Cách Tính Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Cho Mọi Ngôi Nhà
Có thể bạn quan tâm
Xây nhà hợp phong thủy là điều mà bất cứ gia đình nào cũng mong muốn. Tuy nhiên để tạo nên phong thủy đẹp về tổng thể cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cách tính bậc cầu thang là một trong những điều không nên bỏ qua. Nếu bạn quan tâm đến cách tính, cách chia và bố trí cầu thang theo phong thủy, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Wedo nhé.
Vai trò của cầu thang trong ngôi nhà của bạn
Cầu thang có một vai trò khá quan trọng trong kết cấu của mỗi ngôi nhà. Một ngôi nhà nhiều tầng cần có cầu thang để kết nối không gian, đồng thời tạo nên những nét đẹp riêng cho ngôi nhà của bạn. Cùng tìm hiểu những vai trò chi tiết về cầu thang dưới đây nhé.
Cầu thang giúp kết nối không gian
Vai trò đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi nhắc đến cầu thang đó là sự kết nối không gian trong cùng một ngôi nhà với nhau. Ngôi nhà của bạn xây 1 tầng thì không cần đến cầu thang, nhưng nếu 2 tầng, thậm chí 5 tầng hay nhiều hơn nữa thì cầu thang là yếu tố không thể thiếu trong ngôi nhà của bạn.
Cầu thang kết nối không gian trong nhà bạnCầu thang được ví như cầu nối giao thông đi từ tầng này lên tầng khác, giúp ngôi nhà của bạn có sự liên kết chặt chẽ đồng thời tạo sự thuận tiện khi di chuyển. Vì vậy kiến trúc sư khi thiết kế nhà nhiều tầng rất tỉ mỉ trong việc bố trí cầu thang ở đâu, diện tích như thế nào để phù hợp với không gian tổng thể.
Đặc biệt là các nhà phố có diện tích nhỏ, xây nhiều tầng để tiện lợi hơn trong sinh hoạt thì việc sử dụng cầu thang lại rất quan trọng. Trong trường hợp này, bạn có thể thiết kế cầu thang với lan can bằng kính để không gian thông thoáng và rộng hơn.
Cầu thang tôn lên vẻ đẹp nội thất cho ngôi nhà của bạn
Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, cầu thang cũng là một trong những yếu tố được nhiều gia đình quan tâm. Cầu thang là nơi có nhiều vách tường trống,thường xuyên qua lại nên việc trang trí sẽ được chú trọng hơn rất nhiều.
Tùy vào diện tích của từng ngôi nhà sẽ thiết kế cầu thang như thế nào. Bạn có thể thiết kế cầu thang vòng, cầu thang xoắn ốc… với màu sơn nhẹ nhàng hoặc nổi bật, họa tiết cầu kỳ hay sử dụng các chất liệu như đá, gỗ, sỏi…
Bạn có thể trang trí cầu thang thêm tranh ảnh, các đồ dùng trang trí hay cây xanh ở chiếu nghỉ để tạo độ lung linh, huyền ảo cho không gian sống. Đó cũng là cách trang trí cho mái ấm của bạn trở nên hài hòa hơn rất nhiều đó.
Nếu cầu thang của bạn có thiết kế phù hợp với không gian tổng thể, màu sắc hài hòa với màu sơn tường hay làm điểm nhấn cho ngôi nhà, chắc chắn tính thẩm mỹ sẽ được tăng lên rất nhiều. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên rộng rãi, thông thoáng hay dễ chịu nhờ vào cách bố trí cầu thang nữa đó.
Yếu tố phong thủy của cầu thang
Nhiều người nghĩ rằng, cầu thang chỉ là một trong những hạng mục trong thiết kế nhà ở. Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thủy, cầu thang lại có ý nghĩa trong phong thủy cũng như ảnh hưởng đến phong thủy chung của toàn bộ ngôi nhà.
Cầu thang không chỉ là phương tiện kết nối các không gian trong nhà mà còn được xem là đường dẫn khí lưu thông từ tầng này đến tầng khác. Vì vậy, cầu thang rộng rãi, sáng sủa, không bị tù túng sẽ kích thích năng lượng tích cực, năng lượng tốt cho ngôi nhà của bạn.
