Cách Tính đạo Hàm Của Hàm Số Lũy Thừa
Có thể bạn quan tâm
Để tính được đạo hàm của hàm số lũy thừa thì trước tiên các bạn cần xem lại hàm số lũy thừa là như nào và tập xác định của hàm số lũy thừa ra sao.
Lý thuyết hàm số lũy thừa
Định nghĩa: Hàm số $y=x^{\alpha}$ với $\alpha \in \mathbb{R}$ được gọi là hàm số lũy thừa.
Tập xác định của hàm số lũy thừa:
+. $D=\mathbb{R}$ nếu $\alpha$ là một số nguyên dương.
+. $D=\mathbb{R}$ \ $\{0\}$ nếu $\alpha$ là một số nguyên âm hoặc $\alpha=0$.
+. $D=(0; +\infty)$ nếu $\alpha$ không nguyên.
Công thức tính đạo hàm của hàm số lũy thừa
cho $y=x^{\alpha}$ => $y’=\alpha.x^{\alpha-1}$
Nếu $y=u^{\alpha}$ => $y’=\alpha.u^{\alpha-1}.u’$
Xem thêm bài giảng:
- Cách tính đạo hàm của hàm số logarit
- Cách tính đạo hàm của hàm căn thức
- Cách tính đạo hàm của hàm số hợp
- Cách tính đạo hàm của hàm số mũ
- Cách tính đạo hàm của hàm phân thức hữu tỉ
Bài 1: Tính đạo hàm của các hàm số sau:a. $y=x^5$ b. $y=x^{100}$c. $y=(2x^2+4x-5)^3$d. $y=(x^2+2)^{\frac{5}{4}}$
Hướng dẫn:
a. $y=x^5$ => $y’=5.x^{5-1}=5.x^4$
b. $y=x^{100}$ => $y’=100.x^{100-1}=100.x^{99}$
c. $y=(2x^2+4x-5)^3$ => $y’=3. (2x^2+4x-5)^{3-1}. (2x^2+4x-5)’$
=> $y’=3. (2x^2+4x-5)^2. (4x+4)$
d. $y=(x^2+2)^{\frac{5}{4}}$
=> $y’=\dfrac{5}{4}. (x^2+2)^{\frac{5}{4}-1}.(x^2+2)’ $
=> $y’=\dfrac{5}{4}. (x^2+2)^{\frac{1}{4}}.2x $
Bài 2: Cho hàm số $y=f(x)=(5-x^2)^{\frac{-2}{3}}$.a. Tính đạo hàm của hàm số tại $x=2$b. Tìm $x$ biết $f'(x)=0$
Hướng dẫn:
a. Hàm số lũy thừa $y=f(x)=(5-x^2)^{\frac{-2}{3}}$ có số mũ là $\dfrac{-2}{3}$ không nguyên. Vì vậy các bạn cần tìm tập xác định cho hàm số lũy thừa này.
Điều kiện xác định: $5-x^2>0$ <=> $x^2<5$ <=> $-\sqrt{5}<x<\sqrt{5}$
Tập xác định của hàm số: $D=(-\sqrt{5};\sqrt{5})$
$y’=\dfrac{-2}{3}.\left(5-x^2\right).^{\frac{-2}{3}-1}.(5-x^2)’$
=> $y’= \dfrac{-2}{3}.(5-x^2)^{\frac{-5}{3}}.(-2x)$
Tính đạo hàm của hàm số tại $x=2 \in D$
=> $y'(2)=f'(2)= \dfrac{-2}{3}.(5-2^2)^{\frac{-5}{3}}.(-2.2)=\dfrac{8}{3}$
b. Tìm $x$ biết $f'(x)=0$
$f'(x)=0$ <=> $ \dfrac{-2}{3}.(5-x^2)^{\frac{-5}{3}}(-2x) =0$ <=> $-2x=0$ <=> $x=0$
Vậy với $x=0$ thì $f'(x)=0$
Bài 3: Cho hàm số $y=f(x)=(2x^3+3mx+5)^5$ với m là tham số. Tìm $m$ để $f'(1)=0$
Hướng dẫn:
Để tìm được tham số m=? thì trước tiên các bạn cần tính được đạo hàm của hàm số lũy thừa trên.
Ta có: $y’=5.(2x^3+3mx+5)^4.(2x^3+3mx+5)’$
=> $y’=5.(2x^3+3mx+5)^4.(6x^2+3m)$
Theo bài ra ta có:
$f'(1)=0$
<=> $5.(2.1^3+3m.1+5)^4.(6.1^2+3m)=0$
<=> $5.(3m+7)^4.(3m+6)=0$
<=> $\left[\begin{array}{ll}3m+7=0\\3m+6=0\end{array}\right.$
<=> $\left[\begin{array}{ll}m=-\dfrac{7}{3}\\m=-2\end{array}\right.$
Vậy với $m=-\dfrac{7}{3}; m=-2$ thì $f'(1)=0$
Cách tính đạo hàm của hàm số lũy thừa rất đơn giản phải không các bạn. Các bạn chỉ cần nhớ hai công thức tính đạo hàm ghi ở trên là có thể giải các bài toán.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Từ khóa » Bảng đạo Hàm Của Các Hàm Số Lũy Thừa Mũ Logarit
-
Bảng đạo Hàm Của Các Hàm Số Cơ Bản (thường Gặp) - Mathvn
-
Tổng Hợp Công Thức đạo Hàm Logarit Mũ đầy đủ - Toán Thầy Định
-
Tổng Hợp Công Thức Đạo Hàm Mũ Logarit đầy đủ Nhất ( Chuẩn )
-
Bảng Công Thức Đạo Hàm Mũ Và Logarit Đầy Đủ, Chính Xác
-
Các Công Thức đạo Hàm Của Hàm Mũ Và Logarit
-
Công Thức đạo Hàm: Log, Logarit, Căn Bậc 3, Căn X, Lượng Giác Chuẩn ...
-
Tính đạo Hàm Của Hàm Số Lũy Thừa, Hàm Số Mũ Và Hàm Số Logarit
-
Đầy đủ Lý Thuyết Và Bài Tập đạo Hàm Mũ Và Logarit
-
Bảng đạo Hàm Chuẩn Và đầy đủ - Thủ Thuật
-
Tính đạo Hàm Của Hàm Số Mũ
-
Bài Tập Tính đạo Hàm Của Hàm Số Lũy Thừa, Mũ, Logarit Có đáp án
-
Bài Tập Tính đạo Hàm Của Hàm Số Lũy Thừa, Mũ, Logarit Có đáp án
-
Đạo Hàm Của Hàm Số Mũ