Cách Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 - Abcdonline
Có thể bạn quan tâm
Cách tính giá trị biểu thức dành cho học sinh lớp 3 qua các dạng bài với các ví dụ có lời giải chi tiết dễ hiểu.
Ở lớp 3, biểu thức được hiểu đơn giản là các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Và tính giá trị biểu thức là tìm kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Ví dụ: 7 + 5 – 9 =; 18 : 2 x 7 =
Tính giá trị biểu thức chỉ có phép cộng trừ
– Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.
– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 58 + 23 – 40 = 81 – 40 = 41 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép cộng trước rồi mới thực hiện phép trừ),
b) 78 – 19 + 26 = 59 + 26 = 85 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép trừ trước rồi mới thực hiện phép cộng).
Tính giá trị biểu thức chỉ có phép nhân chia
– Cách làm: Thực hiện từ trái qua phải nếu trong biểu thức chỉ có phép cộng trừ.
– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 58 x 3 : 2 = 174 : 2 = 87 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép nhân trước rồi mới thực hiện phép chia),
b) 275 : 5 x 9 = 55 x 9 = 495 (ở biểu thức này ta thực hiện từ trái qua phải: phép chia trước rồi mới thực hiện phép nhân).
Tính giá trị biểu thức có cả phép nhân chia và cộng trừ
– Cách làm: Thực hiện theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau. Và theo thứ tự từ trái qua phải nếu có cả nhân chia, cộng trừ. Cụ thể cách làm như ví dụ dưới đây:
– Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau:
a) 79 x 2 + 823 = 158 + 823 = 981 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),
b) 9 + 28 x 3 = 9 + 84 = 93 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước)
c) 190 – 45 x 2 = 190 – 90 = 100 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện phép trừ do thứ tự ưu tiên tính phép nhân trước),
d) 195 : 5 + 7 x 19 = 39 + 133 (ở biểu thức này ta thực hiện phép chia và phép nhân trước rồi mới thực hiện phép cộng),
e) 174 x 6 – 258 : 3 = 1044 – 86 =958 (ở biểu thức này ta thực hiện phép nhân và phép chia trước rồi mới thực hiện phép trừ),
Tính giá trị biểu thức có chứa dấu ngoặc
– Cách làm: Thứ tự ưu tiên của biểu thức có chứa dấu ngoặc như sau: ngoặc tròn ( ) → ngoặc vuông [ ] → ngoặc nhọn { } → nhân chia → cộng trừ. Và tất nhiên biểu thức trong dấu ngoặc được thực hiện khi có phép cộng, trừ, nhân, chia như trên.
– Ví dụ:
a) (20 + 35) x 2 = 55 x 2 = 110 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),
b) (45 – 5) x 3 = 40 x 3 = 120 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép nhân),
c) (120 + 30) : 2 = 150 : 2 = 75 (thực hiện phép cộng trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),
d) (146 – 23) : 3 = 123 : 3 = 41 (thực hiện phép trừ trong dấu ngoặc rồi mới thực hiện phép chia),
e) 90 + 5 x [60 – (20 + 5)] = 90 + 5 x [60 – 25] = 90 + 5 x 35 = 90 + 175 = 1065
f) 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + (25 – 5)]} = 369 – 185 : {30 – [15 : 3 + 20]} = 369 – 185 : {30 – (5 + 20)} = 369 – 185 : (30 – 25) = 369 – 185 : 5 = 369 – 37 = 332
Cách tính giá trị biểu thức nâng cao