Để biết cầu thang trong ngôi nhà của bạn có hợp phong thủy hay không, bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé, chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin bổ ích để bạn tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày đó.
Những nguyên tắc quan trọng khi thiết kế cầu thang
Vị trí đặt cầu thang
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ khi bắt tay vào thiết kế cầu thang đó là vị trí đặt cầu thang. Vị trí nào phù hợp để đặt cầu thang, tiện lợi khi sử dụng và không phạm vào phong thủy nhà ở.
Đối với nhà biệt thự, bạn nên đặt cầu thang ở khoảng giao giữa các phòng nhưng tránh vị trí giữa trung cung, thường là giữa bên trái hoặc bên phải của ngôi nhà.
Đối với nhà biệt thự chữ L hay chữ U, bạn nên dùng la bàn để xác định vị trí Trung cung và đặt ở khoảng giữa các phòng quan trọng, thường là đặt đối diện không gian phòng khách và giữa phòng bếp ăn, phòng bếp.
Đối với nhà ống, cầu thang thường bố trí kết hợp giếng trời hoặc nhà vệ sinh ở khoảng giữa 2 phần trước sau của ngôi nhà nhưng cũng lùi về mép tường trái hoặc phải để tránh Trung cung. Hoặc cũng có thể bố trí đẩy cầu thang lùi xuống phía sau hoặc phía trước ngôi nhà nếu ngôi nhà quá hẹp không thể tránh trung cung.
Đối với nhà ngang, cầu thang nên đặt lệch về bên hông trái hoặc hông phải của ngôi nhà để tránh trường hợp cầu thang đối diện cửa chính, không tốt cho phong thủy.
Trong những căn nhà quá nhỏ hẹp chỉ khoảng dưới 40m2 hoặc 30m2 có thể bố trí cầu thang kết hợp phòng khách nhưng nên thiết kế cầu thang sát tường và hướng ra phía mặt tiền.
Độ rộng và độ cao của cầu thang
Nguyên tắc thứ hai cần lưu ý về thiết kế cầu thang đó là độ rộng và độ cao. Độ rộng và độ cao của cầu thang cần có sự phù hợp với tổng thể ngôi nhà và tiện nghi khi sử dụng.
Độ rộng của cầu thang phải đảm bảo cho người đi thấy thoải mái, do đó thường bố trí từ 75 – 120cm. Độ rộng trung bình của bậc thang nhà ở là 24 – 27cm, chiều cao của bậc thang là 16 – 19cm. Đây là kích thước trung bình thường sử dụng, tuy nhiên bạn có thể dựa trên diện tích thực tế của ngôi nhà để thay đổi kích thước cho phù hợp.
Nguyên tắc số bậc cầu thang
Bên cạnh vị trí, độ rộng và chiều cao thì một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là số bậc của cầu thang. Theo quan niệm của người phương Đông, số bậc thang nên rơi vào các Sinh. Số Sinh sẽ được tính theo công thức đó là 4n + 1, tương đương 13, 17, 21, 25…
Đây là những con số có ý nghĩa trong phong thủy, mang đến sức khỏe, may mắn, tài lộc cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
Chiếu nghỉ của cầu thang
Chiếu nghỉ có vai trò dùng để nghỉ chân trong quá trình đi lại trên cầu thang. Chiếu nghỉ sẽ được bố trí ở khoảng giữa của các số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại cảm giác thoải mái, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang.
Vì vậy cầu thang nào cũng nên có chiếu nghỉ, vừa đảm bảo công năng trong sinh hoạt, vừa đảm bảo phong thủy cho ngôi nhà của bạn.
Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy phù hợp mọi ngôi nhà
Cách chia bậc cầu thang theo vòng Trường sinh
Vòng trường sinh là gì?
Vòng trường sinh là 12 sao tương đương với 12 giai đoạn, thể hiện quy luật sinh trưởng, tồn tại, phát triển và kết thúc của vạn vật trong đời sống tự nhiên. 12 giai đoạn phát triển này là quy luật chung của cuộc sống mà bất kỳ ai, bất kỳ vạn vật nào cũng phải tuân theo, không tránh được.
