Cách Tính Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền Bằng Hàm PV Trong Excel
Có thể bạn quan tâm
Muốn tính giá trị hiện tại của dòng tiền trong Excel thì phải làm như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Gitiho làm quen với hàm PV và cách sử dụng hàm để tạo công thức tính dòng tiền cho trang tính của bạn ngay nhé.
XEM NHANH BÀI VIẾT
- 1 Giới thiệu về hàm PV
- 1.1 Hàm PV là gì?
- 1.2 Cú pháp hàm PV
- 1.3 Một số lưu ý với hàm PV
- 2 Cách sử dụng hàm PV
- 2.1 Ví dụ 1: Tìm PV dựa vào FV (PMT = 0)
- 2.2 Ví dụ 2: Tìm PV dựa vào PMT (FV = 0)
- 2.3 Ví dụ 3: Tìm PV dựa vào PMT và FV
- 3 Tổng kết
Giới thiệu về hàm PV
Hàm PV là gì?
Hàm PV thuộc nhóm hàm tài chính trong Excel, có chức năng tính giá trị hiện tại của dòng tiền. Trong phân tích báo cáo tài chính, PV được dùng để tính giá trị hiện tại của các khoản thanh toán trong tương lai. Khi tính toán với các dòng tiền khác nhau, hàm PV sẽ mặc định chúng đều là các khoản thanh toán định kỳ, liên tục với lãi suất cố định.
Ngược lại với hàm PV là hàm FV tính giá trị tương lai của các khoản thanh toán hiện tại.
Xem thêm: Giới thiệu 15 hàm tài chính trong Excel cơ bản nhất (Phần 2)
Cú pháp hàm PV
Hàm PV có cú pháp như sau:
=PV(rate, nper, pmt, [fv], [type])
Trong đó:
- rate - Lãi suất định kỳ
- nper - Tổng số kỳ thanh toán trong một niên kim
- pmt - Khoản thanh toán cố định mỗi kỳ
- [fv] - Giá trị tương lai của dòng tiền hoặc tổng số dư tiền mặt bạn nhận sau lần thanh toán cuối cùng. Nếu bỏ qua tham số fv thì bắt buộc phải điền tham số pmt.
- [type] - Thời điểm thanh toán đến hạn
- type = 0 (mặc định): Thanh toán và tính lãi vào cuối kỳ.
- type = 1: Thanh toán và tính lãi vào đầu kỳ tiếp theo.
Một số lưu ý với hàm PV
Khi bạn tính giá trị hiện tại của dòng tiền trên Excel với hàm PV, hãy lưu ý một vài điểm sau đây khi tạo công thức hàm:
- Phải đồng nhất đơn vị sử dụng trong tham số rate và nper. Ví dụ: Bạn có một khoản vay 4 năm với lãi suất hàng năm là 10%.
- Giả sử bạn thanh toán định kỳ theo năm thì lãi suất định kỳ (tham số rate) là 10%, số kỳ thanh toán (tham số nper)là 4.
- Giả sử bạn thanh toán định kỳ theo tháng thì lãi suất định kỳ (tham số rate) là 10% / 12 = 0,83%, số kỳ thanh toán (tham số nper) là 4 * 12 = 48.
- Công thức tính dòng tiền bằng hàm PV bắt buộc phải có 1 trong 2 tham số pmt và tham số fv, hoặc có cả 2 tham số này.
- Dòng tiền ra (cash outflows) được biểu diễn bằng số âm, ngược lại, dòng tiền vào (cash inflows) được biểu diễn bằng số dương.
Cách sử dụng hàm PV
Để hiểu được cách tính giá trị hiện tại của dòng tiền trong Excel bằng hàm PV, hãy cùng mình tìm hiểu một vài ví dụ cụ thể dưới đây nhé.
Ví dụ 1: Tìm PV dựa vào FV (PMT = 0)
Bạn mở sổ tiết kiệm ngân hàng với mục tiêu có 500 triệu VNĐ trong sổ sau 10 năm. Biết rằng lãi suất cố định là 7% một năm, hỏi hiện tại bạn phải gửi ngân hàng bao nhiêu tiền?
