Cách Tìm Vecto Chỉ Phương Của đường Thẳng Cực Hay - Toán Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Cách tìm vecto chỉ phương của đường thẳng cực hay
Với Cách tìm vecto chỉ phương của đường thẳng cực hay Toán lớp 10 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập tìm vecto chỉ phương của đường thẳng từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Toán lớp 10.
A. Phương pháp giải
+ Cho đường thẳng d, một vecto u→ được gọi là VTCP của đường thẳng d nếu u→ có giá song song hoặc trùng với đường thẳng d.
+ Nếu vecto u→( a; b) là VTCP của đường thẳng d thì vecto k.u→ ( với k ≠ 0) cũng là VTCP của đường thẳng d.
+ Nếu đường thẳng d có VTPT n→( a; b) thì đường thẳng d nhận vecto n→( b; -a) và n'→( - b;a) làm VTPT.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là:
A. u1→ = (2; -3) B. u2→ = (3; -1) C. u3→ = (3; 1) D. u4→ = (3; -3)
Lời giải
Một VTCP của đường thẳng d là u→( 3; -1)
Chọn B
Ví dụ 2: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm A(-3; 2) và B( 1; 4) ?
A. u1→ = (-1; 2) B. u2→ = (2; 1) C. u3→ = (- 2; 6) D. u4→ = (1; 1)
Lời giải
+ Đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B nên đường thẳng này nhận vecto AB→( 4; 2) làm vecto chỉ phương .
+ Lại có vecto AB→ và u→( 2;1) là hai vecto cùng phương nên đường thẳng AB nhận vecto u→( 2;1) là VTCP.
Chọn B.
Ví dụ 3: Vectơ chỉ phương của đường thẳng = 1 là:
A. u4→ = (-2; 3) B. u2→ = (3; -2) C. u3→ = (3; 2) D. u1→ = (2; 3)
Hướng dẫn giải:
Ta đưa phương trình đường thẳng đã cho về dạng tổng quát:
= 1 ⇔ 2x + 3y - 6 = 0 nên đường thẳng có VTPT là n→ = (2; 3)
Suy ra VTCP là u→ = (3; - 2) .
Chọn B.
Ví dụ 4: Vectơ chỉ phương của đường thẳng d: 2x - 5y - 100 = 0 là :
A. u→ = (2; -5) B. u→ = (2; 5) C. u→ = (5; 2) D. u→=( -5; 2)
Lời giải
Đường thẳng d có VTPT là n→( 2 ;- 5) .
⇒ đường thẳng có VTCP là u→( 5 ; 2).
Chọn C.
Ví dụ 5 : Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm A(2 ; 3) và B( 4 ;1)
A. n→ = (2; -2) B. n→ = (2; -1) C. n→ = (1; 1) D. n→ = (1; -2)
Lời giải
Đường thẳng AB nhận vecto AB→( 2; -2) làm VTCP nên đường thẳng d nhận vecto
n→( 1; 1) làm VTPT.
Chọn C.
Ví dụ 6. Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục Ox
A. u1→ = (1; 0). B. u2→ = (0; -1) C. u3→ = (1; 1) D. u4→ = (1; - 1)
Lời giải
Trục Ox có phương trình là y= 0; đường thẳng này có VTPT n→( 0;1)
⇒ đường thẳng này nhận vecto u→( 1; 0) làm VTCP.
⇒ một đường thẳng song song với Ox cũng có VTCP là u1→=(1; 0).
Chọn A.
Ví dụ 7: Cho đường thẳng d đi qua A( 1; 2) và điểm B(2; m) . Tìm m để đường thẳng d nhận u→( 1; 3) làm VTCP?
A. m = - 2 B. m = -1 C. m = 5 D. m = 2
Lời giải
Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B nên đường thẳng d nhận vecto AB→( 1; m - 2) làm VTCP.
Lại có vecto u→( 1; 2) làm VTCP của đường thẳng d. Suy ra hai vecto u→ và AB→ cùng phương nên tồn tại số k sao cho: u→ = kAB→
⇒
Vậy m= 5 là giá trị cần tìm .
Chọn C.
Ví dụ 8: Cho đường thẳng d đi qua A(- 2; 3) và điểm B(2; m + 1) . Tìm m để đường thẳng d nhận u→( 2; 4) làm VTCP?
A. m = - 2 B. m = -8 C. m = 5 D. m = 10
Lời giải
Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B nên đường thẳng d nhận vecto AB→( 4; m - 2) làm VTCP.
Lại có vecto u→(2; 4) làm VTCP của đường thẳng d. Suy ra hai vecto u→ và ab→ cùng phương nên tồn tại số k sao cho: u→ = kAB→
Vậy m = 10 là giá trị cần tìm .
Chọn D.