Cách tính bậc cầu thang theo vòng Trường sinh12 giai đoạn này tương đương với quỹ đạo như sau:
1. Trường sinh (sinh ra) | 7. Bệnh (ốm đau) |
2. Mộc dục (tắm rửa) | 8. Tử (chết) |
3. Quan đới (phát triển) | 9. Mộ (nhập mộ) |
4. Lâm quan (trưởng thành) | 10. Tuyệt (tan rã) |
5. Đế vượng (cực thịnh) | 11. Thai (phôi thai) |
6. Suy (suy yếu) | 12. Dưỡng (thai trưởng) |
Tương ứng với 12 giai đoạn này sẽ là các vận thế cát hung như sau:
STT | Giai đoạn | Ý nghĩa | Cát/Hung |
1 | Trường sinh | Giai đoạn vạn vật bắt đầu sinh sôi, hình thành, khí lực căng tràn, đầy sức sống | Vượng |
2 | Mộc dục | Vạn vật bắt đầu nhô lên, sống độc lập, con người giống như trẻ nhỏ đã biết tự tắm rửa | Vượng |
3 | Quan đới | Vạn vật trưởng thành, ra sức rèn luyện để kiến lập công danh | Vượng |
4 | Lâm quan | Giai đoạn thịnh vượng, tài năng được khẳng định | Rất vượng |
5 | Đế vượng | Muôn vật chín muồi, vạn vật phát triển cực thịnh, hoàn thiện đầy đủ về thể chất và tinh thần, trí tuệ cũng như tài năng | Rất vượng |
6 | Suy | Sự vật phát triển cực thịnh bắt đầu có dấu hiệu già cỗi và suy nhược | Xấu |
7 | Bệnh | Sự già cỗi và lão hóa dẫn đến bệnh tật, các cơ quan không còn nguyên vẹn dẫn đến thoái trào | Xấu |
8 | Tử | Kết thúc quá trình phát triển, chấm dứt một giai đoạn một thời kỳ | Rất xấu |
9 | Mộ | Sau khi chết con người quay về với đất | Rất xấu |
10 | Tuyệt | Thể xác con người phân hủy, không còn hình hài ban đầu | Rất xấu |
11 | Thai | Giai đoạn vạn vật được thụ thai, hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành để hình thành sự sống | Trung Bình |
12 | Dưỡng | Thời kỳ hấp thụ khí chất âm dương ngũ hành của vũ trụ để chuẩn bị chào đời | Trung Bình |
Bố trí số bậc cầu thang
Theo vòng trường sinh, bố trí số bậc cầu thang chia làm 2 phần là: Động khẩu và lai mạch.
+ Động khẩu được tính từ 1 – 3 bậc đầu
+ Lai mạch là phần còn lại gồm cả thân thang và chiếu nghỉ
Với phép bố trí động khẩu sẽ có 3 phép bố trí như sau:
Phép tiếp mạch áp dụng cho những ngôi nhà bố trí cầu thang trong cùng, phía sau, khuất lấp, chật hẹp tà hoành. Do đó phần động khẩu phải dùng tối thiểu 3 bậc nằm trọn vẹn trong cung bậc tốt, mới đủ hấp thụ cát khí chuyển đến lai mạch.
Phép thừa khí dùng cho những ngôi nhà có cầu thang ở phía ngoài thẳng hướng vào nhà, hay gần cửa ra vào. Khi đó phần Động khẩu chỉ cần dùng một bậc nằm trong cung vị tốt là được.
Phép khi mạch kiêm thu: phép này dùng cho trường hợp khí đến bình ổn, vừa phải, không mạnh cũng không yếu, không quá trực cấp cũng không quá để phục (như những nhà bố trí cầu thang ở khoảng giữa nhà, ở ngăn thứ hai, bố trí không trực hướng với cửa…) Do đó phần động khí khẩu chỉ cần dùng 2 bậc đặt nằm trong cung vị tốt. Một bậc thụ khí, một bậc chuyển mạch nên mới gọi là khí mạch kiêm thu.
Còn với bố trí lai mạch phụ thuộc nhiều vào động khẩu. Nếu động khẩu ở cung vị tốt thì phần lai mạch cũng sẽ tốt.
