốn, tính toán làm sao cho mô men kháng uốn của 2 dầm là như nhau: bh^2/6 = b1.h1^2/6. Căn cứ vào chiều cao thông thủy của nhà mà ta chọn chiều cao của dầm bẹp h1 trước, từ đó tính được bề rộng dầm bẹp b1=b.(h/h1)^2. Nhưng có một điều tôi đang băn khoăn, để đảm bảo về mặt độ võng cho phép thì phải so sánh tương đương về độ cứng, nghĩa là EJ=EJ1 hay J=J1. Lúc đó ta tính được bề rộng dầm bẹp b1=b.(h/h1)^3 sẽ lớn hơn bề rộng dầm bẹp chọn theo mô men kháng uốn. Vậy, nếu quy đổi chọn dầm bẹp theo mômen kháng uốn thì độ cứng của dầm bẹp sẽ bé hơn độ cứng của dầm thường. Do đó cần phải kiểm tra độ võng của dầm bẹp. Nếu chọn dầm bẹp theo tương đương về độ cứng (mô men quán tính) thì không cần phải kiểm tra độ võng. Vài ý kiến như trên, các bác chém tiếp!
tungch46
mtv_0201 ai có bài thiết kế dầm bẹt jup tôi với
mtv_0201
Edwandhext Vd : ở những chỗ mà trên đó có tường nhưng bạn lại không muốn có cây dầm ở chỗ đó(VD như ngay dưới đó là phòng khách chẳng hạn) Thì bắt buộc tại vị trí đó tôi phải bố trí thép sao cho nó đủ chịu lực(Như 1 cái dầm tại đó)==>Lúc này cắt ra theo bề ngang(Tại chỗ đó)1 đoạn 1m tính toán như dầm bình thường tôi hay tính đó ! ===>Trường hợp tính toán như thế này người ta hay gọi là : tính dầm bẹt đó !
Edwandhext

