Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Mới Nhất 2022

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất năm 2024 Tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là quyền lợi của người lao động khi đến đủ điều kiện lãnh, hưởng, nhận BHXH theo quy định. Tuy nhiên việc xác định cách tính, mức hưởng và quyền lợi liên quan sao cho đúng là vướng mắc của nhiều người lao động mà không phải ai cũng hiểu và áp dụng đúng quy định. Qua bài viết dưới đây Luật Minh Gia tư vấn chi tiết về BHXH 1 lần, hỗ trợ tính BHXH 1 lần Online như sau:

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn, hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
  • 2. Cách tính Bảo hiểm xã hội một lần thế nào?
    1. 2.1 - Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
    2. 2.2 - Quy định mức tính bảo hiểm xã hội một lần
    3. 2.3 - Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần
  • 3. Tư vấn về cách tính BHXH và nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần
    1. 3.1 Thứ nhất, về tính bảo hiểm xã hội một lần
    2. 3.2 Thứ hai, về địa điểm nhận bảo hiểm xã hội một lần
  • 4. Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần​ như thế nào?

1. Tư vấn, hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Để giải quyết vướng mắc của quý khách hàng về cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần, thủ tục hưởng, lãnh BHXH một lần, rút tiền BHXH một lần và mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Luật Minh Gia mở rộng phạm vi giải đáp qua tổng đài điện thoại, qua đây, mọi vướng mắc của bạn sẽ được luật sư của chúng tôi tư vấn nhanh nhất.

- Bạn có thể tham khảo thêm nội dung chúng tôi đã tư vấn miễn phí đối với trường hợp cụ thể, nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

2. Cách tính Bảo hiểm xã hội một lần thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư Công ty Luật Minh Gia, cho tôi hỏi trường hợp: Công ty tôi có người đóng BHXH được 30 tháng đóng từ tháng 07/20xx đến tháng 12/20xx thì báo nghỉ và không muốn tiếp tục đóng nữa mà muốn nhận BHXH 1 lần và bảo tính dùm.Tôi tính như thế này có đúng không?

Tháng 07 đến tháng 1/2014 mức đóng là : 1.765.500 x 6 = 10.593.000 đồng

Tháng 01 đến tháng 12/2014 mức đóng là : 1.900.000 x 12 = 22.800.000 đồng

Tháng 01 đến tháng 12/2015 mức đóng là : 2.150.000 x 12 = 25.800.000 đồng

Tổng thời gian đóng là : 6 + 12 + 12 = 30 tháng

Tổng lương đóng là : 10.593.000 + 22.800.000 + 25.800.000 = 59.193.000 đồng

Lương bq = 59.193.000/30=1.973.100, 30 tháng đóng tôi tính là được 3 năm (6-12 tháng tính 1 năm ,12-24 tháng tính là 2 năm) 1.973.100x1.5x3 năm=8.878.950

Tôi có vào vài trang mạng tham khảo thì thấy họ tính là đóng là đủ 3 tháng đến dưới 7 tháng tính 1 năm và từ đủ 7 tháng -12 tháng tính 1 năm,nếu tính như vậy thì công ty tôi chỉ được tính là 2.5 năm?) và tôi thấy từ ngày 1/1/2016 BHXH 1 lần sẽ được tính là trước năm 2014 tính 1.5tháng từ năm 2014 trở đi tính 2 tháng vậy công ty tôi có được tính theo 2 tháng từ năm 2014 trở đi không?) Xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, để giải quyết vấn đề bạn thắc mắc cần xác định các vấn đề sau:

- Điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

''1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."

- Quy định mức tính bảo hiểm xã hội một lần

..."2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này."

Tại Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Cụ thể là: “2. mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.”

Ngoài ra: Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

- Công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Đối chiếu quy định pháp luật thì trong trường hợp của bạn, cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần cụ thể là:

Tháng 07/2013 – 12/2013 (thời gian 6 tháng – mức lương là 1.765.500): 1.765.500 x 6 = 10.593.000

Tháng 01/2014 – 12/2014 (thời gian 12 tháng – mức lương là 1.900.000): 1.900.000 x 12 = 22.800.000

Tháng 01/2015 đến 12/2015 (thời gian 12 tháng – mức lương là 2.150.000): 2.150.000 x 12 = 25.800.000

Tổng thời gian là: 6 + 12 +12 = 30 tháng

Tổng số lương là: 10.593.000 + 22.800.000 + 25.800.000 = 59.193.000

Mức lương bình quân là: 59.193.000/30 = 1.973.100 đồng

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 2 năm 6 tháng sẽ được làm tròn thành 3 năm.

Trợ cấp xã hội 1 lần: 1.973.100 x 3 (năm) x 2 (hệ số) = 11.838.600 đồng

Như vậy, bạn sẽ nhận được tổng số tiền bảo hiểm 1 lần là 11.838.600 đồng. Ngoài ra, số tiền BHXH một lần bạn nhận có thêm một khoản tiền trượt giá, tuy nhiên với thời gian tham gia BHXH từ năm 2013 đến nay thì số tiền trượt giá không chênh lệch quá nhiều.

