Cách Tính Chu Vi Hình Tam Giác? Giải Bài Tập SGK Toán 3 - GiaiNgo
Có thể bạn quan tâm
Các dạng bài toán tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông xuất hiện rất nhiều trong bài thi Toán cấp 1. Vậy để làm tốt bài tập, các bạn học sinh cần nắm rõ công thức tính chu vi, diện tích các hình.
Bài viết hôm nay của GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn cách tính chu vi hình tam giác và các dạng bài tập có liên quan. Cùng theo dõi bạn nhé!
Cách tính chu vi hình tam giác
Có 4 loại tam giác cơ bản là tam giác thường, tam giác cân, tam giác vuông và tam giác đều. Mỗi dạng tam giác đều có cách tính chu vi khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé!
Cách tính chu vi hình tam giác thường
Tam giác thường là loại tam giác cơ bản nhất, có độ dài các cạnh khác nhau, số đo góc trong cũng khác nhau.
Công thức tính chu vi hình tam giác thường: P = a + b + c
Trong đó:
- P là chu vi tam giác
- a, b, c lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác
Diễn đạt bằng lời: Chu vi tam giác bằng độ dài tổng ba cạnh của tam giác đó.
Ví dụ: Cho tam giác có độ dài 3 cạnh lần lượt là 4cm, 8cm và 9cm. Tính chu vi hình tam giác đó.
Giải: Dựa vào công thức ta có chu vi hình tam giác đó là:
P = 4 + 8 + 9 = 21 cm.
Cách tính chu vi hình tam giác cân
Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh, 2 góc bằng nhau. Đỉnh của tam giác cân là giao điểm của 2 cạnh bên.
Công thức tính chu vi hình tam giác cân: P = 2.a + c
Trong đó:
- a là độ dài hai cạnh bên của tam giác cân
- c là độ dài cạnh đáy của tam giác
Diễn đạt bằng lời: Chu vi tam giác cân bằng 2 lần cạnh bên cộng với cạnh đáy.
Lưu ý: Công thức tính chu vi hình tam giác này cũng được áp dụng để tính chu vi của tam giác vuông cân (tam giác có 1 góc vuông và 2 cạnh bên bằng nhau).
Ví dụ: Tính chu vi tam giác cân ABC khi biết chiều dài cạnh bên là 5 cm, chiều dài cạnh đáy là 8cm.
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác, ta có:
Chu vi tam giác ABC là:
P (ABC) = 2.a + c = (2 x 5) + 8 = 18 (cm).
Cách tính chu vi hình tam giác đều
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau, là trường hợp đặc biệt của tam giác cân.
Công thức tính chu vi hình tam giác đều: P = a + a + a = 3 x a
Trong đó:
- P là chu vi tam giác đều
- a là độ dài cạnh của tam giác
Diễn đạt bằng lời: Chu vi tam giác đều bằng tổng độ dài ba cạnh, mà ba cạnh của tam giác bằng nhau nên tức là bằng độ dài một cạnh nhân ba.
Ví dụ: Tính chu vi tam giác đều ABC với chiều dài cạnh AB = 5 cm.
Vì tam giác ABC là tam giác đều nên ta có, độ dài các cạnh là: AB = AC = BC = 5cm
Dựa vào công thức tính chu vi tam giác đều, ta có:
P (ABC) = 5 x 3 = 15 cm
Cách tính chu vi hình tam giác vuông
Tam giác vuông là tam giác có 1 góc bằng 90°.
Công thức tính chu vi hình tam giác vuông:
P = a + b + c
Trong đó:
- a và b là độ dài hai cạnh của tam giác vuông.
- c là độ dài cạnh huyền của tam giác vuông.
Diễn đạt bằng lời: Chu vi hình tam giác vuông bằng tổng chiều dài 3 cạnh của tam giác.
Ví dụ: Cho tam giác vuông ABC với độ dài 3 cạnh lần lượt là 3 cm, 4 cm và 5 cm. Hãy tính chu vi của tam giác vuông.
Giải:
Dựa theo công thức, ta có chu vi tam giác vuông ABC là:
P (ABC) = 3 + 4 + 5 = 12 (cm)
Giải bài tập cách tính chu vi hình tam giác
Sau khi đã tìm hiểu cách tính chu vi hình tam giác, bạn hãy cùng GiaiNgo giải các bài tập liên quan để nắm vững kiến thức nhé!
Bài tập cách tính chu vi hình tam giác lớp 3
Giải bài 2 trang 174 – SGK Toán lớp 3 tập 1
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là 35 cm, 26 cm, 40 cm.
Giải:
Chu vi tam giác là:
35 + 26 + 40 = 101(cm)
Đáp số: 101 cm
Giải bài 4 trang 9 – SGK Toán lớp 3 tập 1
Tính chu vi tam giác ABC có kích thước ghi trên hình vẽ:
Giải:
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 + 100 + 100 = 300 (cm)
Đáp số: 300 cm
Bài tập cách tính chu vi hình tam giác lớp 4
Giải bài 4 trang 44 – SGK Toán lớp 4 tập 1
Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.
a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.
Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó.
b) Tính chu vi của hình tam giác biết:
a = 5 cm, b = 4 cm và c = 3 cm;
a = 10 cm, b = 10 cm và c = 5 cm;
a = 6 dm, b = 6 dm và c = 6 dm.
Giải:
a) Công thức tính chu vi P của tam giác là :
P = a + b + c.
b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.
Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.
Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm.
Xem thêm: Tính chất trọng tâm tam giác và cách xác định trọng tâm
Hy vọng bài viết trên của GiaiNgo đã giúp bạn nắm vững kiến thức về cách tính chu vi hình tam giác. Bạn hãy luyện tập nhiều hơn để làm bài thật tốt nhé. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết sau!
Từ khóa » Cách Tính Chu Vi Hình Tam Giác
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Tam Giác
-
Công Thức Tính Chu Vi Và Diện Tích Tam Giác [đầy đủ Các Loại Tam Giác]
-
Cách Tính Chu Vi Tam Giác
-
Các Công Thức Tính Chu Vi Tam Giác, Cách Tính Chu Vi Tam Giác đúng Nhất
-
Tính Chu Vi Tam Giác Vuông, Công Thức Và Ví Dụ Minh Họa - Thủ Thuật
-
Chu Vi Tam Giác: Công Thức Và Bài Tập
-
Cách Tính Chu Vi Hình Tam Giác Lớp 3, Công Thức Tính Diện Tích ...
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Tam Giác Lớp 3, Công Thức ...
-
Công Thức Tính Chu Vi Tam Giác Thường Vuông Cân đều - Thủ Thuật
-
Công Thức Cách Tính Chu Vi Hình Tam Giác Thường, Vuông, Cân, đều
-
Công Thức Tính Chu Vi Tam Giác Dành Cho Học Sinh Lớp 3
-
Cách Tính Chu Vi Hình Tam Giác Lớp 3 | Toán Lớp 1, 2, 3, 4, 5 - YouTube
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Tam Giác Vuông, Cân, đều ... - GENCE
-
Công Thức Tính Chu Vi Hình Tam Giác Và Ví Dụ áp Dụng