Cách Tính Khấu Hao Tài Sản Cố Định (TSCĐ) - Có Ví Dụ Cụ Thể
Có thể bạn quan tâm
Khấu hao TSCĐ là gì? Tỷ lệ tính khấu hao TSCĐ là gì? Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ là gì? Anpha sẽ trả lời mọi câu hỏi xoay quanh vấn đề khấu hao TSCĐ cho bạn tại bài viết này.
Nội dung chính
- Khấu hao tài sản cố định là gì?
- Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định
- 3 cách tính (phương pháp) trích khấu hao TSCĐ + Cách tính khấu hao theo đường thẳng + Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh + Cách tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
- Các câu hỏi thường gặp khi khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản đó.
Đầu tiên, để tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp cần xác định hai vấn đề sau:
-
Tài sản cố định đã sử dụng hay mua mới;
-
Thời gian để tính khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào quá trình sản xuất).
Đối với thời gian tính khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể chủ động quyết định nhưng phải dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính. Đồng thời, thông báo với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp về tình trạng và thời gian tính khấu hao tài sản cố định.
Bạn tham khảo khung thời gian tính khấu hao tài sản cố định theo bảng phía dưới.
Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định
Khung thời gian trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính để xác định thời gian trích khấu hao cho từng loại TSCĐ cụ thể như sau:
Danh mục các nhóm tài sản cố định | Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm) | Thời gian trích khấu hao tối đa (năm) |
A - Máy móc, thiết bị động lực | ||
1. Máy phát động lực | 8 | 15 |
2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí | 7 | 20 |
3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện | 7 | 15 |
4. Máy móc, thiết bị động lực khác | 6 | 15 |
B - Máy móc, thiết bị công tác | ||
1. Máy công cụ | 7 | 15 |
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng | 5 | 15 |
3. Máy kéo | 6 | 15 |
4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp | 6 | 15 |
5. Máy bơm nước và xăng dầu | 6 | 15 |
6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại | 7 | 15 |
7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất | 6 | 15 |
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh | 10 | 20 |
9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác | 5 | 15 |
10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm | 7 | 15 |
11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt | 10 | 15 |
12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc | 5 | 10 |
13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy | 5 | 15 |
14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm | 7 | 15 |
15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế | 6 | 15 |
16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình | 3 | 15 |
17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm | 6 | 10 |
18. Máy móc, thiết bị công tác khác | 5 | 12 |
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hóa dầu | 10 | 20 |
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí | 7 | 10 |
21. Máy móc thiết bị xây dựng | 8 | 15 |
22. Cần cẩu | 10 | 20 |
C - Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm | ||
1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học | 5 | 10 |
2. Thiết bị quang học và quang phổ | 6 | 10 |
3. Thiết bị điện và điện tử | 5 | 10 |
4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá | 6 | 10 |
5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ | 6 | 10 |
6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt | 5 | 10 |
7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác | 6 | 10 |
8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc | 2 | 5 |
D - Thiết bị và phương tiện vận tải | ||
1. Phương tiện vận tải đường bộ | 6 | 10 |
2. Phương tiện vận tải đường sắt | 7 | 15 |
3. Phương tiện vận tải đường thuỷ | 7 | 15 |
4. Phương tiện vận tải đường không | 8 | 20 |
5. Thiết bị vận chuyển đường ống | 10 | 30 |
6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng | 6 | 10 |
7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác | 6 | 10 |
E - Dụng cụ quản lý | ||
1. Thiết bị tính toán, đo lường | 5 | 8 |
2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý | 3 | 8 |
3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác | 5 | 10 |
G - Nhà cửa, vật kiến trúc | ||
1. Nhà cửa loại kiên cố | 25 | 50 |
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe... | 6 | 25 |
3. Nhà cửa khác | 6 | 25 |
4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi... | 5 | 20 |
5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng | 6 | 30 |
6. Bến cảng, ụ triền đà... | 10 | 40 |
7. Các vật kiến trúc khác | 5 | 10 |
H - Súc vật, vườn cây lâu năm | ||
1. Các loại súc vật | 4 | 15 |
2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. | 6 | 40 |
3. Thảm cỏ, thảm cây xanh. | 2 | 8 |
I - Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên. | 4 | 25 |
K - Tài sản cố định vô hình khác. | 2 | 20 |
Lưu ý: Nếu trích khấu hao nhiều hơn khung thời gian quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
3 cách tính (phương pháp) trích khấu hao TSCĐ
1. Cách tính khấu hao theo đường thẳng
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng, phương pháp này áp dụng được với hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Lưu ý: Thời gian trích khấu hao phải dựa vào khung quy định (mục 1)
Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng:
Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng P/S – Ngày bắt đầu sử dụng + 1
Ví dụ: Ngày 10/07/2018, công ty Touri Shop mua 01 máy photocopy Toshiba trị giá 60.000.000 đồng, chưa thuế VAT, được chiết khấu 1.000.000 đồng, chi phí vận chuyển là 1.000.000 đồng. Máy được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó. Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:
-
Xác định thời gian trích khấu hao: Máy photocopy Toshiba có thời gian sử dụng từ 7 - 15 năm. Vậy trích khấu hao trong vòng 10 năm.
