Cách Tính Khối Lượng Bê Tông Tất Cả Các Cấu Kiện - RDSiC

TS. Trần Anh Bình - Viện trưởng Viện Tin học Xây dụng - Đại học xây dựng, sáng lập RDSIC và là sếp của tôi, yêu cầu tôi viết bài này. Lúc đầu tôi đã viết với nội dung đơn giản vì nghĩ rằng, đây là một phần kiến thức rất quan trọng của môn học dự toán g8 mà tôi đang giảng dạy. Nếu tôi viết kỹ thì sẽ không còn ai học khóa học của tôi nữa.

Một buổi sáng đẹp trời, sau một ly cafe với sếp, tôi đã ngộ ra rằng "chia sẻ là hạnh phúc". Và từ đó tôi đã viết bài học thuật với trọn vẹn tâm huyết của tôi:

CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG TẤT CẢ CÁC CẤU KIỆN

I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÍNH KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG

Nắm được cách đo bóc khối lượng Bê tông trong các hạng mục công trình xây dựng rất quan trọng, giúp chúng ta tự tin giải quyết được nhiều công việc trong lĩnh vực xây dựng công trình, cụ thể như sau:

1. Thành thạo cách đo bóc khối lượng Bê tông để phục vụ công tác lập Dự toán công trình, đây được xem là một trong những mục đích quan trọng nhất.

2. Kiểm tra được khối lượng Bê tông sai khác giữa Bản vẽ thiết kế và dự toán được duyệt; khối lượng Bê tông thừa thiếu giữa hồ sơ thiết kế và tiên lượng Mời thầu.

3. Bóc khối lượng bê tông đề phục vụ kế hoạch dự trù vật tư, tính toán cân đối được vật liệu phục vụ thi công; đảm bảo công tác quản lý, điều hành thi công xây dựng được hiệu quả, chính xác và tiết kiệm nhất..v..v….

Cách tính khối lượng bê tông

__ Tác giả bài viết là người công tác lâu năm trong lĩnh vực dự toán. Tác giả dùng phương pháp này đã rất thành công trong việc đấu thầu, tham gia báo giá xây dựng nhà trọn gói

II. CÁC LƯU Ý KHI TÍNH KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG

Công tác đo bóc được hướng dẫn cụ thể theo Quyết định số 788/QĐ-BXD ngày 26/8/2010 về việc công bố Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

Ngoài ra khi lập dự toán, các hướng dẫn đo bóc khối lượng Bê tông còn nằm ở thuyết minh các chương về Bê tông trong quyển định mức áp dụng (VD: Thuyết minh chương VI – ĐM 1176 – Định mức phần xây dựng)

Theo các văn bản trên cùng với kinh nghiệm thực tế, muốn lưu ý thêm các bạn một số điểm khi đo bóc khối lượng bê tông như sau:

1. Công thức tính khối lượng bê tông cần trình bày theo khuân mẫu.

  • Cấu kiện bê tông dạng lập phương:

Vbt = Số lượng cấu kiện * Chiều dài * Rộng * Cao

  • Với cấu kiện phức tạp khác:

Vbt = Diện tích mặt bằng cấu kiện * Chiều cao

Diện tích mặt bằng cấu kiện: Chia về những hình đơn giản để tính diện tích cho dễ sau đó tổng hợp lại.

Ví dụ: Cấu kiện Bê tông có kích thước như sau: Cao: 1,5m; mặt bằng đáy gồm hình Chữ nhật và Hình thang ghép thành, trong đó:

Hình chữ nhật: Cạnh ngắn 1,2m, Dài 2m; Hình thang. Đáy lớn 2m, đáy nhỏ 1,4 m; chiều cao 0,8m; công thức tính khối lượng bê tông được tính như sau:

Vbt = ((1,2*2+(2+1,4)*0,8/2))*1,5= 5,64 m3

Lưu ý: Công tác bê tông được nằm rải rác trong công trình nên cần tính toán cẩn thận, tỉ mỉ tránh sai sót, thiếu khối lượng.

2. Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ:

Được nói trong thuyết minh chương VI – ĐM 1176 hoặc được quy định tại mục 3.3 phần II trong Quyết định 788/2010/BXD ngày 26/8/2010 của Bộ Xây dựng

Nhiều bạn đo bóc khối lượng và lập Dự toán xong lên Chủ Đầu tư bắt trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ trong Bê tông mà không biết làm sao để giải trình; bây giời thì các bạn có thể tự tin bảo về sản phẩm của mình rồi nhé.

Tuy nhiên khi lập hồ sơ thanh quyết toán các bạn cũng cần chú ý: Vì là không trừ thép chiếm chỗ nên nhiều khi khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn nhiều, điều này ko ổn nếu bạn xuất trình hóa đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hóa đơn vẫn phải ghi khối lượng trong dự toán được duyệt, nên các bạn phải nắm chắc để tìm cách hợp thức hóa đơn chứng từ trước khi thanh quyết toán.

3. Bóc phần bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,1m3.

Vấn đề này cũng được nói thuyết minh chương VI – ĐM 1176 hoặc được quy định tại mục 3.3 phần II trong Quyết định 788/2010/BXD

Đặt vấn đề: Như vậy theo quy định trên thì với khối lượng các khe, lỗ trên bề mặt có thể tích <= 0,1m3 thì không phải trừ?

Trả lời: Điều này có nghĩa bạn không trừ thì cũng không sai, nhưng nếu Chủ đầu tư yêu cầu phải trừ đi thì vẫn trừ bình thường (Vì chỉ nói phải trừ khi thể tích >0,1m3 chứ không nói là <0,1m3 thì “không trừ” như trường hợp thép như trên).

4. Bóc tách Bê tông không chia chiều cao công trình:

Khi bóc tách khối lượng Bê tông để lập dự toán: Chiều cao quy định trong Định mức được Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận là chiều cao công trình, và khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó. Ví dụ: Tòa nhà cao 17 tầng có chiều cao 60m thì toàn bộ các mã hiệu công việc sẽ > 50m. Điều này được nói rõ trong Định mức 1176 và được Bộ Xây dựng khẳng định lại trong Định mức bổ sung 1091.

5. Phần cấu kiên Bê tông giao nhau tính ra sao và tính vào cấu kiện nào? (VD: Cột, dầm sàn…)

Chỗ giao giữa các cấu kiện bê tông chỉ được tính 01 lần: Ví dụ Cột dao với Dầm thì khi bóc Bê tông cột mà không trừ dao dầm thì khi bóc Bê tông Dầm phải trừ đi dao Cột và ngược lại.

Phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào thì thực ra không quy định, việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn thì sẽ tính:

Ví dụ: Bê tông cột giá cao hơn Bê tông dầm khoảng 150 ngìn /1m3; Nhưng Ván khuôn dầm lại cao hơn Ván khuôn cột khoảng 15 nghìn/ 1m2); Tùy từng trường hợp cụ thể để các bạn quyết định trừ vào đâu cho có lợi nhất.

III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG HAY CÒN GỌI LÀ CÁCH ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG

1. Cách tính khối lượng bê tông cọc vuông Bê tông cốt thép: Thường dùng trong các Công trình Dân dụng khi Móng phải sử lý nền đất.

Ví dụ: Công trình phải sử dụng 62 cọc vuông BTCT có tiết diện 200 x200 mm, trong đó: Mỗi cọc dài 12m chia làm 03 đoạn gồm 01 đoạn Đ1 dài 4m và 02 đoạn Đ2 dài 4m

Cách tính khối lượng bê tông cọc bên tông cốt thép, cách bóc khối lượng cọc

(Đơn vị trong hình vẽ: mm)

Như vậy tổng sẽ có 62 cấu kiện Đ1 và 124 cấu kiện Đ2 như hình trên.

- Cách tính như sau: Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 (62CK) + Vbt Đ2 (124CK)

+ Vbt Đ1 = 62*4*0,2*0,2+62*1/3*0,2*0,2*0,4= 10,2507 m3

+ Vbt Đ2 = 124*4*0,2*0,2 = 19,84 m3

Tổng Vbt 62 cọc = 10,2507+19,84 = 30,0907 m3

Lưu ý: (62*1/3*0,2*0,2*0,4) là cách tính khối lượng bê tông 62 mũi cọc gắn với đoạn cọc Đ1 và được tính theo thể tích hình chóp; Thực ra chính xác phải là hình chóp cụt nhưng phần Bê tông chênh lệch là rất nhỏ nên khi bóc khối lượng để lập dự toán người ta thường tính hình chóp cho đơn giản.

