Cách Tính điểm Trung Bình Môn Chính Xác Nhất Và Hay Nhất - GiaiNgo

Điểm trung bình môn luôn là thứ ám ảnh ta từ thời còn là học sinh cho đến khi lên tới đại học. Bạn đã biết cách tính điểm trung bình môn chưa? Nếu chưa thì đừng lo, GiaiNgo sẽ giúp bạn ngay bây giờ.

Tính điểm trung bình môn để làm gì?

Điểm trung bình môn là một trong những cách thức để giáo viên đánh giá trình độ của mỗi học sinh. Thông qua điểm trung bình môn để đánh giá học lực cũng xếp loại học lực theo kỳ, theo năm. Đồng thời, nếu điểm trung bình môn của cả lớp quá thấp thì giáo viên có thể xem lại cách giảng dạy của mình đã hiệu quả hay chưa?

Cách tính điểm trung bình môn

Khi có điểm trung bình môn phụ huynh có thể biết được năng lực học của con mình tới đâu để tìm phương pháp học tập phù hợp. Không những thế điểm trung bình còn giúp học sinh biết mình yếu những môn nào, mạnh những môn nào để xác định hướng đi cho bản thân.

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT theo quy định mới nhất

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT theo kỳ

Điểm trung bình môn theo kỳ = (điểm miệng + điểm kiểm tra 15 phút + điểm kiểm tra 1 tiết x 2 + điểm thi học kỳ x 3)/7

Giả sử: Môn Văn học kỳ 1 của bạn A có số điểm lần lượt là:

  • Điểm miệng: 9
  • Điểm 15 phút: 8
  • Điểm 1 tiết: 7.5
  • Điểm thi kết thúc học kỳ 1: 8

Vậy điểm trung bình môn văn của bạn An = (9+8+7.5×2+8×3)/7 = 8.

Cách tính điểm trung bình môn

Lưu ý: điểm trung bình môn sẽ được tính theo đầu điểm. Do đó, tùy theo điểm thành phần có bao nhiêu đầu điểm thì phải cộng thêm và chia thêm hệ số.

Ví dụ: Điểm học kỳ 1 môn Toán của A lần lượt là:

  • Điểm miệng: 9
  • Điểm 15 phút: 8 ; 5
  • Điểm 1 tiết: 7.5 ; 8.8
  • Điểm thi kết thúc học kỳ 1: 8

Cách tính điểm trung bình môn Toán của An: (9+8+5+7.5×2+8.8×2+8×3)/10 = 7.9.

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT cả năm

Điểm trung bình môn cả năm sẽ được tính dựa vào điểm trung bình học kỳ 1 và điểm trung bình học kỳ 2. Do đó, nếu học kỳ 1 bạn chưa được học sinh Giỏi thì hãy cố gắng hơn ở học kỳ 2 nhé!

Công thức tính điểm trung bình môn cả năm:

Điểm trung bình môn cả năm = (điểm trung bình học kỳ 1 + điểm trung bình học kỳ 2 x 2)/3.

Ví dụ: Điểm môn Lý của bạn An trong 1 năm học cụ thể như sau:

  1. Điểm trung bình học kỳ 1: 7.4
  2. Điểm trung bình học kỳ 2: 9.2

Điểm trung bình môn trung bình môn cả năm của An = (7.4 + 9.2 x 2)/3 = 8.6.

Lưu ý: điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm là số nguyên hoặc số thập phân được làm tròn đến hàng thập phân thứ nhất.

Cách xếp loại học lực

Cách xếp loại học lực cấp 2

Để xếp loại học lực của học sinh cấp 2, chúng ta sẽ dựa vào điểm trung bình 1 môn học, điểm trung bình tất cả môn học trong một học kỳ hoặc trong một năm. Tùy theo điểm số và các điều kiện kèm theo để xếp học lực của học sinh. Cụ thể như sau:

Học lực loại Giỏi

Để được xếp loại học lực Giỏi phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của 1 trong 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải từ 8.0 trở lên.
  • Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 6.5.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc,… thì phải được xếp loại Đ.

Học lực loại Khá

Để được xếp loại học lực Khá phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Điểm trung bình các môn học từ 6.5 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của 1 trong 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải từ 6.5 trở lên.
  • Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 5.0.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc,… thì phải được xếp loại Đ.

Học lực loại Trung bình

Khi xếp loại học lực trung bình phải dựa vào các yếu tố sau:

  • Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của 1 trong 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ phải từ 5.0 trở lên.
  • Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 3.5.
  • Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt như thể dục, mỹ thuật, âm nhạc,… thì phải được xếp loại Đ.

