Cách Tính Chiều Dài Con Lắc Lò Xo, Lực đàn Hồi, Lực Phục Hồi Hay, Chi ...
Có thể bạn quan tâm
- Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Bài viết cách tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập cách tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi.
- Cách giải tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi
- Bài tập trắc nghiệm tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi
- Bài tập bổ sung tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi
Cách tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
1.Phương pháp
Quảng cáo2.1. Chiều dài của lò xo:
- Gọi lo là chiều dài tự nhiên của lò xo
- l là chiều dài khi con lắc ở vị trí cân bằng: l = lo + Δlo
- A là biên độ của con lắc khi dao động.
- Gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới.
2.2. Lực đàn hồi:
Fdh = - K.Δx (N)
(Nếu xét về độ lớn của lực đàn hồi). Fdh = K.(Δlo + x)
Fdhmax = K(Δlo + A)
Fdhmin = K(Δlo - A) Nếu Δlo > A
Fdhmin = 0 khi lo ≤ A (Fdhmin tại vị trí lò xo không bị biến dạng)
2.3. Lực phục hồi (lực kéo về):
Fph = ma = m (- ω2.x) = - K.x
Nhận xét: Trường hợp lò xo treo thẳng đứng lực đàn hồi và lực phục hồi khác nhau.
Trong trường hợp A > Δlo
Fnén = K(|x| - Δlo) với |x| ≥ Δlo.
Fnenmax = K|A-Δlo|
2.4. Bài toán: Tìm thời gian lò xo bị nén, giãn trong một chu kỳ:
Gọi φnén là góc nén trong một chu kỳ.
- φnén = 2.α Trong đó: cosα = Δlo/A
Nhận xét: tgiãn = 2tnén, tgiãn = 3tnén, tgiãn = 5t nén (tỉ lệ 2:3:5) thì tương ứng với 3 vị trí đặc biệt trên trục thời gian
Đối với con lắc lò xo nằm ngang ta vẫn dùng các công thức của lò xo thẳng đứng nhưng Δlo = 0 và lực phục hồi chính là lực đàn hồi Fdhmax Fhp = k.A và Fdhmin = 0
2. Ví dụ
Ví dụ 1: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm. Xác định chiều dài cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
A. 40cm; 30 cm B. 45cm; 25cm
C. 35 cm; 55cm D. 45 cm; 35 cm.
Lời giải:
Quảng cáoTa có: lo = 30 cm và Δlo = mg/k = 0,1 m = 10 cm
lmax = lo + Δlo + A = 30 + 10 +5 = 45 cm
lmin = lo + Δlo - A = 30 + 10 - 5 = 35 cm
Ví dụ 2: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm. Xác định lực đàn hồi cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
A. 1,5N; 0,5N B. 2N; 1.5N C. 2,5N; 0,5N D. Khác
Lời giải:
Ta có: Δlo = 0,1 m > A.
Áp dụng Fdhmax = K(A + Δlo) = 10(0,1 + 0,05) = 1,5 N
Fdhmin = K(A - Δlo) = 10(0,1 - 0,05) = 0,5 N
Ví dụ 3: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 20 cm. Xác định lực đàn hồi cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
A. 1,5N; 0N B. 2N; 0N C. 3N; 0N D. Khác
Lời giải:
Ta có Δlo = 0,1 m < A nên Fdhmax = K(A+ Δlo) = 10(0,1 + 0,2) = 3 N
và Fdhmin = 0 vì Δlo < A
Ví dụ 4: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 20 cm. Xác định thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ?
A. π/15 s B. π/10 s C. π/5 s D. π s
Lời giải:
Cách 1:
Ta có: tnén = Φ/ω
Cách 2: Sử dụng trục thời gian
Ta có: Thời gian lò xo nén 1 lần là thời gian ngắn nhất vật đi từ -Δlo đến –A
Vì trong 1T lò xo nén 2 lần nên thời gian giãn trong 1T cần tìm
Ví dụ 5: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 20 cm. Xác định tỉ số thời gian lò xo bị nén và giãn.
A. 12 B. 1 C. 2 D. 14
Lời giải:
Cách 1:
Gọi H là tỉ số thời gian lò xo bị nén và giãn trong một chu kỳ.
Cách 2: Sử dụng trục thời gian
Ta dễ dàng tính được
B. Bài tập trắc nghiệm
Quảng cáoCâu 1. Một lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, một đầu gắn vật nhỏ có khối lượng m, đầu còn lại được gắn vào một điểm cố định J sao cho vật dao động điều hòa theo phương ngang. Trong quá trình dao động, chiều dài cực đại và chiều dài cực tiểu của lò xo lần lượt là 40 cm và 30 cm. Chọn phương án SAI.
A. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 35 cm
B. Biên độ dao động là 5 cm.
C. Lực mà lò xo tác dụng lên điểm J luôn là lực kéo
D. Độ biến dạng của lò xo luôn bằng độ lớn của li độ.
Lời giải:
Chọn C
Vì khi ở vị trí cân bằng lò xo không biến dạng nên độ biến dạng của lò xo luôn bằng độ lớn của li độ ⇒ D đúng
Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo lần lượt là
⇒ A,B đúng
Câu 2. Trong một chu kì, một nửa thời gian lò xo nén (lực lò xo tác dụng lên J là lực đẩy) và một nửa thời gian lò xo dãn (lực lò xo tác dụng lên J là lực kéo) ⇒ Con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A = 4√2 cm. Biết lò xo có độ cứng k = 50 (N/m) ,vật dao động có khối lượng m = 200 (g) , lấy π2 = 10. Khoảng thời gian trong một chu kì để lò xo dãn một lượng lớn hơn 2√2 cm là
A. 2/15 (s) B. 1/15 (s) C. 1/3 (s) D. 0,1 (S)
Lời giải:
Chọn A
Để dãn lớn hơn 2√2 cm = A/2 thì vật có li độ nằm trong khoảng x = A/2 đến A
Câu 3. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo độ cứng 100 N/m và vật nặng khối lượng 100 (g). Giữ vật theo phương thẳng đứng làm lò xo dãn 3 (cm), rồi truyền cho nó vận tốc 20π√3 (cm/s) hướng lên thì vật dao động điều hòa. Lấy π2 = 10; gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Biên độ dao động là
A. 5,46 cm B. 4,00 cm
C. 4,58 cm D. 2,54 cm
Lời giải:
Chọn B
Câu 4. Một lắc lò xo có độ cứng 100 (N/m) treo thẳng đứng, đầu dưới treo một vật có khối lượng 1 kg tại nơi có gia tốc trọng trường là 10 (m/s2) . Giữ vật ở vị trí lò xo còn dãn 7 cm rồi cung cấp vật tốc 0,4 m/s theo phương thẳng đứng. Ở vị trí thấp nhất, độ dãn của lò xo dãn là
A. 5 cm B. 25 cm C. 15 cm D. 10 cm
Lời giải:
Chọn C
Khi ở vị trí thấp nhất độ dãn của lò xo: Δlmax = Δl0 + A = 15 (cm)
Câu 5. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng m. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng 3 cm rồi truyền cho nó vận tốc 40 cm/s thì nó dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo và khi vật đạt độ cao cực đại, lò xo dãn 5 cm. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Vận tốc cực đại của vật dao động là
A. 1,15 m/s B. 0,5 m/s
C. 10 cm/s D. 2,5 cm/s
Quảng cáoLời giải:
Chọn B
Độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng: Δl0 = mg/k = g/ω2
Khi ở độ cao cực đại, độ dãn của lò xo:
Câu 6. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng m. Vật đang ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó một vận tốc hướng xuống dưới thì sau thời gian π/20 (s), vật dừng lại tức thời lần đầu và khi đó lò xo dãn 20 cm. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Biết vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Biên độ dao động là
A. 5 cm. B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm
Lời giải:
Chọn B
Độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng:
Δl0 = mg/k = g/ω2 = 0,1 (m) = 10 (cm)
Độ dãn cực đại của lò xo:
Δlmax = Δl0 + A ⇒ 20 = 10 + A ⇒ A = 10 (cm)
Câu 7. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng m. Vật đang ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó một vận tốc hướng xuống dưới thì sau thời gian π/20 (s), vật dừng lại tức thời lần đầu và khi đó lò xo dãn 20 cm. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Biết vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Biên độ dao động là
A. 5 cm B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm
Lời giải:
Chọn B
Độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng:
Δl0 = mg/k = g/ω2 = 0,1 (m) = 10 (cm)
Độ dãn cực đại của lò xo:
Δlmax = Δl0 + A ⇒ 20 = 10 + A ⇒ A = 10 (cm)
Câu 8. Một lò xo đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên gắn vật, sao cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với biên độ là 5 cm. Lò xo có độ cứng 80 (N/m), vật nặng có khối lượng 200 (g), lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Độ dãn cực đại của lò xo khi vật dao động là
A. 3 cm B. 7,5 cm C. 2,5 cm D. 8 cm
Lời giải:
Chọn C
Độ nén lò xò ở vị trí cân bằng:
Độ dãn cực đại của lò xo
A - Δl0 = 2,5 cm
Câu 9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có O là điểm trên cùng, M và N là 2 điểm trên lò xo sao cho khi chưa biến dạng chúng chia lò xo thành 3 phần bằng nhau có chiều dài mỗi phần là 8 cm (ON > OM) Khi vật treo đi qua vị trí cân bằng thì đoạn ON = 68/3 (cm). Gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Tần số góc của dao động riêng này là
