Cách Tính Chu Kì Tuần Hoàn Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
Có thể bạn quan tâm
- Ra mắt Sách 20 đề THPT quốc gia form 2025 toán, văn, anh.... (từ 80k/1 cuốn)
Bài viết Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác.
- Cách giải bài tập tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
- Ví dụ minh họa bài tập tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
- Bài tập vận dụng tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
- Bài tập tự luyện tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác
Cách tính chu kì tuần hoàn của hàm số lượng giác cực hay
A. Phương pháp giải
Quảng cáo+ Hàm số y= f(x) xác định trên tập hợp D được gọi là hàm số tuần hoàn nếu có số T ≠ 0 sao cho với mọi x ∈ D ta có x+T ∈ D;x-T ∈ D và f(x+T)=f(x).
Nếu có số T dương nhỏ nhất thỏa mãn các điều kiện trên thì hàm số đó được goi là một hàm số tuần hoàn với chu kì T.
+ Cách tìm chu kì của hàm số lượng giác ( nếu có ):
Hàm số y = k.sin(ax+b) có chu kì là T= 2π/|a|
Hàm số y= k.cos(ax+ b) có chu kì là T= 2π/|a|
Hàm số y= k.tan( ax+ b) có chu kì là T= π/|a|
Hàm số y= k.cot (ax+ b ) có chu kì là: T= π/|a|
Hàm số y= f(x) có chu kì T1; hàm số T2 có chu kì T2 thì chu kì của hàm số y= a.f(x)+ b.g(x) là T = bội chung nhỏ nhất của T1 và T2
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sin x
B. y = x+ 1
C. y=x2 .
D. y=(x-1)/(x+2) .
Lời giải:
Chọn A
Tập xác định của hàm số: D= R
Với mọi x ∈ D , k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D , sin(x+2kπ)=sinx .
Vậy y=sinx là hàm số tuần hoàn.
Quảng cáoVí dụ 2: Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sinx- x
B. y= cosx
C. y= x.sin x
D.y=(x2+1)/x
Lời giải:
Chọn B
Tập xác định của hàm số: D=R .
mọi x ∈ D , k ∈ Z ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D,cos(x+2kπ)=cosx .
Vậy y= cosx là hàm số tuần hoàn.
Ví dụ 3: Chu kỳ của hàm số y= cosx là:
A. 2kπ
B. 2π/3
C. π
D. 2π
Lời giải:
Chọn D
Tập xác định của hàm số: D= R
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z, ta có x-2kπ ∈ D và x+2kπ ∈ D thỏa mãn: cos( x+k2π)=cosx
Vậy y= cosx là hàm số tuần hoàn với chu kì (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn cos( x+k2π)=cosx
Ví dụ 4: Chu kỳ của hàm số y= tanx là:
A.2π
B.π/4
C.kπ,k ∈ Z
D.π
Lời giải:
Chọn D
Tập xác định của hàm số:D= R\{π/2+kπ,k ∈ Z }
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D;x+kπ ∈ D và tan (x+kπ)=tanx
Vậy là hàm số tuần hoàn với chu kì π (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn tan (x+kπ)=tanx
Quảng cáoVí dụ 5. Hàm số y= 2tan ( 2x-100) có chu kì là?
A. T= π/4
B. T= π/2
C. 2π
D. π
Lời giai
Hàm số y= k.tan( ax+ b) có chu kì là: T= π/|a|
Áp dụng: Hàm số y= 2tan( 2x - 100) có chu kì là: T= π/2
Chọn B.
Ví dụ 6. Hàm số y = - π.sin( 4x-2998) là
A. T= π/2
B. T= π/4
C.2π
D. π
Lời giải:
Hàm số y= k.sin(ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = - π.sin( 4x-2998) là: T= 2π/4= π/2
Chọn A
Ví dụ 7. Tìm chu kì của hàm số y= 10π cos(π/2-20 x)?
A. 20 π
B. 10π
C. π/20
D. π/10
Lời giải
Hàm số y= k.cos(ax+ b) có chu kì là: T= 2π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = 20 π.cos(π/2-20 x) là: T= 2π/|-20| = π/10
Chọn D.
Ví dụ 8. Tìm chu kì của hàm số y= ( 1)/2π cot(π/10+10 x)?
A. π
B. 10π
C. π/20
D. π/10
Lời giải
Hàm số y= k.cot(ax+ b) có chu kì là: T= π/|a| .