-
Nguyên giá : 60.000.000 – 1.000.000 + 1.000.000 = 60.000.000 đồng.
-
Mức khấu hao hàng năm: 60.000.000/10 = 6.000.000 đồng/năm.
-
Mức khấu hao hàng tháng: 6.000.000/12 = 500.000 đồng/tháng.
-
Mức khấu hao trong tháng 7: (500.000/31ngày ) x 22 ngày = 354.838 đồng.
-
Như vậy trong tháng 7 được trích 354.838 đồng vào chi phí, từ T8/2018 được trích 500.000 đồng và hàng năm được trích 6.000.000 đồng.
2. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và phải thỏa các điều kiện sau:
-
Là tài sản cố định mới, chưa qua sử dụng;
-
Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.
Công thức khấu hao hàng năm
Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x hệ số điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%) | = | 1 | X 100 |
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ |
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định
Thời gian trích khấu hao của TSCĐ | Hệ số điều chỉnh |
Đến 4 năm (t ≤ 4 năm) | 1.5 |
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm ) | 2 |
Trên 6 năm (t > 6 năm) | 2.5 |
Những năm cuối, khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Ví dụ: Công ty Touri Shop mua một thiết bị đo lường với nguyên giá là 40.000.000 đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ này là 4 năm. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:
-
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng (%): (1/4) x 100% = 25%
-
Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh (t = 4) : 25% x 2 = 50%
-
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể như sau:
ĐVT: đồng
Năm thứ | Giá trị còn lại đầu năm của TSCĐ | Mức khấu hao hàng năm | Mức khấu hao hàng tháng | Khấu hao lũy kế cuối năm |
1 | 40.000.000 | 20.000.000 (40tr x 50%) | 1.666.666 | 20.000.000 |
2 | 20.000.000 | 10.000.000 (20tr x 50%) | 833.333 | 30.000.000 |
3 | 10.000.000 | 5.000.000 (10tr/2) | 416.666 | 35.000.000 |
4 | 10.000.000 | 5.000.000 (10tr/2) | 416.666 | 40.000.000 |
3. Cách tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TSCĐ áp dụng được phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau:
-
Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm.
-
Phải xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó.
-
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Trong đó:
Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm | = | Nguyên giá của TSCĐ |
Số lượng theo công suất thiết kế |
Trong trường hợp nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
Ví dụ: Công ty Anpha mua một máy cắt gỗ với giá trị 300.000.000 đồng (Chưa VAT). Công suất thiết kế của máy này là 30m/phút. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy cắt gỗ này là 2.000.000m. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy cắt gỗ này là:
Tháng | Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m) |
1 | 15.000 |
2 | 24.000 |
3 | 15.000 |
4 | 16.000 |
5 | 18.000 |
6 | 12.000 |
7 | 13.000 |
8 | 15.000 |
9 | 24.000 |
10 | 15.000 |
11 | 16.000 |
12 | 16.000 |
Mức trích khấu hao của TSCĐ này được xác định như sau:
-
Mức trích khấu hao bình quân cho 1m gỗ: 300.000.000đ/2.000.000 m= 150 đ/m
-
Mức trích khấu hao của máy cắt này được tính theo bảng sau:
ĐVT: đồng
Tháng | Cách tính khấu hao hàng tháng | Mức trích khấu hao tháng (đồng) |
1 | 15.000 x 150 | 2.250.000 |
2 | 24.000 x 150 | 3.600.000 |
3 | 15.000 x 150 | 2.250.000 |
4 | 16.000 x 150 | 2.400.000 |
5 | 18.000 x 150 | 2.700.000 |
6 | 12.000 x 150 | 1.800.000 |
7 | 13.000 x 150 | 1.950.000 |
8 | 15.000 x 150 | 2.250.000 |
9 | 24.000 x 150 | 3.600.000 |
10 | 15.000 x 150 | 2.250.000 |
11 | 16.000 x 150 | 2.400.000 |
12 | 16.000 x 150 | 2.400.000 |
Tổng mức khấu hao cả năm | 29.850.000 |
Các câu hỏi thường gặp khi khấu hao tài sản cố định
Có mấy phương pháp tính khấu hao tài sản cố định?