A. 2.5 rad/s B. 10 rad/s
C. 10√2 rad/s D. 5 rad/s
Lời giải:
Chọn B
Độ dãn của lò xò ở vị trí cân bằng: Δl0 = 34 - 8.3 = 10 (cm) = 0,1 (m)
Mà k.Δl0 = mg
Câu 10. Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng 20 (N/m), vật nặng khối lượng 200 (g) dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với biên độ 15 (cm), lấy g = 10 (m/s2). Trong một chu kì, thời gian lò xo nén là
A. 0,460 s B. 0,084 s C. 0,168 s D. 0,230 s
Lời giải:
Chọn C
Câu 11. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới theo trục của lò xo với vị trí lò xo dãn 7,5 cm rồi thả nhẹ cho nó dao động điều hòa, sau khoảng thời gian ngắn nhất π/60 (s) thì gia tốc của vật bằng 0,5 gia tốc ban đầu. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Thời gian mà lò xo bị nén trong một chu kì là
A. π/20 (s) B. π/60 (s) C. π/30 (s) D. π/15 (s)
Lời giải:
Chọn C
Lúc đầu x = A sau đó gia tốc còn một nửa, tức x = 0,5 A
Thời gian nén trong một chu kỳ: tnén = π/30 (s)
Câu 12. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng lò xo có độ cứng 100 N/m, vật dao động có khối lượng 100 g, lấy gia tốc trọng trường g = π2 = 10 (m/s2). Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống một đoạn 1 cm rồi truyền cho vật vận tốc đầu 10π√3 (cm/s) hướng thẳng đứng thì vật dao động điều hòa. Thời gian lò xo bị nén trong một chu kì là
A. 1/15 (s) B. 1/30 (s) C. 1/6 (s) D. 1/3 (s)
Lời giải:
Chọn A
Câu 13. Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ nặng m = 100 g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 6 cm, chu kì T = π/5 (s) tại nơi có g = 10 (m/s2). Tính thời gian trong một chu kì, lực đàn hồi có độ lớn không nhỏ hơn 1,3 N.
A. 0,21 s. B. 0,18 s C. 0,15 s D. 0,12 s.
Lời giải:
Chọn A
⇒ lò xo luôn dãn
Khi lực đàn hồi 1,3N thì lò xo dãn một đoạn:
Câu 14. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 100 g treo vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 25 N/m. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 2 cm, rồi truyền cho nó vận tốc 10π√3 cm/s theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng lên. Biết vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Cho g = π2 = 10 (m/s2). Xác định khoảng thời gian từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật qua vị trí mà lò xo dãn 2 cm lần đầu tiên.
A. 1/20 (s) B. 1/60 (s) C. 1/30 (s) D. 1/15 (s)
Lời giải:
Chọn D
Câu 15. Một lò xo đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên gắn vật, sao cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo với biên độ là A, với chu kì 3 (s). Độ nén của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng là A/2 . Thời gian ngắn nhất kể từ khi vật ở vị trí thấp nhất đến khi lò xo không biến dạng là
A. 1 (s) B. 1,5 (s) C. 0,75 (s) D. 0,5 (s)
Lời giải:
Chọn A
+ x1 = Δl0 = A/2 : lò xo không biến dạng
+ x2 = -A : lò xo nén nhiều nhất
Thời gian ngắn nhất đi từ x1 = A/2 đến x2 = -A là
C. Bài tập bổ sung
Bài 1: Một con lắc lò xo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì π5 (s). Trong quá trình dao động độ dài của con lắc biến thiên từ 20 cm đến 30 cm. Lấy g = 10m/s2.
A. 35 cm
B. 15 cm
C. 45 cm
D. 40 cm
Bài 2: Một con lắc thẳng đứng khi cân bằng lò xo dãn 3 cm. Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy thời gian lò xo nén Trong một chu kì là T/4, với T là chu kì dao động của vật. Biên độ dao động của vật bằng
A. 3 cm.
B. 32 cm.
C. 6 cm.
D. 4 cm.
Bài 3: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, một đầu được treo cố định, đầu kia của lò xo gắn một vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg. Từ vị trí cân bằng kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới để lò xo dãn 4,5 cm rồi thả cho vật dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2 . Tốc của vật khi lò xo dãn 1,5 cm bằng:
A. 10√3cm/s
B. 0 cm/s
C. 20 cm/s
D. 20√3cm/s
Bài 4: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng 40 N/m, vật nặng có khối lượng 200g. Kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống dưới một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10m/s2. Giá trị cực đại, cực tiểu của lực đàn hồi nhận giá trị nào sau đây?