Chu kì của hàm số: y = ( 1)/2π cot(π/10+10 x) là: T= π/|10| = π/10
Quảng cáoVí dụ 9. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x+1
A. 1
B. 2π
C. π
D. 4π
Lời giải:
Ta có: y= 2sin2x+1 = 1- cos2x +1= 2- cos2x
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π/2= π
Chọn C.
Ví dụ 10. Tìm chu kì của hàm số: y=sin( 2x- π)+ 1/2 tan( x+ π)
A. π
B. 2π
C. π/2
D. Đáp án khác
Lời giải
Hàm số y= f(x) = sin( 2x- π) có chu kì T1= 2π/2= π.
Hàm số y= g(x)= 1/2 tan( x+ π) có chu kì T2= π/1= π
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= π.
Chọn A.
Ví dụ 11. Tìm chu kì của hàm số y= 1/2 tan( x- π/2)+ 1/10 cot( x/2- π)
A. π
B. 2π
C. π/2
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có: chu kì của hàm số y= f(x)= 1/2 tan( x- π/2) là T1= π/1= π
Chu kì của hàm số y=g(x)= 1/10 cot( x/2- π) là T2= π/(1/2)= 2π
Suy ra chu kì của hàm số đã cho là: T=2π
Chọn B.
Ví dụ 12. Tìm chu kì của hàm số y= 〖sin〗^2 x+cos( 2x+ π/3)
A.π/2
B. 2π
C. 4π
D. π
Lời giải:
Ta có: y= sin2 x+cos( 2x+ π/3)= (1-cos2x)/2+cos( 2x+ π/3)
chu kì của hàm số y= f(x)= (1-cos2x)/2 là T1= 2π/2= π
Chu kì của hàm số y= g(x)= cos( 2x+ π/3) là T2= 2π/2=π
⇒ chu kì của hàm số đã cho là: T= π
Chọn D
Ví dụ 13. Tìm chu kì của hàm số y= 2sin2x. sin4x
A.π/2
B. 2π
C. π
D. 4π
Lời giải:
Ta có: y= 2. sin2x. sin4x = cos 6x+ cos2x
Chu kì của hàm số y = cos6x là T1= 2π/6= π/3
Chu kì của hàm số y= cos2x là T2= 2π/2= π
⇒ chu kì của hàm số đã cho là: T= π
Chọn C
Ví dụ 14. Tìm chu kì của hàm số y= sin3x + cos2x
A. 2π
B. π
C. 4π
D. Đáp án khác
Lời giải:
Ta có y= sin3x + cos2x = 1/4 (3sinx-sin3x) + cos2x
Chu kì của hàm số y= 3/4 sinx là T1= 2π
Chu kì của hàm số y =(- 1)/4 sin3x là T2=2π/3
Chu kì của hàm số y= cos2 là T3= 2π/2= π
⇒ Chu kì của hàm số đã cho là: T= 2π
Chọn A.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= x. cosx
B.y= x. tanx
C. y= tanx
D.y=1/x .
Lời giải:
Chọn C
Xét hàm số y= tanx:
Tập xác định của hàm số: D=R\{π/2+kπ,k ∈ Z } .
Với mọi x ∈ D ,k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+kπ ∈ D ,tan(x+kπ)=tanx .
Vậy y= tanx là hàm số tuần hoàn.
Câu 2:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A.y=sinx/x
B.y= tanx+ x
C.y=x2+1
D. y= cotx
Lời giải:
Chọn D
Xét hàm số y= cotx:
Tập xác định: D=R\{kπ,k ∈ Z } .
Với mọi x ∈ D ,k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+kπ ∈ D ,cot(x+kπ)=cotx
Vậy y= cot x là hàm tuần hoàn.
Câu 3:Chu kỳ của hàm số y= sinx là:
A.k2π,k ∈ Z
B.π/2
C.π
D.2π
Lời giải:
Chọn D
Tập xác định của hàm số:D=R\{kπ,k ∈ Z } .
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z ta có x-k2π ∈ D và x+k2π ∈ D; sin(x+k2π2)=sinx
Vậy y= sinx là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π (ứng với k=1 ) là số dương nhỏ nhất thỏa mãn sin(x+k2π2)=sinx.
Câu 4:Chu kỳ của hàm số y= cot x là:
A.2π
B.π/2
C.π
D.kπ,k ∈ Z .
Lời giải:
Chọn C
Tập xác định của hàm số: D=R\{kπ,k ∈ Z } .
Với mọi x ∈ D;k ∈ Z ta có x-kπ ∈ D và x+ kπ ∈ D; cot(x+kπ)=cotx .