Tính khấu hao TSCĐ theo 3 phương pháp: Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm.
Dựa vào yếu tố, cơ sở nào mà doanh nghiệp chọn lựa phương pháp tính khấu hao TSCĐ?
Dựa trên mức doanh thu và chi phí trích khấu hao TSCĐ phù hợp. Ví dụ: Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng nếu doanh thu được tạo ra chủ yếu từ TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Doanh nghiệp chọn phương pháp khấu hao giảm dần theo thời gian nếu doanh thu được tạo ra thấp hơn những năm đầu sử dụng TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Tại sao phải khấu hao tài sản cố định?
Để trả lời tại sao phải tính khấu hao TSCĐ thì bạn cần hiểu 2 vấn đề sau: TSCĐ là tư liệu sản xuất có giá trị lớn, được đưa vào sử dụng trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh. Khấu hao là việc tính toán, định giá và phân bổ có hệ thống giá trị của TSCĐ bị hao mòn sau khoảng thời gian sử dụng. Tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, vừa giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn cố định, thu hồi vốn cố định khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, vừa là yếu tố để doanh nghiệp xác định giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả kinh doanh và lên kế hoạch tái sản xuất, đầu tư.
Với phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, khi nào thì nên tính khấu hao hàng tháng, khi nào thì nên tính hàng năm?
Nếu tính khấu hao theo tháng: Với nguyên tắc phù hợp thì doanh thu, chi phí phát sinh kỳ nào được ghi nhận vào kỳ đó. Đồng thời, với phương pháp này sẽ dễ dàng theo dõi giá trị còn lại của tài sản bởi dù có hay không có sử dụng thì tài sản vẫn hao mòn theo thời gian. Nếu tính khấu hao theo năm: Là một cách để kiểm tra lại tính chính xác của việc tính khấu hao TSCĐ theo tháng.
Cần chú ý đến những vấn đề gì khi xác định thời gian tính khấu hao TSCĐ?
Khi tính khấu hao TSCĐ, bạn cần xác định thời gian tính khấu hao, là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng sản xuất. Thời gian đó sẽ do doanh nghiệp quyết định nhưng phải đúng với khung thời gian trích khấu hao và phải thông báo với cơ quan thuế. Đồng thời phải xác định TSCĐ đã qua sử dụng hay mua mới.
Một tài sản được tính khấu hao tối đa bao nhiêu lần? Và có quy định nào cho các lần tính khấu hao không (chẳng hạn phải áp dụng cùng phương pháp khấu khao)?
Số lần tính khấu hao tài sản phụ thuộc vào giá trị và thời gian sử dụng của tài sản đó. Khi tài sản hết giá trị và thời gian sử dụng sẽ không được tính khấu hao. Trong suốt quá trình sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, từng loại tài sản phải được áp dụng cùng phương pháp và chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
Từ khóa » điều Kiện áp Dụng Khấu Hao Nhanh
-
Quy định Phương Pháp Trích Khấu Hao Nhanh TSCĐ Không Quá 2 Lần
-
Điều Kiện Trích Khấu Hao Nhanh Tài Sản Cố định Trong Doanh Nghiệp
-
Điều Kiện Trích Khấu Hao Nhanh TSCĐ Trong Doanh Nghiệp
-
Phương Pháp Tính Khấu Hao Nhanh? - Học Viện HYP Toàn Cầu
-
Khi Nào được Khấu Hao Nhanh Tài Sản Cố định? - Tạp Chí Tài Chính
-
Điều Kiện để Trích Khấu Hao Nhanh (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Công Ty TNHH Jahwa Vina Hỏi Về Việc áp Dụng Khấu Hao Nhanh ...
-
Phương Pháp Khấu Hao Nhanh - điều Kiện áp Dụng Và Nội Dung
-
Phương Pháp Khấu Hao Nhanh Là Gì? Ưu điểm Và Hạn Chế Của ...
-
Chi Khấu Hao Tài Sản Cố định Của Doanh Nghiệp? Doanh Nghiệp Trích ...
-
Công Văn 85143/CT-TTHT Năm 2020 Về Khấu Hao Nhanh Tài Sản Cố ...
-
Điều Kiện Khấu Hao Nhanh Tài Sản Cố định - Đại Lý Thuế Đông Dương
-
Phương Pháp Tính Khấu Hao Nhanh Tài Sản Cố định Mới Nhất
-
Các Phương Pháp Trích Khấu Hao Tài Sản Cố định Mới Nhất