Tư vấn cách tính Bảo hiểm xã hội 1 lần, hưởng BHXH, rút BHXH 1 lần trực tuyến

>> Giải đáp vướng mắc về tính BHXH 1 lần

---

3. Tư vấn về cách tính BHXH và nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần

Câu hỏi:

Chào luật sư Công ty Luật Minh Gia, cho tôi hỏi trường hợp: Tôi làm việc tại một Công ty có đóng BHXH được 65 tháng đóng từ tháng 10/20xx đến tháng 03/20xx thì xin nghỉ và không muốn tiếp tục đóng BHXH nữa mà muốn nhận BHXH 1 lần. Tôi có tìm hiểu trên vài trang mạng và cũng tính thử nhưng không biết mình tính như vậy có đúng không và cũng không biết nhờ đến ai nữa.

Một lần tôi đã tình cờ đọc được bài viết của Công ty Luật Minh Gia, và đây chính là nơi tôi tin mình có thể sẽ được hỗ trợ tốt nhất. Luật sư có thể tính giúp tôi số tiền BHXH mà tôi có thể nhận là bao nhiêu được không ạ? Xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều!

Từ tháng 10/20xx đến tháng 06/20xx, với mức lương là: 1.050.000Từ tháng 07/20xx đến tháng 09/20xx, mức lương là: 1.150.000Từ tháng 10/20xx đến tháng 12/20xx, mức lương là: 1.357.000. Từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2016, mức lương là: 3.820.000Từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2016, mức lương là: 3.958.000Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương là: 4.214.000Từ tháng 01/2012 đến tháng 03/2018, với mức lương: 4.472.000. Và tôi có thể nhận tiền BHXH ở đâu thưa luật sư? Một lần nữa xin cảm ơn luật sư rất nhiều ạ.

TRẢ LỜI:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi trả lời tư vấn như sau:

Thứ nhất, về tính bảo hiểm xã hội một lần

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(đã trích dẫn tại phần tư vấn 3.1)

Ngoài ra: Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 tháng đến 6 tháng tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.

Như vậy, với thời gian đóng bảo hiểm là 65 tháng, thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội của bạn được xác định như sau:Từ tháng 10/2012 đến tháng 12/2013: 1 năm 3 tháng (tính là 1,5 năm). Từ tháng 01/2014 đến tháng 02/2018: 4 năm 2 tháng (tính là 4,5 năm)

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy đinh của Chính phủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Như vậy, để tính ra mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, bạn cần tính trung bình cộng tiền lương tất cả các tháng đóng bảo hiểm từ tháng 10/2012 đến tháng 02/2018.

Lưu ý: tiền lương các tháng trước khi tính bình quân cần phải được điều chỉnh theo hệ số trượt giá theo công thức được quy định tại điều 2 Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH về quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

“1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Như vậy, khi tính bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm cần phải tính theo công thức đã quy định ở trên. Về số tiền bảo hiểm một lần mà bạn được nhận, cơ quan bảo hiểm sẽ có trách nhiệm tính cụ thể cho bạn.

Thứ hai, về địa điểm nhận bảo hiểm xã hội một lần

Điểm 2.2 Khoản 2 Điều 26 Quyết định 636/QĐ-BHXH về việc ban hành quy định về hồ sơ quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội năm 2016 quy định về quy trình giải quyết tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất.

“... 2.2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc, người chờ đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 20 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) để hưởng bảo hiểm xã hội một lần”

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 1 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định:

“2. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú”

Theo quy định pháp luật, người tham gia bảo hiểm xã hội nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) tại nơi cư trú, nghĩa là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi có đăng ký tạm trú.

Như vậy, bạn sẽ nhận bảo hiểm xã hội một lần tại nơi bạn cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc nơi có đăng ký tạm trú)

---

4. Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần​ như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng luật sư Minh Gia. mình là Đ và có 1 vấn đề mong được giúp đỡ . Mình làm cho 1 cty của nhật bản từ năm 2008-2018. Thời gian đó mình đóng bảo hiểm đầy đủ . Hiện giờ mình đã nghỉ việc ở cty tại Việt nam và đang sống và làm việc tại nhật bản . Mình không đóng bảo hiểm tại Việt Nam! Nữa và thời gian nghỉ việc cũng đc 1 năm . Mình muốn tư vấn cách lấy bảo hiểm 1 lần . Vấn đề của mình ở đây là mình không có sổ bảo hiểm gốc . Mà mình chỉ có số sổ bảo hiểm thôi . Vậy nếu trường hợp không có sổ bảo hiểm mà chỉ có số sổ bảo hiểm thì có cách nào lấy được tiền bảo hiểm không ? Và nếu mình thuê dịch vụ lấy giúp thì phí như nào ạ . Xin cảm ơn và mong câu trả lời từ văn phòng luật sư.

Trả lời:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất

>> Điều kiện và thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

"1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

..."

Như vậy, trong hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội một lần bắt buộc phải có sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp anh bị mất sổ BHXH thì cần làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội với lý do bị mất. Hồ sơ, thủ tục cấp lại sổ:

- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Chứng minh thư.

Hồ sơ anh nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cuối cùng chốt sổ bảo hiểm xã hội cho anh. Sau khi có sổ bảo hiểm anh có thể làm hồ sơ để hưởng BHXH một lần.

Từ khóa » Cách Tính Truy Lĩnh Bhxh 1 Lần