Hướng cầu thang trong vòng Trường sinh
Khi nói đến hướng cầu thang là nói đến hướng của động khẩu và hướng của lai mạch. Nếu cầu thang của bạn hội tụ hai hướng này tốt sẽ tốt cho phong thủy.
Tuy nhiên để lựa chọn, phong thủy vẫn quan trọng hướng động khẩu hơn. Hướng của cầu thang là hướng lấy từ trên đi xuống, ngược lại với hướng mũi tên trong bản vẽ kiến trúc. Vì vậy đây là hướng Động khẩu và lấy hướng đối diện làm tọa của cầu thang.
Số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh
Nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh
Nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh
Nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh
Nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh
Nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh
Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc 1 là sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm 1 vòng mới. Lấy số bậc rơi vào các cung Trường Sinh, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Mộ, Thai làm Cát, số bậc rơi vào các cung còn lại là Hung.
Số bậc ra Trường sinh, Thai: chủ về phúc đức
Số bậc ra Quan đới: chủ về học hành, khoa cử
Số bậc ra Lâm quan: chủ về phát tài, phát lộc
Số bậc ra Đế vượng: chủ về địa vị, quan chức
Số bậc ra Mộ: chủ về thiền địa, tăng thọ
Tương ứng với cách tính đó, bạn có thể suy ra số bậc cầu thang của từng mệnh đó là:
+ Nhà hình Kim số bậc là bậc: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
+ Nhà hình Mộc số bậc là bậc: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…+ Nhà hình Thủy số bậc là bậc: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…+ Nhà hình Hỏa số bậc là bậc: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…+ Nhà hình Thổ số bậc là bậc: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…Cách chia bậc cầu thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử là gì?
Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử được ông cha áp dụng trong xây dựng từ khá lâu, lấy vòng đời của đời người để làm nguyên tắc đóng cầu thang.
Sinh: chào đời, đón nhận cuộc sống mới với năng lượng trẻ trung và tràn đầy sinh khí.
Lão: giai đoạn già nua, héo úa, tất cả các mặt có sự lão hóa, năng lượng dần cạn kiệt
Bệnh: sau khi già và lão hóa, bệnh tật và ốm đau sẽ tìm đến, khiến con người mệt mỏi, sức khỏe sa sút
Tử: cái chết chia lìa, kết thúc sự sống và vòng đời của 1 con người
Trong 4 cung trên thì cung Sinh là cung tràn ngập năng lượng và được mong chờ nhiều nhất. Ứng dụng phong thủy trong việc chọn số bậc cầu thang, gia chủ nào cũng có mong muốn sở hữu số bậc cầu thang trong nhà rơi vào cung Sinh.
Cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Cách tính bậc cầu thang dựa treo quy luật này đó là đếm từ bậc đầu tiên là Sinh, tiếp đó là Lão, tiếp đến là Bệnh và cuối cùng là Tử. Khi vòng này kết thúc, chúng ta lại bắt đầu với Sinh.
Bậc 1: Sinh
Bậc 2: Lão
Bậc 3: Bệnh
Bậc 4: Tử
Bậc 5: Sinh
Bậc 6: Lão
Bậc 7: Bệnh
Bậc 8: Tử
Bậc 9: Sinh
Bậc 10: Lão
Bậc 11: Bệnh
Bậc 12: Tử
Bậc 13: Sinh
…
Như vậy số bậc cầu thang đẹp trong nhà tương ứng với các số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kỳ lặp lại.
Ví dụ: nhà bạn 2 tầng, có nghĩa là phải đóng 1 bộ cầu thang và muốn bậc cầu thang cuối cùng rơi vào cung Sinh thì có thể tính toán như sau:
Bạn dự định khoảng cách từ điểm đầu cho đến điểm cuối là 5 chu kỳ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) thì có thể áp dụng công thức sau đây để tính số bậc:
Số bậc = 4*5 + 1 = 21 bậc.
Như vậy chắc chắn bậc cuối cùng thứ 21 này nhất định sẽ rơi vào cung Sinh.
