Cách Tính điểm Tốt Nghiệp đại Học Theo Tín Chỉ Nhanh - Luật Sư 247

Thời học tiểu học, THCS, THPT, hẳn là các bạn đã quen với cách tính điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm nhưng khi lên đến đại học thì các bạn sẽ học theo tín chỉ và sẽ có cách tính điểm riêng. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Quy chế về tín chỉ được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:

+ Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được 1 tín chỉ SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.

+ Hiệu trưởng các trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của trường.

+ Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.

+ Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Cách tính điểm tín chỉ được đông đảo sinh viên quan tâm. Việc xác định cách tính điểm tín chỉ quyết định việc học tập phù hợp để đạt kết quả tốt nhất cho các bạn sinh viên.

– Ở cấp trung học cơ sở hay trung học phổ thông, học lực học sinh được đánh giá dựa trên điểm trung bình môn cuối học kỳ hay cuối năm.

– Bước vào môi trường đại học và học theo tín chỉ, sinh viên được đánh giá dựa trên điểm tích lũy của từng môn theo hệ số 4. Điểm tích lũy là điểm trung bình chung tất cả các môn học trong cả khóa học của mình, dựa vào điểm tích lũy để xác định bằng khi ra trường của người học.

– Điểm theo hình thức tín chỉ được xác định dựa trên thang điểm 10 (bao gồm điểm chuyên cần, điểm bài tập lớn, điểm thi cuối kỳ,..) và sẽ được quy đổi sang thang chữ và thang điểm hệ 4 để xác định bằng khi ra trường của sinh viên.

– Để dễ hình dung hơn, bài viết đưa ra cách tính điểm theo bảng quy chiếu trên để sinh viên có thể căn cứ điểm theo hệ 10 và quy đổi sang hệ 4 dễ dàng hơn.

+ Thông thường, theo thang điểm 10 nếu sinh viên có điểm tích lũy dưới 4,0 sẽ học lại hoặc thi lại học phần đó. Việc này do tùy trường quyết định số lần thi lại của sinh viên hoặc sẽ học lại môn học đó mà không được thi lại.

+ Từ 4.0 – dưới 5.0 được quy sang điểm chữ là D và theo hệ số 4 sẽ được 1.0.

+ Từ 5.0 đến dưới 5.5 quy sang điểm chữ là D+ và hệ số 4 là 1.5.

+ Từ 5.5 đến dưới 6.5 quy sang điểm chữ là C và hệ số 4 là 2.0

+ Từ 6.5 đến dưới 7.0 quy sang điểm chữ là C+ và hệ số 4 là 2.5.

+ Từ 7.0 đến dưới 8.0 quy sang điểm chữ là B và hệ số 4 là 3.0

+ Từ 8.0 đến dưới 8.5 quy sang điểm chữ là B+ và hệ số 4 là 3.5.

+ Từ 8.5 đến dưới 9.0 quy sang điểm chữ là A và hệ số 4 là 3.7.

+ Từ 9.0 trở lên quy sang điểm chữ là A+ và hệ số 4 là 4.0.

(Tùy thuộc vào mỗi trường đại học sẽ có thêm mức điểm C+, B+, A+ nhưng đại đa số các trường đều quy đổi điểm như điểm chúng tôi đưa ra).

– Sau mỗi học kỳ và sau khi tích lũy đủ số tín, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

+ Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

+ Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

+ Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

+ Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũytừ 2,00 đến 2,49;

+ Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Cách tính bằng tốt nghiệp đại học theo tín chỉ

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10

Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần, tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10 và làm tròn đến một chữ số thập phân.Tất cả điểm của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân

Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:

  • Từ 8.0 – 10 : Giỏi
  • Từ (6.5 – 7.9) : Khá
  • Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
  • Từ (3.5 – 4,9) : Yếu

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ

Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:

  • Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
  • Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
  • Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
  • Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
  • Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
  • Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
  • Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
  • Điểm F dưới 4.0: Kém

Những sinh viên đạt điểm D ở các học phần nào thì sẽ được học cải thiện điểm của học phần đó. Nếu sinh viên bị điểm F ở học phần thì phải đăng ký học lại từ đầu theo quy định của nhà trường.

Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4

Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:

  • A tương ứng với 4
  • B+ tương ứng với 3.5
  • B tương ứng với 3
  • C+ tương ứng với 2.5
  • Điểm C tương ứng với 2
  • D+ tương ứng với 1.5
  • D tương ứng với 1
  • Điểm F tương ứng với 0
ách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, học lực của sinh viên được xếp thành các loại sau:

  • Xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00
  • Giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59
  • Khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19
  • Trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49
  • Yếu: Điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00 nhưng chưa thuộc trường hợp bị buộc thôi học.

Tuy nhiên, để sinh viên đạt thành tích học lực xuất sắc và giỏi ngoài điểm trung bình tích lũy đạt được theo quy định thì có yêu cầu bắt buộc là khối lượng các học phần phải thi lại (Ở điểm F) không vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình học của mỗi sinh viên và sinh viên không vi phạm kỷ luật trong thời gian học.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách tính điểm tốt nghiệp đại học theo tín chỉ”. Nếu quý khách có giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tra cứu thông tin quy hoạch, Tạm ngừng kinh doanh,.… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Tín chỉ có đặc điểm gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ được đưa ra. Hiện nay, ở Nước Ta tín chỉ được hiểu và có những đặc thù như sau :+ Tín chỉ là đơn vị chức năng dùng để thống kê giám sát khối lượng học tập .+ Một tín chỉ được lao lý bằng 15 tiết học kim chỉ nan, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc đàm đạo, bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp .+ Để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành tối thiểu 30 giờ sẵn sàng chuẩn bị ngoài giờ lên lớp .+ Đào tạo theo tín chỉ không tổ chức triển khai theo năm học mà theo học kỳ, một năm hoàn toàn có thể có 2-3 kỳ do người học lựa chọn hoặc do nhà trường tổ chức triển khai .+ Chương trình giảng dạy của ngành học không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức và kỹ năng và số tín chỉ của sinh viên. Một số trường lúc bấy giờ khi sinh viên tích góp đủ số tín chỉ lao lý cho một ngành học thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường trước thời hạn chứ không nhất thiết học 4 năm .+ Mỗi môn học sẽ có số tín chỉ khác nhau, có 2-3 tín chỉ hoặc thậm chí còn 4-5 tín chỉ .+ Việc học tín chỉ thường được đăng kí trước mỗi kì học+ Lịch học các môn do sinh viên tự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp và đảm bảo đủ sĩ số lớp học sẽ được mở lớp.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » điểm Xếp Loại ở đại Học