Ví dụ 9. Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm A( a; 0) và B( 0; b)
A. u→( -a; b) B. u→( a; b) C. u→( a + b; 0) D. u→( - a; - b)
Lời giải
Đường thẳng AB đi qua điểm A và B nên đường thẳng này nhận AB→(-a;b) làm vecto chỉ phương.
Chọn A.
Ví dụ 10 . Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là u→ = (-2; -5) . Đường thẳng ∆ vuông góc với d có một vectơ chỉ phương là:
A. u1→ = (5; -2) B. u2→ = (-5; 2) C. u3→ = (2; 5) D. u4→ = (2; -5)
Lời giải
Khi hai đường thẳng vuông góc với nhau thì VTCP của đường thẳng này là VTPT của đường thẳng kia nên :
Lại có hai vecto u∆→( -2; -5) và u→( 2;5) cùng phương nên đường thẳng ∆ nhận vecto u→( 2; 5) làm VTCP.
Chọn C.
Ví dụ 11. Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là u→ = (3; -4). Đường thẳng ∆ song song với d có một vectơ pháp tuyến là:
A. n1→ = (4; 3) B. n2→ = (- 4; 3) C. n3→ = (3; 4) D. n4→ = (3; - 4)
Lời giải
Khi hai đường thẳng song song với nhau thì VTCP ( VTPT) của đường thẳng này cũng là VTCP (VTPT) của đường thẳng kia nên:
→ u∆→ = ud→ = (3; -4) → n∆→ = (4; 3)
Chọn A
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng song song với trục Oy?
A. u1→ = (1; 0). B. u2→ = (0; 1) C. u3→ = (1; 1) D. u4→ = (1; -1)
Lời giải:
Đáp án: B
Trả lời:
Trục Oy có phương trình tổng quát là : x= 0. Đường thẳng này nhận vecto n→(1;0) làm VTPT.
⇒ Đường thẳng x= 0 nhận vecto u→( 0; 1) làm VTCP.
⇒ Một đường thẳng song song với Oy cũng có VTCP là j→(0;1)
Câu 2: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua hai điểm A(1;2) và B( -3;6)
A. u→( 1; 1) B. u→( 1; -1) C. u→( 2; -3) D. u→(- 1; 2)
Lời giải:
Đáp án: B
Trả lời:
Đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B nên nhận vecto AB→( -4; 4) VTCP .
Lại có hai vecto AB→( -4;4) và u→( 1; -1) là hai vecto cùng phương .
⇒ đường thẳng AB nhận vecto u→( 1; -1) làm VTCP.
Câu 3: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng đi qua gốc tọa độ O( 0; 0) và điểm M( a; b)
A. u→( 0; a + b) B. u→( a; b) C. u→( a; - b) D. u→( -a; b)
Lời giải:
Đáp án: B
Trả lời:
Đường thẳng OM đi qua điểm M và O nên đường thẳng này nhận OM→( a;b) làm vecto chỉ phương.
Câu 4: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng đi qua hai điểm A(1; -8) và B(3; -6)
A. n1→ = (2; 2). B. n2→ = (0; 0) C. n3→ = (8; -8) D. n4→ = (2; 3)
Lời giải:
Đáp án: C
Trả lời:
Đường thẳng AB đi qua hai điểm A và B nên đường thẳng này nhận vectơ AB( 2;2) làm VTCP.
Lại có: AB→( 2;2) và n→( 8; -8) vuông góc với nhau( vì tích vô hướng của hai vecto đó bằng 0)
⇒ đường thẳng AB nhận vecto n→( 8; -8) là VTPT.
Câu 5: Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là u→ = (2; -1). Trong các vectơ sau, vectơ nào là một vectơ pháp tuyến của d?
A. n→( -1; 2) B. n→(1; -2) C. n→(-3; 6) D. n→( 3;6)
Lời giải:
Đáp án: D
Trả lời:
Đường thẳng d có VTCP là u→( 2;-1) nên đường thẳng này có VTPT là n→( 1;2) .
Lại có vecto n'→(3;6) cùng phương với vecto n→ nên đường thẳng đã cho nhận vecto
n'→(3;6) làm VTPT.
Câu 6: Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là n→ = (4; -2) . Trong các vectơ sau, vectơ nào là một vectơ chỉ phương của d?
A. u1→ = (2; -4) B. u2→ = (-2; 4) C. u3→ = (1; 2) D. u4→ = (2; 1)
Lời giải:
Đáp án: C
Trả lời:
Đường thẳng d có VTPT n→( 4; -2) nên có VTCP u→(2;4) .
Mà u→( 2;4) và v→( 1;2) cùng phương nên đường thẳng đã cho nhận v→( 1;2) làm VTCP.