Những lỗi phong thủy thường gặp khi đặt cầu thang
Cầu thang đặt ở giữa nhà hoặc văn phòng làm việc: Đây là vị trí xấu trong phong thủy bởi nếu đặt cầu thang ở đây sẽ rút cạn năng lượng ngôi nhà của bạn, sớm muộn gì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tiền tài của bạn. Vì vậy bạn nên tránh vị trí này nhé.
Cầu thang đặt thẳng hàng với cửa ra vào: Nếu cầu thang đặt thẳng với cửa chính,bạn đang tạo ra một năng lượng bất ổn cho ngôi nhà. Vì vậy nên tránh vị trí đối diện cửa ra vào nhé.
Cầu thang theo 1 trong 3 hướng : hướng Đông (đại diện cho sức khỏe), hướng Tây Nam (đại diện cho tình duyên) và hướng Đông Nam (đại diện cho tài lộc). Nếu bạn buộc phải bố trí cầu thang ở những vị trí trên, cần chắc chắn bạn hiểu rõ làm cách nào để gắn kết năng lượng của cầu thang.
Bậc cầu thang không nên bị lõm hay hở bởi nó làm ảnh hưởng đến sự tích lũy của cải.
Cầu thang phải có độ vững chắc. Tránh cầu thang “kẽo kẹt” và lan can “lung lay”. Đồng thời lắp thêm đèn ở cầu thang để không gian luôn sáng và thông thoáng.
Tránh đặt nước (non bộ) dưới chân cầu thang bởi điều này sẽ cản trở sự thành công của thế hệ thứ hai trong gia đình.
Hạn chế chọn màu đỏ khi trang trí cầu thang
Tránh đặt cầu thang xoắn ốc vì đây là một điềm gở. Càng nguy hại hơn khi cầu thang đó đặt giữa nhà. Đặc biệt không dùng cầu thang xoắn quanh cột. Loại cầu thang này sẽ tạo một khí xoắn quanh cột khiến Dương khí bị xoắn lại hại gia chủ và người nam trong nhà.
Tránh làm cầu thang quá dài từ tầng này lên tầng khác. Cầu thang càng dài thì khí càng yếu.
Tuyệt đối kiêng kỵ đặt cầu thang đi từ phía sau nhà đi lên. Bởi vì, khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau. Nếu cầu thang đặt đi từ phía sau nhà lên các tầng trên sẽ lần lượt suy khí. Người ở trong nhà sức khỏe, tài lộc sẽ suy giảm. Thậm chí khi dương khí suy kiệt nặng, âm khí vượng sẽ dễ mắc các bệnh hoang tưởng và thần kinh
Phong thủy trong ngôi nhà rất quan trọng, mang đến vượng khí nếu phong thủy tốt hoặc ngược lại. Vì vậy cách tính bậc cầu thang theo phong thủy hi vọng sẽ là những thông tin bổ ích để quý bạn đọc tham khảo cũng như hiểu rõ hơn về thiết kế hạng mục này trong ngôi nhà của bạn.
Từ khóa » Cách Chia Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy
-
Bật Mí Cách Tính Bậc Cầu Thang đúng Phong Thủy Tránh Bệnh, Tử
-
Số Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Và Cách Tính ... - Blog On Home Asia
-
Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Theo Phong Thuỷ Chuẩn Nhất
-
Cách Chia Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy – Chuyện Nhỏ Không Thể ...
-
Cách Tính Bậc Cầu Thang Phong Thủy Chuẩn Giúp Tránh Rước Bệnh ...
-
Cách Tính Bậc Cầu Thang đạt Chuẩn Và Tốt Theo Phong Thủy
-
Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Cho Nhà ống Theo Chiều Cao Tầng Và ...
-
Tiết Lộ Cách CHIA BẬC CẦU THANG Chuẩn Phong Thủy Giúp Gia ...
-
Cách Chia Bậc Cầu Thang Hợp Phong Thủy Cho Mọi Ngôi Nhà
-
Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Hợp Phong Thủy Cho Mọi Ngôi Nhà
-
Công Thức Chia Bậc Cầu Thang - Cách Hóa Giải Cầu Thang Rơi Vào ...
-
Cách Tính Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Đạt Chuẩn Rước Tài Lộc
-
Cách Chia Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Mang Tài Lộc, May Mắn
-
Cách Tính Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy đơn Giản Mà Cực Kỳ Chuẩn