Vậy y=cotx là hàm số tuần hoàn với chu kì π (ứng với k= 1) là số dương nhỏ nhất thỏa cot(x+kπ)=cotx.
Câu 5:Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y= sinx
B. y= x+ sinx
C. y= x.cosx
D.y=sinx/x .
Lời giải:
Chọn A
Hàm số y= x+sinx không tuần hoàn. Thật vậy:
Tập xác định D=R.
Giả sử f(x+T)=f(x) với ∀ x ∈ D.
Điều này trái với định nghĩa là T > 0.
Vậy hàm số không phải là hàm số tuần hoàn.
+ Tương tự chứng minh cho các hàm số y= x.cosx và không tuần hoàn.
+ Hàm số y= sin x là hàm số tuần hoàn với chu kì T=2π
Câu 6:Tìm chu kì T của hàm số y= sin( π/10-5x).
A. T= 2π/5
B. T= 5π/2
C.T=π/2 .
D.C.T=π/8 .
Lời giải:
Chọn A
Hàm số y= k.sin(ax+b) tuần hoàn với chu kì .
Áp dụng: Hàm số y= sin( π/10-5x) tuần hoàn với chu kì T= 2π/|- 5| = 2π/5.
Câu 7:Tìm chu kì T của hàm số y=cos( x/2+2198π).
A. T= 4π
B.T=2π
C. T= π/2
D.π .
Lời giải:
Chọn A
Hàm số y= cos(ax+ b) tuần hoàn với chu kì .
Áp dụng: Hàm số y=cos( x/2+2198π) tuần hoàn với chu kì T= 2π/(1/2)=4π.
Câu 8:Tìm chu kì T của hàm số y= 1/3 cos( 50πx-50 π).
A. T= 1/25
B. T= 50
C. T= 25
D. T= 1/50
Lời giải:
Chọn A
Hàm số y= 1/3 cos( 50πx-50 π) tuần hoàn với chu kì T= 2π/(50 π)= 1/25.
Câu 9:Tìm chu kì T của hàm số y=3tan(3π x+3π).
A.T=π/3 .
B.T=4/3 .
C.T=2π/3 .
D.T=1/3 .
Lời giải:
Chọn D
Hàm số y= k.tan( ax+ b) tuần hoàn với chu kì T= π/|a|
Áp dụng: Hàm số y=3 tan( 3π x+3π) tuần hoàn với chu kì T= π/3π= 1/3
Câu 10:Tìm chu kì T của hàm số y= tan x+ cot 3x.
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Lời giải:
Chọn B
Hàm số y= cot(ax+b) tuần hoàn với chu kì T= π/|a|.
Áp dụng: Hàm số y= cot3x tuần hoàn với chu kì T1= π/3 .
Hàm số y= tanx tuần hoàn với chu kì T2= π .
Suy ra hàm số y= tanx+cot3x tuần hoàn với chu kì T= π
Nhận xét: T là bội chung nhỏ nhất của T1 và T2 .
Câu 11:Tìm chu kì T của hàm số: y= cos(2x/3+ π)+2cotx
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Lời giải:
Chọn C
Hàm số y= cos(2x/3+ π) tuần hoàn với chu kì T1=2π/(2/3)=3π .
Hàm số y= 2cot x tuần hoàn với chu kì T2= π.
Suy ra y= cos(2x/3+ π)+2cotx hàm số tuần hoàn với chu kì 3π .
Câu 12:Tìm chu kì T của hàm số y=sin(x/2)-tan(2x+π/4 ) .
A. T= 4π
B. T= π
C. T= 3π
D.T= π/3 .
Lời giải:
Chọn A
Hàm số y=sin(x/2) tuần hoàn với chu kì T1=4π.
Hàm số y=-tan(2x+π/4 ) tuần hoàn với chu kì T2= π/2 .
Suy ra hàm số y=sin(x/2)-tan(2x+π/4 ) tuần hoàn với chu kì T=4π.
Câu 13:Tìm chu kì T của hàm số y= 2cos2x + 4π.
A. T= 4π
B. T=2π
C. T= π
D. T= 2
Lời giải:
Chọn C
Ta có y= 2cos2x + 4π = cos2x + 1+ 4π.
Suy ra hàm số tuần hoàn với chu kì T= π.
Câu 14:Hàm số nào sau đây có chu kì khác π?
