Cách Tính Khối Lượng Bê Tông Trong Xây Dựng Chính Xác Nhất

Bê tông là nguyên liệu quan trọng hàng đầu khi tiến hành xây dựng các công trình nhà ở, đường xá, cầu cống. Một người chủ đầu tư giỏi sẽ có những cách tính khối lượng bê tông phù hợp để cân đối vật tư. Cách tính khối lượng bê tông trong xây dựng rất quan trọng khi tiến hành một công trình xây dựng. Nếu không tính toán chính xác sẽ dẫn đến việc quá dư thừa, lãng phí hoặc thiếu hụt nhiều gây gián đoạn quá trình thi công, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Vấn đề nan giải này sẽ được giải quyết ngay trong bài viết dưới đây!

Mục Lục

  • 1 Mục đích khi tính khối lượng bê tông
  • 2 Công thức cách tính khối lượng bê tông chuẩn xác nhất
    • 2.1 Tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép
    • 2.2 Cách tính khối lượng bê tông móng băng
    • 2.3 Cách tính khối lượng bê tông đài móng
    • 2.4 Cách tính khối lượng bê tông sàn
  • 3 Những lưu ý khi tính khối lượng bê tông
    • 3.1 Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ
    • 3.2 Bóc phần bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt
    • 3.3 Bóc tách bê tông không chia chiều cao công trình
    • 3.4 Tính phần cấu kiện bê tông giao nhau như thế nào?

Mục đích khi tính khối lượng bê tông

Cách tính khối lượng bê tông trong xây dựng chính xác nhất

Tính khối lượng bê tông luôn là vấn đề hàng đầu được các nhà đầu tư đặt ra khi chuẩn bị tiến hành xây dựng công trình nào đó. Việc làm này quyết định rất lớn đến sự thành công của các công trình xây dựng. Dưới đây là những mục đích cụ thể khi tính khối lượng bê tông, tác động trực tiếp tới chủ nhà, chủ đầu tư công trình:

  • Thực hiện tính toán khối lượng bê tông sẽ giúp cho người xây dựng nắm vững được cách đo bóc khối lượng bê tông, phục vụ tốt công tác dự toán cho các công trình..
  • Không những thế, việc tính toán chính xác khối lượng bê tông sẽ đảm bảo quá trình thi công diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ nhất.
  • Nhằm phục vụ cho việc lên kế hoạch dự trù vật tư, tính toán cân đối các nguyên vật liệu để chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành xây dựng.
  • Đây cũng là một trong những cách thức để chủ đầu tư thực hiện kiểm tra lượng bê tông bị thất thoát, sai phạm trong quá trình xây dựng. Việc thừa thiếu sẽ được xác định rõ ràng
  • Giúp công tác quản lý xây dựng trở nên dễ dàng, hiệu quả, chính xác nhất
  • Tính toán được lượng bê tông cần thiết để đặt mua
  • Công việc này phải được thực hiện một cách chuẩn xác, tỉ mỉ, chi tiết cho từng hạng mục khác nhau như sàn, móng,…
  • Đảm bảo khối lượng bê tông cần sử dụng tương ứng bằng số lượng bê tông mà dự trù để tiết kiệm chi phí tối đa
  • Giúp việc xây dựng trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức

Công thức cách tính khối lượng bê tông chuẩn xác nhất

Việc tính toán khối lượng bê tông là điều thật sự cần thiết. Sau đây là cách tính khối lượng bê tông được cập nhật mới nhất.

Tính khối lượng bê tông cọc vuông bê tông cốt thép

Khi móng phải xử lý nền đất trong các công trình dân dụng. Công thức tính khối lượng bê tông cốt thép sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Công trình xây dựng này có nhu cầu sử dụng sau: 62 cọc vuông BTCT với tiết diện 200 x 200mm. Mỗi cọc dài 12m, chia làm 3 đoạn gồm 1 đoạn Đ1 (4m), 2 đoạn Đ2 (4m).

Như vậy, tổng số lượng sẽ có 62 cấu kiện Đ1, 124 cấu kiện Đ2, như minh họa trên.

Cách tính: Vbt 62 cọc = Vbt Đ1 (62CK) + Vbt Đ2 (124CK)

+ Vbt Đ1 = 62 x 4x 0,2 x0,2 + 62 x 1/3 x 0,2 x 0,2 x 0,4= 10,2507m3

+ Vbt Đ2 = 124 x 4 x 0,2 x 0,2 = 19,84m3

Tổng Vbt 62 cọc = 10,2507 + 19,84 = 30,0907m3

Lưu ý: (62×1/3×0,2×0,2×0,4) là cách tính khối lượng bê tông của 62 mũi cọc gắn với đoạn cọc Đ1. Chúng được tính theo thể tích hình chóp. Thực ra chính xác phải là hình chóp cụt nhưng phần Bê tông chênh lệch là rất nhỏ nên khi bóc khối lượng để lập dự toán người ta thường tính hình chóp cho đơn giản.

