Cách Tính Giá Fob Như Thế Nào

Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bảo hiểm này không được cấp phát, đối tượng cần mua bảo hiểm phải liên hệ đến các công ty, tổ chức thực hiện việc kinh doanh loại bảo hiểm này được được xác định bởi nhiều loại chi phí.

Nội dung chính Show
  • Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu.
  • Các loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Công thức tính phí bảo hiểm
  • Ví Dụ Minh Họa Cách Tính Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
  • Giá FOB là gì?
  • Giá FOB bao gồm những gì?
  • Giá FOB tính như thế nào?
  • Hợp đồng giá FOB gồm những điều khoản nào?
  • So sánh FOB và CIF 
  • Video liên quan

>>Xem thêm:

Cách xác định phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu.

Đối tượng áp dụng của bảo hiểm bao gồm các loại hàng hóa, sản phẩm được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác thông qua đường bộ, đường hàng không, đường thủy

Phạm vi áp dụng: trên toàn thế giới.

Các loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Có 3 loại hình bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm:

  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển (đường thủy ).
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đường hàng không.
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam

Tùy vào từng loại bảo hiểm mà có các mức phí khác nhau, tuy vậy các loại hình bảo hiểm này được xác định theo một nguyên tắc cụ thể, nhất định.

Phí bảo hiểm bao gồm: giá trị thực tế của hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu, cước vận chuyển, lãi ước tính của lô hàng, thuế nhập khẩu.

Công thức tính phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

  • CIF = (C+F) / (1-R)
  • I = CIF x R
  • Trong đó I: phí bảo hiểm, C: giá hàng hóa nhập khẩu ( giá FOB ), R: tỷ lệ phí bảo hiểm, F: giá cước vận chuyển.

Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm đươc xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Ví Dụ Minh Họa Cách Tính Phí Bảo Hiểm Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

Vd: Công ty A nhập khẩu  xe máy với số lượng 1000 chiếc của một doanh nghiệp nước ngoài có giá FOB là 2000USD/ chiếc. Lô hàng này phải chịu cước vận tải là 20USD/ chiếc. Lô hàng này được vận chuyển bằng đường bộ. Lô hàng này được thực hiện theo loại bảo hiểm điều kiện A. Lô hàng tham gia bảo hiểm 110% giá CIF. Lô hàng này được vận chuyển về cảng Cái Lân. Tính tổng tổng phí bảo hiểm công ty A phải thanh toán cho lô hàng trên là bao nhiêu?

Cách tính phí bảo hiểm cho hàng xuất nhập khẩu.

+ Tổng giá FOB (giá xuất) của lô hàng: FOB = 1000 chiếc x 2000 USD = 2000000 USD

+ Tổng cước vận tải mà công ty A phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài là: 1000 chiếc x 20 USD = 20000 USD

+ Tỷ lệ phí bảo hiểm đều kiện A đối với lô hàng này là: 0.18 % = R

Giá CIF ( giá nhập ) của lô hàng được xác định:

+ Tổng giá CIF mà lô hàng phải chịu là:

CIF = ( C + F ) / ( 1 – R ) = ( 2.000.000 +20.000 ) / ( 1 – 0.18 ) = 2.463.415 USD

+ Số tiền bảo hiểm là: STBH = 110 % x 2.463.415 = 2.709.756,5 USD

  • Tính phí bảo hiểm: giả sử tỷ lệ phí bảo hiểm tại cảng Cái Lân là 0.37 %

+ Phí hàng hóa ( xe máy ): STBH x R = 2.709.756,5 x 0,37 % = 10.026,1 USD

+ Phí vận chuyển bằng đường bộ là 0.06 %

+ Phí bảo hiểm = STBH x 0.06 % = 2709756,5 x 0.06 % = 1.625,8539 USD

Ngoài cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trên thì chúng ta còn có thể tính phí bảo hiểm theo các trường hợp sau:

  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá FOB có nghĩa là khi người mua mà người bán đã thõa thuận được mức giá chấp nhận được thì người bán sẽ xuất bán theo giá đúng như đã thõa thuận giữa 2 bên tại cảng và người mua sẽ phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa nhập khẩu đó và có thể tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % giá FOB như là 100% giá FOB hoặc 110 % giá FOB.
  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá EX_Work có nghĩa là người bán và người mua sẽ thõa thuận mức giá tại xưởng  và khi đã chấp nhận thỏa thuận đó thì bên mua sẽ phải mua bảo hiểm và tham gia tính bảo hiểm theo tỷ lệ % của EX  như là 100 % giá của EX hoặc 110 % giá của EX
  • Tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu theo giá CFR ( CNF ) có nghĩa là  trong trường hợ này giá CFR ( CNF )đã bao gồm toàn bộ giá FOB, giá EX và cước phí của lô hàng nhập khẩu. Khi đã chấp nhân giá này giữa 2 bên thì bên nhập khẩu hàng hóa mua bảo hiểm và tham giá tính bảo hiểm theo tỷ lệ 100 % giá CFR ( CRF) hoặc 110 % giá CFR ( CNF ). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu tính phí bảo hiểm theo giá CIF thì phải căn cứ vào giá CFR ( CNF ) để tính giá CIF.

Khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa sản phẩm tính phí bảo hiểm hàng nhập khẩu theo phương pháp này nếu có chênh lệch xảy ra về phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm phải bù trừ và thanh toán cho nhau. Bên bán bảo hiểm sẽ phải thanh toán cho doanh nghiệp mua bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm thấp hơn so với số thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua bảo hiềm và ngược lại bên bán bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp mua bảo hiểm trong trường hợp phí bảo hiểm thực tế phát sinh cao hơn so với số thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua bảo hiểm.

Ví dụ : Tính theo giá FOB: Vào năm 2017 công ty A nhập khẩu một lô hàng nước hoa từ Pháp về, lô hàng này được nhập với số lượng là 50.000 chai và một lô hàng lúa mì đóng bao với số lượng là 1000 tấn, theo hợp đồng thương mại và hợp đồng mua bán ngoại thương thì sản phẩm này có giá là 500 USD/ chai và 150 USD/ tấn,  phí vận chuyển là 10 USD/ chai, tỷ giá 20.000/ USD. Tính tổng phí bảo hiểm hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp phải thanh toán là bao nhiêu. Trường hợp tham gia bảo hiểm 110%, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

Lô hàng nước hoa

  • Giá FOB của lô hàng là: 50.000 x 500 = 25.000.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.3% + 0.02% = 0.32% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.3% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 25.000.000 x 0.32% = 80.000 USD.

Lô hàng lúa mì

  • Giá FOB của lô hàng là: 10000 x 150 = 1.500.000 USD
  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 1.500.000 x 0.27% = 4050 USD

Ví dụ 2: Tính theo giá EX – Word: Vào năm 2017 công ty A nhập khẩu một lô hàng rượu với số lượng là 20.000 lít, theo hợp đồng thương mại và hợp đồng mua bán ngoại thương thì giá tại xưởng của lô hàng này mà các bên đã chấp nhận là 400 USD/ lít. Tính tổng phí bảo hiểm hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp phải thanh toán là bao nhiêu. Trường hợp tham gia bảo hiểm 110%, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Trị giá của lô hàng này ( giá tại xưởng ) là: 20.000 x 400 = 8.000.000 USD
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 8.000.000 x 0.27% = 21.600 USD

Ví dụ 3: Tính theo giá CFR ( CNF ): Công ty A nhập khẩu một lô hàng trị giá 50.000.000 USD trong đó đã bao gồm phí vận chuyển. lô hàng được vận huyển bằng đường biển, bảo hiểm theo điều kiện loại A.

  • Tỷ lệ phí bảo hiểm của lô hàng này: 0.25% + 0.02% = 0.27% ( trong đó tỷ lệ chính là 0.25% và phụ phí tuyến châu âu là 0.02% )
  • Ta có phí bảo hiểm hàng nhập khẩu được tính theo giá FOB như sau ( tham gia 110% giá FOB )
  • 50.000.000 x 0.27% = 135.000 USD.

Vậy mỗi loại hàng hóa sẽ có phí bảo hiểm khác nhau và còn tùy thuộc vào các điều kiện khác như: hình thức vận chuyển ( đường bộ, đường hàng không, đường biển ), bảo hiểm thuộc điều kiện loại gì ( A, B, C )…

Trên đây là mô tả cơ bản về cách tính bảo hiêm hàng hóa xuất nhập khẩu

Chúc bạn thành công !

FOB là một điều kiện giao hàng phổ biến trong Incoterms 2010. Hầu như hợp đồng giá FOB được xây dựng trên những nguyên tắc và điều khoản ràng buộc giữa các bên liên quan. Để hiểu rõ xem FOB là gì, được tính như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Giá FOB là gì?

FOB – Free on board là điều kiện giao hàng miễn các trách nhiệm của người bán khi hàng đã được xếp lên boong tàu. Có nghĩa là khi hàng hóa chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người bán, còn sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả các trách nhiệm sẽ thuộc về người mua.