A.y=sin(-2x+π/3)
B.y=cos2(x+π/4)
C. y= tan(-2x+ 100).
D. y=cosx. sinx
Lời giải:
Chọn C
Ta xét các phương án:
+ Phương án A. Chu kì của hàm số là T= 2π/|- 2| = π
+ Phương án B. Chu kì của hàm số là T= 2π/|2| = π
+ Phương án C: Hàm số có chu kì T= π/|-2| = π/2 .
+ Phương án D. Ta có: y=cosx. sinx= 1/2.sin2x
Hàm số có chu kì là: T= 2π/|2| = π
Vậy hàm số y = tan(- 2x+ 100) có chu kì khác π.
Câu 15:Hàm số nào sau đây có chu kì khác 2π?
A. y= cos3x
B.sin(x/2)cos(x/2) .
C. y= sin2(x+ 2)
D.cos2(x/2+1) .
Lời giải:
Chọn C
+ Hàm số y= cos3x=1/4(cos3x+3cosx)
Do y= cos 3x có chu kì T1 = 2π/3 và y= 3cosx có chu kì là T2 = 2π
⇒ hàm số y= cos3x có chu kì là 2π ( là bội chung nhỏ nhất của T1 và T2 ).
+Hàm số y=sin(x/2)cos(x/2)=1/2sinx có chu kì là T= 2π/1= 2π.
+ Hàm số y= sin2(x+ 2)=1/2-1/2cos(2x+4) có chu kì là T= 2π/2 = π
+ Hàm số y=cos2(x/2+1)= 1/2+1/2cos(x+2) có chu kì là T= 2π.
Câu 16:Hai hàm số nào sau đây có chu kì khác nhau?
A. y= 2cosx và y= cot(x/2) .
B. y= - 3sinx và y= tan2x
C. y= sin(x/2) và y= cos(x/2) .
D. y= 2tan (2x -10) và y= cot( 10- 2x)
Lời giải:
Chọn B
+ Hai hàm số y= 2cosx và y= cot(x/2) có cùng chu kì là 2π.
+ Hai hàm số y= - 3sinx có chu kì là 2π, hàm số y= tan2x có chu kì là π/2 .
+ Hai hàm số y= sin(x/2) và y= cos(x/2) có cùng chu kì là 4π.
+ Hai hàm số y= 2.tan(2x-10) và y= cot (10- 2x) có cùng chu kì là π/2 .
D. Bài tập tự luyện
Bài 1. Tìm chu kỳ tuần hoàn của hàm số f(x) = sin2x+5π6.
Bài 2. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kì cơ sở của hàm số y = sin2x.
Bài 3. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kì cơ sở của hàm số sau: y = sinx + sin3x.
Bài 4. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y = sinx – x.
B. y = cosx.
C. y = x.sin x.
D. y = x2+1x.
Bài 5. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?
A. y = sin x.
B. y = x + 1.
C. y = x2.
D. y = x−1x+2.
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Hàm Số Y = Cosx Tuần Hoàn Với Chu Kì
-
Hàm Số Y=|cosx| Tuần Hoàn Với Chu Kì? Câu Hỏi 1197936
-
Câu 2 Trang 178 Giải Tích 11: Chu Kì Hàm Số Y = Sin X, Y = Cosx, Y ...
-
Hàm Số (y = Cos (x)(2) ) Tuần Hoàn Với Chu Kì
-
Cách Tìm Chu Kì Của Hàm Số Lượng Giác Hay Nhất - TopLoigiai
-
Cách Tính Chu Kì Tuần Hoàn Của Hàm Số Lượng Giác Cực Hay
-
Tính Chẵn, Lẻ Và Chu Kì Của Hàm Số Lượng Giác - Toán Lớp 11
-
Hàm Số Y=|cos X| Là Hoàn Tuần Hoàn Với Chu Kì Là
-
Hàm Số Y= Cosx Tuần Hoàn Với Chu Kì
-
HÀM SỐ Y = COSX TUẦN HOÀN VỚI CHU KÌ
-
Chu Kỳ Tuần Hoàn Của Hàm Số Y= Cosx - Selfomy Hỏi Đáp
-
Hàm Số Y=cosx Là Hàm Số Tuần Hoàn Với Chu Kì Bằng
-
Chu Kì Của Hàm Số Y = Cos X Là
-
Hàm Số \(y = \cot X\) Và \(y=cos X\) Tuần Hoàn Với Chu Kỳ Lần Lượt Là
-
Tìm Khẳng định Sai Trong Các Khẳng định Sau Hàm Số Y Cos X Tuần ...