Để làm được dạng bài tính giá trị biểu thức nâng cao lớp 3 (thực chất là tính nhanh) thì các em cần phải biến đổi biểu thức sao cho chứa các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Hoặc là các số giống nhau. Cụ thể các em xem bài tập tính nhanh lớp 3 có lời giải dưới đây:
Bài 1: Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:
a) 48 + 27 + 52 + 73
b) 14 x 3 + 14 x 2 + 14 x 5
c) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213
Giải:
a) 48 + 27 + 52 + 73 = (48 + 52) + (27 + 73) = 100 + 100 = 200
b) 14 x 3 + 14 x 2 + 14 x 5 = 14 x (3 + 2 + 5) = 14 x 10 = 140
c) 299 x 3 + 299 x 4 + 2 x 299 + 299 = 299 x (3 + 4 + 2 + 1) = 299 x 10 = 2990
Bài 2: Tính tổng giá trị của những dãy số dưới đây:
a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)
b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99
Giải:
a) 6 + 6 + 6 + … + 6 – 666 (có 111 số 6)
= 6 x 111 – 666 = 666 – 666 = 0
b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 99 (Từ 1 tới 99 có 99 số)
= (1 + 99) + (2 + 98) + (3 + 97) + (4 + 96) +…. (có 49 cặp dư số 50 vì có 99 số, 99 : 2 = 49 dư 1)
= 100 x 49 = 4900 + 50 = 4950
Bài tập tính giá trị biểu thức
Dựa vào cách tính giá trị biểu thức được nêu ở trên, các em áp dụng vào làm những bài tập dưới đây:
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
a) 258 + 394 – 420
b) 789 – 162 + 123
c) 268 + 452 : 2 x 8 – 122
d) 987 – [256 : (45 + 90 – 133)]
Bài 2: Tính nhanh
a) 146 – 29 + 54 + 129
b) 984 + 156 – 84 – 56
c) 45 x 3 + 6 x 45 + 45
d) 2 + 2 + 2 + … + 2 + 2 (100 số 2)
e) 98 x 5 – 4 x 98 + 98 x 3 + 6 x 98
Toán lớp 3 - Tags: giá trị biểu thức, tính giá trị biểu thức, toán 3Các dạng toán tìm X lớp 3 có ví dụ giải
Phiếu bài tập Toán lớp 3 – Tuần 28
36 bài toán có lời văn nâng cao lớp 3
Phiếu bài tập Toán lớp 3 – Tuần 26
Phiếu bài tập Toán lớp 3 – Tuần 25
Phiếu bài tập Toán 3 ôn tập nghỉ dịch và nghỉ tết Tân Sửu 2020 – 2021
Phiếu bài tập Toán lớp 3 – Tuần 24
Từ khóa » Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3
-
Bài Tập Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Các Dạng Bài Tập Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3
-
Giải Toán Lớp 3 Tính Giá Trị Của Biểu Thức (tiếp Theo) - Giải Bài Tập
-
Chuyên đề: Tính Giá Trị Của Biểu Thức - Toán Lớp 3
-
Tính Giá Trị Của Biểu Thức - Toán Lớp 3 - Cô Nguyễn Thị Điềm (HAY ...
-
Dạng Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 Hay Nhất - Toploigiai
-
Bài Tập Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 - THPT Sóc Trăng
-
Bài Tập Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 - WElearn Gia Sư
-
Tính Giá Trị Của Biểu Thức -Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 3 - Itoan
-
Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 Từ Cơ Bản đến Nâng Cao Của Học Kỳ 2
-
Các Bài Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Lớp 3 - Học Tốt
-
Toán Lớp 3 Trang 91 - Tính Giá Trị Của Biểu Thức Số (tiếp Theo)
-
Giải Toán Lớp 3 Trang 79 Bài Tính Giá Trị Của Biểu Thức
-
Toán Lớp 3 Trang 34 Tính Giá Trị Của Biểu Thức (tiếp Theo)
-
Giải Bài Tập Toán Lớp 3 Tính Giá Trị Biểu Thức Trang 79 đầy đủ Nhất
-
Toán Lớp 3 Tính Giá Trị Biểu Thức
-
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC - TOÁN LỚP 3 - TUẦN 16 - MathX
-
Bài Tập Phát Triển Năng Lực Môn Toán Lớp 3 Tuần 16 Tính Giá Trị Của ...
-
Tính Giá Trị Biểu Thức - Giải Bài Tập Toán Học Lớp 3 |