A. 4 N; 2 N
B. 4 N; 0 N
C. 2 N; 0 N
D. 2 N; 1,2 N
Bài 5: Xét con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng dao động với biên độ 4√2 cm. tần số 2,5 Hz và chiều dài lò xo ở vị trí lò xo không biến dạng là 45 cm. Lấy g=9,86 m/s2. Khi chiều dài của lò xo là 53 cm, vật có tốc độ:
A. 62,8 cm/s
B. 31,4cm/s
C. 37,5 cm/s
D. 88,8cm/s
Bài 6: Một con lắc lò xo khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tôc trọng trường g = 10m/s2. Biết trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 42 cm đên 58 cm. Biết thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp lò xo có chiều dài 46 cm là π30s. Lực kéo về khi lò xo có chiều dài 46 cm bằng
A. 24N
B. 1,6N
C. 0,4N
D. 0,6N
Bài 7: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn 6 cm. Kích thích cho vật dao động điều hoà thì thấy thời gian lò xo dãn trong một chu kì là 2T/3 (T là chu kì dao động của vật). Độ dãn lớn nhất của lò xo trong quá trình vật dao động bằng:
A. 12 cm
B. 18 cm
C. 9 cm
D. 24 cm
Bài 8: Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà biến đổi từ 30cm đến 40cm. Biết độ cứng lò xo là 100 N/m và khi lò xo dài 38cm thì lực đàn hồi tác dụng vào vật bằng 10N. Độ dãn lò xo ở vị trí cân bằng là
A. 5 cm
B. 7 cm
C. 12,75 cm
D. 4 cm
Bài 9: Con lắc lò xo treo thẳng đứng (có chiều dài tự nhiên bằng 40cm) dao động điều hoà trên trục Ox với phương trình x =4cos(ωt) (cm). Trong quá trình dao động của quả cầu, tỉ số giữa độ lớn lớn nhất và nhỏ nhất của lực đàn hồi của lò xo là 2. Khi dao động chiều dài ngắn nhất của lò xo bằng
A. 40 cm
B. 48 cm
C. 38 cm
D. 56 cm
Bài 10: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100g và một lò xo nhe có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuông dưới theo phương thẳng đứng đến vi trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40π cm/s theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Thời gian ngăn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm là bao nhiêu? (Lấy g = 10m/s2, π2).
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
Dạng 1: Tính chu kì, tần số của Con lắc lò xo
Dạng 2: Tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi
Dạng 3: Tính năng lượng của Con lắc lò xo
Dạng 4: Viết phương trình dao động của Con lắc lò xo
60 Bài tập trắc nghiệm Con lắc lò xo có lời giải (Phần 1)
60 Bài tập trắc nghiệm Con lắc lò xo có lời giải (Phần 2)
60 Bài tập trắc nghiệm Con lắc lò xo có lời giải (Phần 3)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Sổ tay toán lý hóa 12 (29k/ 1 cuốn)
- Tổng ôn tốt nghiệp 12 toán, sử, địa, kinh tế pháp luật.... (80k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Công Thức Tính Con Lắc Lò Xo Thẳng đứng
-
Công Thức Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng, Vật Lý 12 - Vật Lí Phổ Thông
-
Lý Thuyết + Bài Tập: Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng - Chăm Học Bài
-
Công Thức Con Lắc Lò Xo Thẳng đứng - TopLoigiai
-
Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng - Hoc24
-
Công Thức Tính Nhanh Bài Tập Con Lắc Lò Xo
-
Công Thức Tính Con Lắc Lò Xo Thẳng đứng
-
Công Thức Con Lắc Lò Xo - Công Thức Vật Lý 12
-
Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng - Cách Viết Phương Trình Dao động Và ...
-
[PDF] CÔNG THỨC TÍNH NHANH BÀI TẬP CON LẮC LÒ XO - Hocmai
-
Công Thức Tính Chu Kì Tần Số Con Lắc Lò Xo - Luyện Tập 247
-
Con Lắc Lò Xo Là Gì - DHCHOCUOCSONGTOTDEP
-
Vật Lý 12 Bài 2: Con Lắc Lò Xo - Hoc247
-
Công Thức Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng - 123doc
-
Con Lắc Lò Xo Treo Thẳng đứng - Vật Lý 12 - Thầy: Phạm Quốc Toản