Cách Tính BMI Cho Trẻ Em để đánh Giá Tình Trạng Sức Khỏe

Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết con em mình có đang phát triển khỏe mạnh và toàn diện hay không? Trẻ đang thừa cân hay đang thiếu cân? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách tính BMI cho trẻ em để đánh giá chính xác nhất tình trạng của trẻ.

Chỉ số BMI cho trẻ em là gì?

BMI là viết tắt của Body Mass Index, là phép tính sử dụng chiều cao và cân nặng của trẻ để tính ước lượng mỡ cơ thể. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, BMI được đặc trưng theo cả độ tuối và giới tính nên chỉ số này được gọi là chỉ số BMI theo tuổi. Ở trẻ em, nếu thiếu cân dễ gây nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe và ngược lại, nếu lượng mỡ cơ thể cao có thể dẫn đến các bệnh có liên quan đến cân nặng của trẻ.

Chỉ số BMI không đo được trực tiếp lượng mỡ trong cơ thể,nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, BMI có mối liên quan trực tiếp với các số đo trực tiếp hơn về lượng mỡ trong cơ thể trẻ như trở kháng điện sinh học, đo độ dày của da, đo mật độ… và một số chỉ số khác. Nói chung, BMI là một biện pháp sàng lọc dễ thực hiện và rẻ tiền nhất để đánh giá tình trạng cân nặng và sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Sữa Giúp Bé Tăng Cân Và Chiều Cao

Sự khác biệt giữa BMI trẻ em và BMI người lớn

Không giống với cách phân loại BMI ở người lớn, trẻ em từ 2 đến 20 tuổi có cân nặng và chiều cao thay đổi nhanh chóng trong quá trình tăng trưởng và phát triển, chỉ số BMI ở trẻ được hiểu là cách so sánh tương đối với các trẻ khác có cùng độ tuổi và giới tính.

Sau khi tính được chỉ số BMI cho một số lượng lớn trẻ em, các chỉ số này sẽ được thể hiện dưới dạng phần trăm của biểu đồ tăng trưởng trẻ em. Dựa vào biểu đồ này sẽ so sánh được chỉ số BMI của trẻ so với các trẻ em khác.  

Biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi thường được sử dụng nhất để đo lường mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.

Các loại trạng thái cân nặng BMI cho tuổi và tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:

Để đánh giá tình trạng thừa cân hay thiếu cân so với các bé khác cùng độ tuổi và giới tính, ta sử dụng bảng sau:

Tình trạng Khoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân < 5%
Bình thường hoặc khỏe mạnh Từ 5% tới 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì) Từ 85% tới 95%
Béo phì >95%

 Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng của trẻ em, trên biểu thể hiện4 chỉ số: BMI, độ tuổi, mức % và tình trạng sức khỏe của trẻ:

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi

Cách tính chỉ số BMI cho trẻ em

Để tính chỉ số BMI của trẻ em được chính xác nhất, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Khi đo chiều cao, để trẻ đứng chụm chân dựng vào tường, đầu, vai, lưng, mông và gót chân thẳng nhau.
  • Khi cân, để trẻ tháo giày, chỉ mặc quần áo mỏng,nhẹ, sử dụng cân kỹ thuật số trên một mặt phẳng để kết quả chính xác nhất.
  • Luôn thực hiện cân đo vào cùng một thời điểm trong ngày.

Công thức tính BMI cho trẻ em

Để tính BMI cho trẻ, cha mẹ sử dụng công thức sau:

BMI = Cân nặng / Chiều cao * chiều cao

Trong đó cân nặng tính theo đơn vị kilogram (kg)

Chiều cao tính theo đơn vị mét (m)

Dưới đây là 1 ví dụ về cách tính BMI cho một bé trai 6 tuổi, cao 1.12m và nặng 21kg:

BMI của trẻ = 21/1,12*1,12 = 16,7

Để biết bé thuộc tình trạng nào, ta cần tra biểu đồ BMI cho bé 6 tuổi như sau:

Từ trục tuổi, ta sẽ kẻ 1 cột (màu xanh) thẳng đứng ở vị trí 6 tuổi (trục nằm ngang), cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 hình tròn màu đỏ như hình dưới.