CÁC CÂU HỎI KHÁC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Thắc mắc - Cách tính toán toán khung tự chèn - Cần giúp đỡ !!!!!! (có 6 câu trả lời)
Cách bố trí hệ dầm & sàn cho kết cấu (có 8 câu trả lời)
Phản lực đầu cọc khác nhau giữa 2 mô hình đài cọc? (có 11 câu trả lời)
Cách tính toán vách theo ACI (có 14 câu trả lời)
Cho em hỏi về biện pháp xử lí cột bị thiếu thép? (có 8 câu trả lời)
Đặt cột lên dầm sonsle đà kiềng (có 6 câu trả lời)
Em bị chửi thế này có đúng không ạ? (có 24 câu trả lời)
Dầm Giằng Móng và Giằng Móng (có 11 câu trả lời)
bố trí thép dầm conson (có 16 câu trả lời)
Chọn sơ bộ tiết diện cột? (có 51 câu trả lời)
Cách xử lý thép nối cột không đủ chiều dài? (có 11 câu trả lời)
Hỏi cách thiết kế khung trục biên (có 6 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ hỏi vấn đề thay đổi khối công trình cao tầng (có 12 câu trả lời)
Cốt thép đơn,cốt thép kép? (có 6 câu trả lời)
Thắc mắc về Moment dầm trong Sap2000!! (có 14 câu trả lời)
Về kết cấu nối giữa 2 block cao tầng ! (có 9 câu trả lời)
Cốt thép sàn... lớn quá ???? (có 26 câu trả lời)
xử lý cột này thế nào ạ (có 9 câu trả lời)
Thép Sàn và Dầm (có 7 câu trả lời)
kết cấu nhà tường chịu lực (có 7 câu trả lời)
Tài liệu và ý kiến tính hồ nước mái? (có 29 câu trả lời)
bố trí lõi cứng cho khánh sạn cao tầng (có 8 câu trả lời)
Hỏi dầm cao (có 8 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ giáo trình tham khảo về phương pháp khung tương đương ! (có 8 câu trả lời)
Hỏi kinh nghiệm về thiết kế tường gạch 110, cao 3,6m (có 6 câu trả lời)
Khả năng chịu tải của tường (có 8 câu trả lời)
Thép cột trên lớn hơn thép cột dưới? (có 74 câu trả lời)
Cách tính toán toán cột bê tông cốt thép ? (có 24 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ hỏi về cách tính cột bê tông cốt thép? (có 27 câu trả lời)
Cốt đai cho thép gia cường của dầm? (có 25 câu trả lời)
Nhà 10 tầng làm mái tôn (có 14 câu trả lời)
Cấy Cột Lên Sàn !!! (có 17 câu trả lời)
Khi chay nội lực Etabs báo là unable to complete operation..... (có 14 câu trả lời)
Cách tính toán toán bản thành bể nước mái? (có 7 câu trả lời)
móng cho tháp nước (có 5 câu trả lời)
Mọi người làm ơn cho hỏi khung chịu lực ? (có 9 câu trả lời)
Tài liệu về thiết kế thi công 3D panel! (có 17 câu trả lời)
Cách tính toán vách theo UBC 97 zone 2 (có 9 câu trả lời)
Ứng suất tiếp max dầm chữ T? (có 12 câu trả lời)
Cách tính toán khung phẳng hay khung không gian (có 30 câu trả lời)
Có được trộn bê tông khác Mác với nhau không? (có 12 câu trả lời)
Làm ơn cho tớ giúp đỡ cách chọn tiết diện cột bằng thép hộp. (có 13 câu trả lời)
Giúp em về bản vẽ thi công... (có 13 câu trả lời)
Hệ số khí động nhà thép có cửa trời (có 8 câu trả lời)
Nhà thép CN 1 tầng, 3 nhịp ? (có 9 câu trả lời)
giúp em ký hiệu bản vẽ thép móng (có 16 câu trả lời)
Quan điểm tính toán nhà thép (có 35 câu trả lời)
Kết cấu thép nhịp lớn có khoét lỗ rỗng? (có 22 câu trả lời)
Vật liệu cho kêt cấu thép nhà cao tầng (có 9 câu trả lời)
So sánh tiết diện nào tốt hơn cho thanh dầm (có 22 câu trả lời)
... Xem thêm

CÁC BÀI GẦN ĐÂY

Mặt tiền nhà phố 5m

Mặt tiền nhà phố 5m

Thiết kế nhà Hải Phòng

Thiết kế nhà Hải Phòng

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Mặt tiền nhà ống 3 tầng đẹp

Báo giá xây nhà trọn gói

Báo giá xây nhà trọn gói

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

Nội thất shop thời trang Mr.John - Lê Lợi - Ngô Quyền - Hải Phòng

KHUYẾN MẠI HOT

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mặt tiền 5m ⭐ Đơn giá Xây trọn gói ⭐ Miễn phí Thiết kế nhà ⭐ Thiết kế nội thất
Kiến trúc nhà đẹp
"Công ty TNHH Xây dựng và nội thất Phương Vinh, và Văn phòng Kiến trúc Phương Anh là doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất và thi công tại Hải Phòng. Chất lượng các công trình do chúng tôi thiết kế đã mang lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng hơn 15 năm qua. Sự hài lòng của gia chủ là niềm vui của đội ngũ kiến trúc sư chúng tôi."

Công ty TNHH Xây dựng và Nội thất Phương Vinh

Văn phòng Kiến trúc Phương Anh

Địa chỉ: Số 2A phố Phụng Pháp - Đằng Giang - Ngô Quyền - Hải Phòng Hotline: KTS. Mr.Tuấn Anh 0901.291.666 KTS. Mrs.Phương 085.88.355.88 KTS. Mr.Thành 0912.308.118 Fanpage: facebook.com/maukientrucdep/
back to top

Từ khóa » File Excel Tính Dầm Bẹt