2. Cách tính khối lượng bê tông móng đơn và các tính khối lượng bê tông móng băng

cách tính khối lượng bê tông móng đơn, cách tính khối lượng bê tông móng băng

(Đơn vị trong hình vẽ: mm)

  • Thể tích bê tông lót:

Vbt lót: (3,64+2,34)*2*0,65*0,1 = 0,7774 m3

  • Công thức tính khối lượng bê tông móng.

Vbt: (3,44*2+2,54*2)*(0.45*0.21+0.33*0.14+0.56*0.22) = 3,1562 m3

3. Cách tính khối lượng bê tông Đài móng

Tính khối lượng bê tông cho 05 đài móng Đ3 như hình vẽ:

(Kích thước trong bản vẽ mm)

Cách tính khối lượng bê tông đài móng

  • Diện tích mặt bằng móng đài Đ3: S = 1*0,7+(1+0,43)*0,6/2 = 1,129 m2
    • Tổng khối lượng Bê tông 05 đài Đ3:

Vbt = 5*((1*0,7+(1+0,43)*0,6/2))*0,7 = 3,9515 m3

4. Cách tính khối lượng bê tông sàn.

Khi bóc khối lượng Bê tông sàn trong công trình dân dụng ta lần lượt bóc theo từng sàn của các tầng, kể cả sàn mái và áp mái (nếu có) sau đó tổng hợp lại; nguyên tắc là: Tính được tổng Diện tích sàn nhân với Chiều dày sàn tương ứng.

Theo kinh nghiệm khi bóc bê tông sàn, để bóc nhanh được khối lượng chúng ta không trừ đi dao dầm, khi nào bóc dầm thì chiều cao dầm sẽ trừ đi chiều dày sàn sau.

Ví dụ: Tính khối lượng Bê tông cho một sàn điển hình như hình vẽ; sàn dày 12 cm:

Cách tính khối lượng bên tông sàn

(Kích thước trong bản vẽ mm)

Công thức tính khối lượng bê tông sàn: Thể tích bê tông sàn V= Dài * Rộng * Cao

  • Trục A-C: 4,88*13,78*0,12 = 8,0696 m3
  • Trục C-D: 1,9*8,25*0,12 = 1,881 m3
  • Vỉa sàn: ((13,78+2*0,41)*2+4,88+1,9+6,78)*0,41*0,12 = 2,1038 m3
  • Trừ ô sàn cầu thang: -3,19*2,7*0,12 = - 1,0335 mm3
  • Trừ Giao cột (12 cột): - 12*0,22*0,22*0,12 = -0,0697 m3

Tổng cộng: Vbt sàn = 10,9512 m3

5. Cách tính khối lượng bê tông cột

Theo kinh nghiệm, thống nhất khi tính khối lượng bê tông dầm sẽ tính chiều cao cột liên tục (không trừ đi dao dầm), khi tính Bê tông dầm sẽ trừ giao cột sau; Tính như vậy nhà thầu sẽ lợi tiền hơn vì bê tông cột đắt tiền hơn bê tông dầm.

Ví dụ: Một công trình biệt thự có 12 cột tiết diên 220x220 mm; Chia làm 3 loại cột C1, C2 và C2A với số lượng như hình vẽ:

Cách tính khối lượng bê tông cột

(Kích thước trong bản vẽ mm)

công thức tính khối lượng bê tông cột: V= Số lượng * Chiều cao * Tiết diện cột

· Cột C1: 4*12,267*0,22*0,22 = 2,3749 m3

· Cột C2: 8*13,244*0,22*0,22 = 5,1281 m3

· Cột C3: 2*11,2*0,22*0,22 = 1,0842 m3

Tổng cộng (12 cột): Vbt cột = 8,5872 m3

IV. KẾT LUẬN

Bài viết đã đưa ra một vài ví dụ cơ bản về cách tính khối lượng Bê tông kèm theo công thức tính khối lượng bê tông trong kết cấu xây dựng; Còn vướng mắc nào mong các đồng nghiệp nhiệt tình thảo luận, chia sẻ, đóng góp ý kiến để cùng nhau làm sáng tỏ nhiều vấn đề hơn nữa.