Trẻ có BMI = 16.7 sẽ nằm ở giữa vùng màu xanh (giữa số 1 và 2, nên trẻ 6 tuổi BMI 16,7 là có sức khỏe dinh dưỡng tốt (thuộc khoảng phầntrăm từ 5% đến 85%)

Kết quả của chỉ số BMI trẻ em

Nếu chỉ số BMI trẻ em nằm trong khoảng dưới 5%.

Trẻ đang thiếu cân hoặc đang có sự tăng trưởng về thể chất kém hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.

Những nguy cơ thường gặp với những trẻ ở nhóm này: trẻ dễ gặp các chứng bệnh như còi xương, loãng xương, hạ huyết áp…do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin và các khoáng chất cần thiết để tạo xương, trẻ miễn dịch kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, viêm hô hấp…

Để giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng tốt hơn, cha mẹ cần thay đổi cách bổ sung dinh dưỡng cho con và điều chính sinh hoạt cho trẻ giúp trẻ hấp thu và phát triển tốt.

Nếu chỉ số BMI trẻ em nằm trong khoảng từ 5% – 85%.

Nếu bé có chỉ số BMI nằm trong khoảng này thì chúc mừng mẹ bé đang phát triển cân đối và có sức khỏe dinh dưỡng tốt.

Để giúp con duy trì sự phát triển cân đối này, cha mẹ cần tiếp tục giữ vững chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập luyện thể dục để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe cho con.

Nếu chỉ số BMI trẻ em nằm trong khoảng từ 85% trở lên

Nếu chỉ số BMI của trẻ từ 85% - 95% trẻ đang có nguy cơ béo phì, còn nếu chỉ số BMI vượt quá 95% thì sẽ đã được tính là bị béo phì.

Với một số phụ huynh, việc trẻ mũm mĩm thừa cân ở độ tuổi này là dễ thương, đáng yêu và hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên mẹ không biết rằng,béo phì có thể mang đến cho trẻ rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai.

Nguy cơ với những trẻ béo phì, thừa cân: trẻ dễ bị rối loạn lipid máu, bị các bệnh lý mạch vành, huyết áp cao… Nếu mỡ tích tụ nhiều ở cơ hoành trẻ sẽ bị suy giảm chức năng hô hấp dẫn dến tình trạng ngưng thở khi ngủ,não thiếu oxy. Trẻ cũng dễ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: sỏi mật (sỏi cholesterol), gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ…gây đầy hơi táo bón hoặc một số bệnh về đại trực tràng.

Ngoài ra, những trẻ thừa cân béo phì còn khó khăn trong việc vận động và luyện tập. Trẻ sẽ kém linh hoạt, hay bị bạn bè trêu trọc, khó hòa nhập với môi trường. Điều đó có thể dẫn đến chứng trầm cảm.

Lời khuyên của chuyên gia để luôn để giữ chỉ số BMI của trẻ ở phạm vi khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ em dù ở độ tuổi nào cũng cần phát triển cân nặng trong giới hạn và duy trì cân nặng trong mức kiểm soát.

Cần đảm bảo cho trẻ có chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là không thể thiếu rau và trái cây mỗi ngày. Cho dù trẻ không thích ăn rau, cha mẹ cũng vẫn cần phải có biện pháp và tạo thói quen cho trẻ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Mỗi ngày mỗi trẻ cần dành ít nhất 1 tiếng cho các hoạt động thể chất. Ban đầu có thể bắt đầu với thời lượng ít và tăng dần thời gian về sau.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, ít uống các loại đồ uống có gas, nhiều đường, các loại nước ngọt, trà và café...

Trên đây là cách tính chỉ số BMI của trẻ em. Hi vọng với bài viết này, cha mẹ có thể thường xuyên theo dõi được tình trạng sức khỏe của trẻ để từ đó có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý phù hợp cho bé nhà mình.

Từ khóa » Tính Bmi Cho Trẻ Mầm Non