Học lực loại Yếu

Đối với học lực loại Yếu thì điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên. Trong đó, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0.

Học lực loại Kém

Các trường hợp điểm trung bình dưới 3.5 và có môn học điểm trung bình dưới 2.0.

Cách xếp loại học lực cấp 3

Cách xếp loại học lực cấp 3 cũng tương tự như cách xếp loại học lực ở cấp 2. Tuy nhiên, đối với học sinh trường chuyên khi xếp loại học lực còn dựa vào điểm trung bình của môn chuyên. Cụ thể:

  • Loại Giỏi: điểm môn chuyên phải từ 8.0 trở lên.
  • Loại Khá: điểm môn chuyên phải từ 6.5 trở lên.
  • Loại Trung bình: điểm môn chuyên phải từ 5.0 trở lên.

Cách tính điểm trung bình môn

Một số lưu ý trong cách xếp loại học lực ở cấp 2 và cấp 3

Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Giỏi hoặc Khá nhưng do có một môn nào đó thấp hơn mức quy định nên bị xếp xuống 1 bậc. Cụ thể:

  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Giỏi. Nhưng điểm trung bình của một môn học nào xếp loại trung bình thì xếp loại học lực Khá.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Giỏi. Nhưng điểm trung bình của một môn học nào xếp loại yếu thì xếp loại học lực trung bình.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Giỏi. Nhưng điểm trung bình của một môn học nào xếp loại yếu thì xếp loại học lực trung bình.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Khá. Nhưng điểm trung bình của một môn học nào xếp loại yếu thì xếp loại học lực trung bình.
  • Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt loại Khá. Nhưng điểm trung bình của một môn học nào xếp loại kém thì xếp loại học lực yếu.

Cách tính điểm xét tuyển vào đại học năm 2021 mới nhất

Cách tính điểm xét tuyển vào đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Đối với các ngành không có môn nhân hệ số, cách tính điểm xét tuyển được tính như sau:

Điểm xét tuyển đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm trung bình môn

Đối với các ngành có môn nhân hệ số, cách tính điểm xét tuyển được tính như sau:

Điểm xét tuyển đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + (Điểm môn nhân hệ số x 2) + Điểm ưu tiên (nếu có).

Cách tính điểm xét tuyển vào đại học theo kết quả học bạ

Có hai hình thức để xét tuyển theo kết quả học bạ. Cụ thể:

Hình thức 1: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ. 5 học kì đó có thể là HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12. Một số trường thì dựa vào tổng điểm của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 3 học kỳ (HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12).

Hình thức 2: Xét kết quả học tập (điểm tổng kết học tập). Hình thức xét tuyển này sẽ xét điểm trung bình tổ hợp môn các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 của chương trình THPT. Các tổ hợp môn đó là A00, A01, D01 hoặc D07.

Cách tính điểm theo học bạ này giống với cách tính điểm xét tuyển vào đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Cách tính điểm trung bình môn đại học (cách tính điểm hệ 4)

Khác với cấp 1, cấp 2, cấp 3, chương trình đại học sẽ được tính điểm theo thang 10 hoặc thang điểm 4. Sau đây là cách quy đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm 4.

  • Từ 8.5 điểm đến 10 điểm quy đổi ra thang điểm 4 là 4 điểm.
  • Từ 7.0 điểm đến 8.4điểm quy đổi ra thang điểm 4 là 3 điểm.
  • Từ 5.5 điểm đến 6.9 điểm quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là 2 điểm.
  • Từ 4.0 điểm đến 5.5 quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là 1 điểm.
  • Dưới 4.0 điểm quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là 0.

Công thức tính điểm trung bình một kỳ ở đại học được tính như sau:

Điểm trung bình 1 kỳ = (điểm của các học phần ở thang điểm 4 x số tín chỉ tương ứng của từng học phần)/tổng số học phần.

Ví dụ: Điểm số các học phần quy đổi sang thang điểm 4 trong học kỳ 1 của A như sau:

  • Kinh tế vĩ mô: 3 (3 tín chỉ).
  • Kinh tế vi mô: 4 (3 tín chỉ).
  • Tin học đại cương: 2 (3 tín chỉ).
  • Toán cao cấp 1: 3 (2 tín chỉ).

Vậy điểm trung bình kỳ 1 của A = (3×3+4×3+2×3+3×2)/11 = 3.0.

Giờ thì chắc chắn các bạn đã biết cách tính điểm trung bình môn học ở cấp 2, cấp 3 và đại học rồi phải không? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!

Từ khóa » Tính đtb Hk1