Câu 7: Đường thẳng d có một vectơ chỉ phương là u→ = (3; -4). Đường thẳng ∆ vuông góc với d có một vectơ pháp tuyến là:
A. n1→ = (4; 3) B. n2→ = (-4; -3) C. n3→ = (3; 4) D. n4→ = (3; - 4)
Lời giải:
Đáp án: D
Trả lời:
Khi hai đường thẳng vuông góc với nhau thì VTCP của đường thẳng này là VTPT của đường thẳng kia nên :
→ n∆→ = ud→ = (3; -4)
Câu 8: Đường thẳng d có một vectơ pháp tuyến là n→ = (-2; -5) . Đường thẳng song song với d có một vectơ chỉ phương là:
A. u1→ = (5; -2) B. u2→ = (-5; -2) C. u3→ = (2; 5) D. u4→ = (2; -5)
Lời giải:
Đáp án: A
Trả lời:
Khi hai đường thẳng song song với nhau thì VTCP ( VTPT) của đường thẳng này cũng là VTCP (VTPT) của đường thẳng kia nên:
→ n∆→ = ud→ = (-2; -5) → u∆→ = (5; -2)
Câu 9: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của đường thẳng d ?
A. u1→ = (6; 0) . B. u2→ = (-6; 0). C. u3→ = (2; 6). D. u4→ = (0; 1).
Lời giải:
Đáp án: D
Trả lời:
Đường thẳng d: nên VTCP u→ = (0; 6) = 6(0; 1)
Ta chọn u→ = (0 ; 1)
Câu 10: Vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của d:
A. n1→ = (2; -1) . B. n2→ = (-1; 2) . C. n3→ = (1; -2) . D. n4→ = (1; 2) .
Lời giải:
Đáp án: D
Trả lời:
d: → ud→ = (2; -1) → nd→ = (1; 2)
Câu 11: Vectơ nào dưới đây là một vectơ chỉ phương của d: 2x - 3y + 2018 = 0
A. u1→ = (-3; -2) . B. u2→ = (2; 3) . C. u3→ = (-3; 2) . D. u4→ = (2; -3) .
Lời giải:
Đáp án: A
Trả lời:
Đường thẳng d: 2x - 3y + 2018 = 0 có VTPT nd→ = (2; -3)nên ud→ = (3; 2) là một VTCP của d.
⇒ Vecto ( - 3; -2) cũng là VTCP của đường thẳng d.
Câu 12: Đường trung trực của đoạn thẳng AB với A( -3; 2); B(-3; 3) có một vectơ pháp tuyến là:
A. n1→ = (6; 5). B. n2→ = (0; 1) . C. n3→ = (-3; 5) . D. n4→ = (-1; 0) .
Lời giải:
Đáp án: B
Trả lời:
Gọi d là trung trực đoạn AB.
Suy ra đường thẳng d vuông góc với AB.
⇒ AB→( 0;1) là một VTPT của đường thẳng d.
Câu 13: Cho đường thẳng d đi qua A(-1; 2) và điểm B(m; 3) . Tìm m để đường thẳng d nhận u→( -2; 1) làm VTCP?
A. m = - 2 B. m = -1 C. m = - 3 D. m = 2
Lời giải:
Đáp án: C
Trả lời:
Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B nên đường thẳng d nhận vecto AB→( m + 1; 1) làm VTCP.
Lại có vecto u→( -2; 1) làm VTCP của đường thẳng d. Suy ra hai vecto u→ và AB→ cùng phương nên tồn tại số k sao cho: u→ = kAB→
Vậy m = - 3 là giá trị cần tìm .
Từ khóa » Hai đường Thẳng Vuông Góc Thì Vecto Pháp Tuyến
-
Vectơ Pháp Tuyến Là Gì? Cách Tìm Vectơ Pháp Tuyến Của đường ...
-
1. Vectơ Chỉ Phương Của đường Thẳng - Củng Cố Kiến Thức
-
Xác định Vectơ Pháp Tuyến Của đường Thẳng Trong Oxy
-
Lý Thuyết Hai Đường Thẳng Vuông Góc Và Bài Tập Vận Dụng
-
Lý Thuyết Phương Trình đường Thẳng | SGK Toán Lớp 10
-
Vectơ Pháp Tuyến Của đường Thẳng
-
Đường Thẳng D Có Một Vectơ Pháp Tuyến Là . Đường Thẳng Vuông ...
-
Đường Thẳng (d) Có Một Vectơ Pháp Tuyến Là Vecto N (2
-
Cách Xác định Vectơ Pháp Tuyến Của đường Thẳng Trong Mặt Phẳng
-
Cách Tìm Vecto Pháp Tuyến Của đường Thẳng Hay, Chi Tiết - Toán Lớp 10
-
Vectơ Chỉ Phương Và Vectơ Pháp Tuyến Của Một đường Thẳng
-
Đường Thẳng (d) Có Một Vectơ Pháp Tuyến Là Vecto N (2
-
[DOC] BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG TRONG ...