-----------------------

Bạn hãy comment, bình luận ở dưới các vấn đề mà bạn cần làm sáng tỏ trong đo bóc khối lượng và lập dự toán công trình xây dựng. Chính bạn sẽ là người tạo ra chủ đề tiếp theo trong chuỗi bài viết chia sẻ kiến thức của chúng tôi.

Chúc các bạn thành công!

ThS. Nguyễn Văn Vinh - Phụ trách giảng dạy khóa học bóc tách khối lượng

Khóa học dự toán xây dựng

Bài viết liên quan

Nên dùng Revit hay Tekla, Phân tích từ chuyên gia BIM của ĐH Xây dựng Nên dùng Revit hay Tekla, Phân tích từ chuyên gia BIM của ĐH Xây dựng Lisp CAD - Kiến thức không thể thiếu. Tải 300 Lisp hay nhất Lisp CAD - Kiến thức không thể thiếu TUYỂN DỤNG CỘNG TÁC VIÊN GIẢNG DẠY TẠI RDSIC HCM TUYỂN DỤNG CỘNG TÁC VIÊN GIẢNG DẠY TẠI RDSIC HCM Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng - tài liệu cực chất Hướng dẫn cách lập dự toán xây dựng - tài liệu cực chất QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH GIÁ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG VÀ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG VÀ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG Kho File mẫu dự toán công trình xây dựng Khủng nhất 2020 KHO SƯU TẦM FILE MẪU DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỰC KHỦNG CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC TRONG DỰ TOÁN XÂY DỰNG LÀ GÌ? CHI PHÍ TRỰC TIẾP KHÁC TRONG DỰ TOÁN XÂY DỰNG LÀ GÌ? GV.KS Trần Nam Cao GV.KS Trần Nam Cao Hướng dẫn tính khung phẳng bằng Sap2000 Hướng dẫn tính khung phẳng bằng Sap2000 Công ty ALINCO cần tuyển họa viên thành thạo Revit, AutoCAD Công ty ALINCO cần tuyển họa viên thành thạo Revit, AutoCAD Tuyển dụng hai kiến trúc sư 2 năm kinh nghiệm đi làm ngay Tuyển dụng hai kiến trúc sư 2 năm kinh nghiệm đi làm ngay THÔNG TIN TUYỂN DỤNG CÔNG TY CỔ PHÀN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC THÔNG TIN TUYỂN DỤNG CÔNG TY CỔ PHÀN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC Công ty CP Nhà khung thép và thiết bị công nghiệp cần tuyển kỹ sư kết cấu thép Công ty CP Nhà khung thép và thiết bị công nghiệp cần tuyển kỹ sư kết cấu thép Phương pháp xác định giá nhân công theo thông tư 05/2016/TT-BXD Phương pháp xác định giá nhân công theo thông tư 05/2016/TT-BXD GV.KS. Nguyễn Thanh Hải GV.KS. Nguyễn Thanh Hải GV. ThS. Lâm Quốc Việt GV. ThS. Lâm Quốc Việt GV.ThS. Bùi Minh Trí GV.ThS. Bùi Minh Trí GV.KS. Nguyễn Trọng Đông GV.KS. Nguyễn Trọng Đông Tuyển dụng nhân viên kế toán 2 năm kinh nghiệp Tuyển dụng nhân viên kế toán 2 năm kinh nghiệp Combo giảm giá hè 2017 Combo giảm giá hè 2017 THỜI KHÓA BIỂU NGÀNH XDDD & CN THỜI KHÓA BIỂU NGÀNH XDDD & CN Cấu hình máy tính cho revit 2018 (laptop, desktop, Server, Macbook, VMWare) Cấu hình máy tính cho revit 2018 (laptop, desktop, Server, Macbook, VMWare) Cấu hình máy tính chạy revit 2017 (laptop, desktop, Server, Macbook, VMWare) Cấu hình máy tính chạy revit 2017 (laptop, desktop, Server, Macbook, VMWare) BIM là gì - Cách giải thích dễ hiểu đơn giản nhất về BIM BIM là gì - Cách giải thích dễ hiểu đơn giản nhất về BIM

Từ khóa » Hệ Số Tính Khối Lượng Bê Tông