Lan can tàu chính là điểm chuyển rủi ro của điều kiện FOB. Và trong quá trình vận chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác hàng hóa phải trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển. Các điều kiện tự nhiên như sóng thần hoặc trong trường hợp hy hữu là gặp cướp biển thì sẽ làm cản trở quá trình vận chuyển, khi đo hàng hóa của bạn có thể bị mất trắng. Và theo điều kiện FOB thì người bán không phải có trách nhiệm gì với bên mua. Chính vì vậy, người mua phải mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Trị giá FOB là gì?

Trong may mặc, trị giá FOB được nhiều người quan tâm. Vậy giá FOB trong may mặc là gì. FOB trong may mặc có nghĩa là doanh nghiệp may mặc chỉ có trách nhiệm mang hàng ra ngoài cảng biển là hết trách nhiệm. Phần phát sinh chi phí như tiền vận chuyển tàu biển, bảo hiểm đơn hàng sẽ do khách hàng chịu trách nhiệm.

Giá FOB bao gồm những gì?

Một điều nữa mà những người làm trong ngành xuất nhập khẩu cần quan tâm chính là giá FOB gồm những gì? Giá FOB bao gồm những chi phí gì? Giá FOB đã bao gồm thuế xuất khẩu chưa? Giá FOB là giá tại cửa khẩu ở bên nước người bán, bao gồm chi phí vận chuyển ra cảng, làm các thủ tục xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có). 

Giá FOB là như thế nào?

Giá FOB không bao gồm phí bảo hiểm đường biển hoặc chi phí vận chuyển đường biển. 

Giá FOB tính như thế nào?

Cách tính giá FOB xuất khẩu như sau:

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch.

Hợp đồng giá FOB gồm những điều khoản nào?

Trong hợp đồng giá FOB sẽ nêu rõ nghĩa vụ của bên bán và bên mua, cụ thể như sau:

Người bán  Người mua 
Giao hàng lên tàu tại cảng quy định Thanh toán tiền hàng.
Chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất trước khi hàng được xếp lên tàu. Chịu mọi chi phí, tổn thất cũng như các rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu.
Thông quan xuất khẩu, trả thuế và cung cấp giấy phép  xuất khẩu. Người mua phải trả chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Chuyển cho người mua các hóa đơn thương mại và tất cả các chứng từ liên quan. Mua bảo hiểm hàng hóa
Thông báo cho người mua rằng hàng đã lên tàu. Trả thuế và thông quan nhập khẩu. 

So sánh FOB và CIF 

Chúng ta đã tìm hiểu giá FOB và CIF là gì ở trên, có thể thấy được giá CIF và giá FOB đều là những điều khoản trong Incoterm được dùng nhiều nhất hiện nay và được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường thủy nội bộ và đường biển. Vị trí chuyển trách nhiệm cũng như rủi ro về hàng hóa đều tại cảng xếp hàng. Người bán sẽ có trách nhiệm làm các thủ tục hải quan, còn người mua có trách nhiệm làm các thủ tục nhập khẩu.   

FOB và CIF khác nhau như nào?

Nhưng giá CIF giá FOB khác nhau như nào, cái nào có lợi cho người mua cái nào có lợi cho người bán. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi xem giá FOB giá CIF khác nhau như thế nào.

FOB 

CIF 

FOB + tên của cảng xếp hàng  CIF + tên cảng đích
Giao hàng lên tàu Tiền hàng + bảo hiểm + cước phí
Người bán không phải đặt tàu, người mua đặt tàu. Người bán thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa.
Điểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếp Điểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếp

Điểm chuyển giao chi phí: Tại cảng dỡ

Ngoài việc so sánh FOB với CIF, thì giá FOB và EXW cũng được so sánh rất nhiều. EXW là viết tắt của Ex Works, có nghĩa là giao hàng tại xưởng. Điều khoản này dùng cho tất cả các phương thức vận tải: Đường hàng không, đường biển, vận tải thủy nội địa,…Người bán sẽ giao hàng tại kho, xưởng, nhà máy,… còn các công việc còn lại như xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, đặt tàu chở hàng sẽ do người mua chịu trách nhiệm. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất liên quan đến điều kiện FOB. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ giá FOB là gì và có thể chọn lựa được điều kiện vận chuyển phù hợp với doanh nghiệp của mình. 

Từ khóa » Giá Fob Tính Như Thế Nào