Để giải bài toán này, chúng ta sẽ sử dụng hàm PV như sau:
=PV(7%,10,0,500000000)
Trong đó:
- 7% - Lãi suất định kỳ
- 10 - Tổng số kỳ hạn trong một niên kim
- 0 - Khoản thanh toán cố định mỗi kỳ
- 500000000 - Tổng số tiền muốn nhận sau khi kết thúc niên kim
Ngoài ra, bạn có thể tạo một bảng tính giá trị hiện tại của dòng tiền như trong hình dưới đây để sử dụng nhiều lần:
Bạn có thể thấy giá trị trả về được đặt trong cặp dấu ngoặc kép. Đây chính là một trong những định dạng số âm trong Excel. Như vậy, kết quả công thức tính dòng tiền của hàm PV là một số âm.
Xem thêm: Hướng dẫn nhanh cách định dạng số trong Excel bằng Custom Format
Ví dụ 2: Tìm PV dựa vào PMT (FV = 0)
Bạn có một khoản tiền nhàn rỗi dự định cho vay trong vòng 5 năm. Bạn mong muốn trong 2 năm này, cuối mỗi tháng sẽ nhận được từ người vay 2 triệu bao gồm cả tiền gốc và lãi. Biết bạn cho vay với lãi suất 10% một năm. Vậy, hiện tại bạn cần cho vay bao nhiêu tiền để nhận được số tiền như mong muốn?
Để giải bài toán này, chúng ta sẽ sử dụng hàm PV như sau:
=PV(10%/12,2*12,2000000,0)
Trong đó:
- 10%/12 - Lãi suất định kỳ (theo tháng)
- 2*12 - Tổng số kỳ hạn trong một niên kim (tổng số tháng trong 2 năm)
- 2000000 - Khoản thanh toán cố định mỗi kỳ
- 0 - Tổng số tiền muốn nhận sau khi kết thúc niên kim
Tham khảo công thức trong hình dưới đây:
Ví dụ 3: Tìm PV dựa vào PMT và FV
Bạn mở sổ tiết kiệm ngân hàng với mục tiêu có 200 triệu VNĐ trong sổ sau 10 năm. Vào đầu mỗi năm, bạn dự định gửi thêm vào sổ 25 triệu. Biết rằng lãi suất cố định là 7% một năm, hỏi hiện tại bạn phải gửi ngân hàng bao nhiêu tiền?
Để giải bài toán này, chúng ta sẽ sử dụng hàm PV như sau:
=PV(7%,10,-25000000,500000000,1)
Trong đó:
- 7% - Lãi suất định kỳ
- 10 - Tổng số kỳ hạn trong một niên kim
- -25000000 - Khoản thanh toán cố định mỗi kỳ
- 500000000 - Tổng số tiền muốn nhận sau khi kết thúc niên kim
- 1 - Thanh toán vào đầu kỳ tiếp theo
*Lưu ý: Bạn cần điền số âm vào tham số pmt vì đây là dòng tiền ra.
Dưới đây là công thức tính dòng tiền trong trường hợp này:
Bên cạnh hàm PV, Excel còn có một hàm khác tính giá trị hiện tại của dòng tiền, chính là hàm NPV. Trong khi hàm PV tính giá trị hiện tại (present value) của một khoản thanh toán, thì hàm NPV tính giá trị hiện tại ròng (net present value). Nếu như bạn là dân tài chính - kế toán, chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ với các chỉ số này rồi đúng không nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng hàm tài chính NPV trong Excel, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: Chỉ số NPV là gì? Hướng dẫn tính NPV trong Excel qua ví dụ cụ thể
Tổng kết
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về hàm PV - một trong những hàm tài chính trong Excel cơ bản nhất dành cho mọi dân kế toán - tài chính. Hy vọng kiến thức trong bài viết đã giúp bạn nắm được cách sử dụng hàm cũng như các lưu ý quan trọng khi viết công thức hàm tính giá trị hiện tại của dòng tiền.
Gitiho xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
Từ khóa » Công Thức Pv
-
Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền - Nhân Hòa
-
PV (Hàm PV) - Microsoft Support
-
Tìm Hiểu Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền Chuẩn
-
Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền Nào ... - Beat Đầu Tư
-
[PDF] BÀI 5 GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN - Topica
-
[PDF] BÀI 5 : GIÁ TRỊ THEO THỜI GIAN CỦA TIỀN - Topica
-
Top 14 Công Thức Pv - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Present Value Là Gì? Đóng Vai Trò Gì Trong Một Doanh Nghiệp?
-
Công Thức Tính Giá Trị Hiện Tại Của Dòng Tiền Nào Chuẩn Nhất?
-
Công Thức PV Trong Excel Là Gì?
-
CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1 - Qttc - StuDocu
-
[PDF] LÀM THẾ NÀO ÐỂ TÍNH GIÁ TRỊ HIỆN TẠI?