Cách tính khối lượng bê tông móng băng

  • Thể tích bê tông lót:Vbt lót: (3,64+2,34) x 2 x 0,65 x 0,1 = 0,7774m3
  • Công thức tính khối lượng bê tông móng.Vbt: (3,44 x 2+2,54 x 2) x (0.45 x 0.21+0.33 x 0.14+0.56 x 0.22) = 3,1562m3

Cách tính khối lượng bê tông đài móng

  • Tổng khối lượng Bê tông 05 đài Đ3:Vbt = 5*((1*0,7+(1+0,43)*0,6/2))*0,7 = 3,9515 m3

Cách tính khối lượng bê tông sàn

Công thức tính khối lượng bê tông chuẩn xác có dạng: Vbt = D x R x H (m3).

Với Vbt = Diện tích của kết cấu x Chiều cao.

Trong đó:

D: Chiều dài (Chiều dài của công trình như: Sàn bê tông, đường, sân,…);

R: Chiều rộng của khối bê tông;

H: Chiều cao hoặc chiều dày của hạng mục (Từ 0.2 – 0.3m cho đường và 0.08 – 0.14m đối với nhà dân dụng).

Vbt = Số lượng thành phần x chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Ví dụ: Tính khối lượng Bê tông cho một sàn dày 12 cm.

Công thức tính khối lượng bê tông sàn: Thể tích bê tông sàn V= Dài x Rộng x Cao

Trục A-C: 4,88*13,78*0,12 = 8,0696 m3

Trục C-D: 1,9*8,25*0,12 = 1,881 m3

Vỉa sàn: ((13,78+2*0,41)*2+4,88+1,9+6,78)*0,41*0,12 = 2,1038 m3

Trừ ô sàn cầu thang: -3,19*2,7*0,12 = – 1,0335 mm3

Trừ Giao cột (12 cột): – 12*0,22*0,22*0,12 = -0,0697 m3

Tổng cộng: Vbt sàn = 10,9512 m

Những lưu ý khi tính khối lượng bê tông

Để đạt được những kết quả tính chính xác, người chủ xây dựng cần hết sức lưu ý những vấn đề khi áp dụng cách tính khối lượng bê tông

Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ

Được quy định tại mục 3.3 phần II Quyết định 788/2010/BXD ngày 26/8/2010 của Bộ Xây Dựng

Theo như Quy định trên của Bộ Xây Dựng thì giờ đây các bạn sẽ không còn phải lo lắng việc Chủ đầu tư bắt trừ đi thể tích cốt thép chiếm chỗ trong bê tông khi đã lên kế hoạch và lập dự toán xong xuôi.

Bên cạnh đó, trong quá trình lập hồ sơ quyết toán bản thân các bạn cũng cần phải hết sức lưu tâm những vấn đề sau: Bởi vì không trừ thép chiếm chỗ nên có thể khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn nhiều. Điều này không nôn nếu bạn xuất trình hoá đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hoá đơn vẫn phải ghi khối lượng trong dự toán được duyệt. Vấn đề này, các bạn phải nắm chắc để tìm cách hợp thức hoá đơn chứng từ trước khi quyết toán.

Bóc phần bê tông phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt

Điều này cũng quy định tại Mục 3.3 phần II – QĐ788 – BXD

Với khối lượng các khe, lỗ trên bề mặt có thể tích <= 0,1m3 thì không phải trừ. Tuy nhiên không hẳn như thế, điều này có nghĩa bạn không trừ thì cũng không sai, nhưng nếu Chủ đầu tư yêu cầu phải trừ đi thì vẫn trừ bình thường. Vì chỉ nói phải trừ khi thể tích >0,1m3 chứ không nói là <0,1m3 thì “không trừ” như trường hợp thép như trên .

Bóc tách bê tông không chia chiều cao công trình

Trước đây, khi bóc tách người ta đã chia chiều cao công trình thành các mức <4m, từ 4-16m, từ 16-50m và >50m để bóc các công việc. Thực ra việc này không đúng. Chiều cao quy định trong Định mức được Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận là chiều cao công trình, và khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó.

Ví dụ: Tòa nhà cao 20 tầng có chiều cao 70m thì toàn bộ các mã hiệu công việc sẽ > 50m. Mới đây trong Định mức 1091, Bộ xây dựng cũng đã một lần nữa nhắc lại “chiều cao quy định trong ĐM là chiều cao công trình”.

Tính phần cấu kiện bê tông giao nhau như thế nào?

Thực ra không có một quy định nào về việc phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào. Vì vậy việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn dù trên thực tế khối lượng này không quá nhiều.

Chỗ giao giữa các cấu kiện bê tông chỉ được tính 01 lần: Ví dụ Cột giao với Dầm thì khi bóc Bê tông cột mà không trừ giao dầm thì khi bóc Bê tông Dầm phải trừ đi giao cột và ngược lại.

Trên đây là những thông tin về Cách tính khối lượng bê tông mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng mọi người đã nắm vững được cách tính để áp dụng thật tốt vào những công trình của mình

Rate this post

Từ khóa » Tính Toán Khối Lượng Bê Tông Cốt Thép