Cách Tính độ Dốc Mái Tôn Theo Tiêu Chuẩn Chính Xác Nhất

Nội dung

  • 1 Độ dốc mái tôn là gì?
  • 2 Độ dốc của mái tôn bao nhiêu là hợp lý?
    • 2.1 1/ Độ dốc mái tôn nhà ống
    • 2.2 2/ Độ dốc của mái tôn cho nhà cấp 4
    • 2.3 3/ Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng
  • 3 Cách tính độ dốc mái tôn
    • 3.1 1/ Công thức tính độ dốc mái tôn
    • 3.2 2/ Tính góc dốc mái tôn

Độ dốc của mái tôn là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thi công xây nhà cấp 4 mái tôn. Từ nhà một mái, nhà xưởng, nhà ống hay bất cứ công trình nào cần lợp mái tôn. Vì độ dốc của mái tôn là yếu tố quyết định chất lượng hệ thống thoát nước mưa có tốt hay không? Để hạn chế được tình trạng đọng nước gây ra thấm dột trong quá trình sử dụng.

Vậy độ dốc mái tôn bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn? Cách tính độ dốc mái đúng kỹ thuật trong từng thiết kế khác nhau là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Độ dốc mái tôn là gì?

Độ dốc của mái tôn được hiểu như là độ nghiêng của mái theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với kết cấu của công trình. Ta có thể hiểu độ dốc của mái tôn là tỷ số của chiều cao/chiều rộng của mái. Trong quá trình lắp đặt thi công xây dựng, độ dốc mái cần đảm bảo việc thoát nước một cách dễ dàng nhanh chóng. Tránh hiện tượng đọng hay tràn sóng, gây thấm dột.

Mỗi loại mái đều có độ dốc khác nhau. Mái tôn càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh. Tuy nhiên, cần thiết kế và thi công mái tôn sao cho hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho mái. Độ dốc mái được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4604:2012. Và thường thì độ dốc của mái tôn hợp lý nhất tối thiểu phải là 10%.

Tiêu chuẩn độ dốc mái

Độ dốc mái

Ngoài ra, độ dốc mái phụ thuộc nhiều vào chất liệu được sử dụng và kích thước của mái tôn:

+ Mái lợp fibrco xi măng từ 30% – 40%

+ Mái lợp tôn múi từ 15% – 20%

+ Mái lợp ngói từ 50% – 60%

+ Mái lợp tấm bê tông cốt thép từ 5% – 8%

Độ dốc của mái tôn bao nhiêu là hợp lý?

Ngoài những tiêu chuẩn trên thì độ dốc của mái tôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như nhu cầu sử dụng tôn lợp mái cho kiến trúc công trình như thế nào? Thi công lắp đặt cho nhà một mái, nhà ống hay nhà xưởng lại có độ dốc mái khác nhau.

So với độ dốc mái lợp ngói là 30%, thì độ dốc mái thông thường chỉ tối thiểu là 10%

1/ Độ dốc mái tôn nhà ống

Tùy theo từng công trình khác nhau mà thiết kế mái nhà có độ dốc phù hợp. Cụ thể, đối với mái tôn cho nhà nhà dân dụng thì độ dốc cần đạt tối thiểu là 10%. Với độ dốc này có thể đảm bảo rằng nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng và không có hiện tượng ứ đọng nước trên mái tôn 1 lớp, mái tôn 3 lớp hay mái tôn chống nóng.

Độ dốc mái nhà ống

Thi công lắp đặt mái tôn nhà ống

Theo kiểu kiến trúc như nhà ống thông thường thì chiều dài có nhà khá lớn, còn chiều rộng thì tương đối hẹp. Cho nên, việc lợp mái tôn với độ dốc như vậy là hợp lý. Bởi nếu để độ dốc quá lớn sẽ khiến cho tính thẩm mỹ của công trình giảm đi đáng kể.

2/ Độ dốc của mái tôn cho nhà cấp 4

Tiêu chuẩn đo độ dốc mái cho nhà cấp 4 còn tùy thuộc vào độ dốc của mái nhà. Và thông thường chúng sẽ có độ dốc tối đa là 20%. Nếu nhà có chiều sâu dành thì thiết kế dốc thoải xuống sẽ nhẹ nhàng hơn. Đối với việc thiết kế lắp đặt mái tôn cho nhà phố, biệt thự thì độ cao từ điểm sàn đến trần tối thiểu là 2,2m.

Độ dốc mái tôn cho nhà caaso 4

Độ dốc mái nhà cấp 4 theo tiêu chuẩn

Không giống với thiết kế nhà ống, nhà cấp 4 thông thường được kiến theo kiến trúc hình hộp, rộng. Nên tỷ lệ của độ dốc mái của thế lớn hơn để có thể cân đối với độ rộng của nhà. Chính vì vậy, trong quá trình thi công lắp đặt mái tôn, cần tính toán diện tích và cả độ dốc của trần nhà. Từ đó, có thể xác định được độ dốc cho mái tôn một cách hợp lý nhất

3/ Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng

Đối với mái tôn nhà xưởng, nhà tiền chế sẽ thường được chọn độ dốc từ 10 – 30%, tối thiểu là 8 – 10%.

Khi đó khả năng thoát nước của mái tôn sẽ dễ dàng. Hạn chế tối đa việc thấm dột, ứ đọng nước gây ảnh hưởng đến đồ dùng, máy móc hay các thiết bị trong xưởng.

Tiêu chuẩn độ dốc mái tôn nhà xưởng

Mái tôn nhà xưởng có độ dốc thông thường tối thiểu 8%

Khi lợp mái, tại những chỗ bắn vít thường rất dễ bị han gỉ. Vì vậy nên chú ý bắn silicon bảo vệ cẩn thận để tránh nước có thể rỉ vào trong nhà. Đồng thời cũng để bảo vệ tuổi thọ lâu dài hơn cho mái tôn

Cách tính độ dốc mái tôn

Để có thể tính độ dốc mái dễ dàng và chính xác, trước tiên cần xác định được đơn vị tính:

+ Độ dốc mái: Đơn vị %

+ Góc dốc: Đơn vị độ

1/ Công thức tính độ dốc mái tôn

Độ dốc mái chính là tỉ số giữa chiều cao của mái với chiều dài của mái. Cụ thể độ dốc mái được tính theo công thức:

i = H / L x 100%

Công thức tính độ dốc mái tôn

Tính độ dốc mái

Ví dụ:

Ta có chiều cao H = 1m

Chiều dài mái L = 10m

==> i = 1 / 10 x 100% = 10%. Vậy độ dốc mái là 10%

2/ Tính góc dốc mái tôn

Góc dốc mái tôn được tính theo công thức:

anpha = arctang (H/L) / 3,14 x 180

góc dốc mái

Tùy vào độ dốc của mái tôn tôn mà góc dốc mái tôn sẽ khác nhau

Ví dụ:

Độ dốc mái là 10%. Ta có H = 1m, L = 10m

==> anpha = arctang (1 / 10) / 3,14 x 180 = 5,7 độ.

Vậy, góc dốc mái tôn 5,7 độ

Trên đây, là những thông tin cơ bản về độ dốc mái và cách tính độ dốc mái chính xác, dễ dàng nhất trong việc thi công lắp đặt mái công trình. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong việc thiết kế mái tôn một cách phù hợp và đẹp nhất cho ngôi nhà của mình.

Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Xưởng