Cách Tính Kích Thước Và Kiểu Dáng Cầu Thang - Funny Cms

  • Live Chat
  • Support
Sign Up Login 【FunnyCms】
  • Home
  • Cách tính kích thước và kiểu dáng cầu thang
Cách tính kích thước và kiểu dáng cầu thang Cách tính kích thước và kiểu dáng cầu thang, 78 rm_ratings 78 rm_ratings 4.98/5 - Có 78 Bình chọn

Cách tính kích thước và kiểu dáng cầu thang sẽ là chủ đề tiếp theo được chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc và khách hàng trong bài viết hôm nay.

Cầu thang là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các công trình nhà cao tầng. Cầu thang không chỉ là lối lên xuống giữa các tầng trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Với mỗi không gian lại sử dụng loại cầu thang có hình dáng, cấu tạo và kích thước khác nhau để phù hợp. Cách tính kích thước và kiểu dáng cầu thang là vấn đề cần được tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào làm cầu thang cho nhà ở.

Cách chia bậc cầu thang đúng phong thủy

Trong bài viết hôm nay, đúc kết từ kinh nghiệm thiết kế và thi công các hạng mục công trình lớn nhỏ( từ thiết kế khách sạn, thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố,,…), chúng tôi sẽ chia sẻ tới mọi người những thông tin cơ bản nhất cách tính các kích thước cầu thang. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế cầu thang

Yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế cầu thang cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Sử dụng thuận tiện, độ dốc và chiều rộng vế thang phải thích hợp.

- Hạn chế bậc chéo góc, đặc biệt là bậc có 1 đầu nhọn (tam giác).

- Kinh tế và thẩm mỹ (tùy theo cấp nhà và mức độ yêu cầu của từng loại công trình).

- Thi công dễ dàng và nhanh chóng.

- Bảo đảm an toàn, có đầy đủ ánh sáng, không trơn trượt

- Bền vững: chịu được tải trọng khi vận chuyển những vật nặng, có khả năng chịu lửa lớn.

Phân loại cầu thang

Phân loại theo độ dốc và tính chất sử dụng

Đường dốc thoải

Đường dốc thoải thường có độ dốc i =1/12 - 1/8. Cần chú ý các biện pháp chống trơn, trượt cho bề mặt dốc như: tạo độ nhám, kẻ ô quả trám, trải lớp cao su, trải thảm,... Sử dụng ở những nơi có xe lên xuống giữa các độ cao khác nhau của công trình, hoặc dành cho người tàn tật, người già đi lại khó khăn. Thường thiết kế cho các đường dốc lên xuống của ô tô qua sảnh chính các công trình, đường dốc lên gara ôtô nhiều tầng, đường dốc cho xe vào kho, vào nhà, đường dốc trong bệnh viện, nhà an dưỡng,…

 Phân loại cầu thang theo đường dốc thoải

Hình ảnh: Phân loại cầu thang theo đường dốc thoải

Bậc dốc thoải

Khi đường dốc thoải có độ dốc >1/8 thì phải làm bậc cho an toàn. Bậc dốc thoải thường có độ dốc i = 1/8 - 1/6. Bậc dốc thoải sử dụng ở những nơi đi lại có độ dốc thoải tương đối lớn. Ví dụ: trong sàn dốc nhà hội trường; phòng khán giả; bậc dốc thoải lên các đài tưởng niệm, danh lam thắng cảnh....

Bậc thềm nhà và cầu thang bộ

Bậc thềm và cầu thang bộ thường có độ dốc i = 1/3 - /1,5. Sử dụng đi bộ lên xuống giữa các tầng, các cốt cao khác nhau, có thể mang vác vận chuyển đồ đạc lên xuống. Loại này được sử dụng phổ biến hầu hết trong các công trình kiến trúc.

Đối với các công trình công cộng, nơi đông người qua lại, hoặc bậc thang có kết hợp vệt dốc để dắt xe thì thường có độ dốc nhỏ hơn (18 đến 27 độ). Đối với nhà ở gia đình thường có độ dốc lớn hơn (27 đến 33 độ). Đối với nhà ở nhóm số lượng bậc không quá nhiều. Đôi khi có thể dốc tới 38 độ (bậc cao 190, rộng 240) vẫn đi lại thuận tiện và để tiết kiệm diện tích cầu thang.

Phân loại theo chức năng hoạt động trong công trình

- Cầu thang chính: Thường đặt ở các sảnh, các nút giao thông chính của nhà, là các thang được sử dụng nhiều nhất.

- Cầu thang phụ: Thường đặt các vị trí phụ, ít sử dụng hơn. Ví dụ cầu thang đi xuống tầng hầm, tầng kho, tầng kỹ thuật, hay cầu thang xuống sân chơi v.v...

- Cầu thang phục vụ: Thường nằm trong phòng phục vụ hoặc có cửa ra vào riêng dành cho nhân viên phục vụ để vận chuyển đồ đạc, thức ăn...

- Cầu thang thoát hiểm: Là cầu thang dự phòng khi có sự cố dùng để thoát người. Ví dụ có hoả hoạn, động đất... Yêu cầu khả năng chống cháy và độ bền vững cao: được phân bố đều cách nhau 40m.

- Cầu thang cứu hoả: Thường là thang sắt áp sát phía ngoài công trình được phân bố cách nhau khoảng 100m một cái, tuỳ theo loại công trình cần lắp đặt.

Phân loại theo vật liệu

- Thang bê tông cốt thép: là loại thang phổ biến nhất trong các công trình kiến trúc hiện nay. Ưu điểm là thi công nhanh, độ bền vững cao, dễ tạo hình, tạo dáng và trang trí đẹp cho nội thất.

– Thang gỗ: vật liệu gỗ là vật liệu truyền thống để làm cầu thang khi chưa xuất hiện các vật liệu hiện đại. Hiện nay, cầu thang gỗ được sử dụng nhiều để trang trí nhà cửa hoặc sử dụng tại các nơi sẵn vật liệu này.

- Thang gạch đá: thường xây theo kiểu vòm cuốn, nay cũng ít gặp do việc xây dựng lâu, khó làm và giá thành cũng không rẻ hơn là bao so với thang bê tông cốt thép.

- Thang thép: được chế tạo bằng thép góc, thép hình. Thường gặp trong các công trình công nghiệp, hoặc sử dụng cho các thang cứu hoả bên ngoài nhà.

Phân loại theo biện pháp thi công

Đối với thang BTCT có 2 loại:

- Thang đổ tại chỗ: áp dụng rất phổ biến cho mọi công trình.

- Thang lắp ghép: thường áp dụng với các công trình lớn có thiết kế điển hình, các cấu kiện sản xuất hàng loạt.

Phân loại theo hình dáng của thang

Gồm có: thang 1 vế, thang 2 vế, 3 vế, 4 vế, thang hình vành khuyên, thang tròn, thang xoáy ốc v.v...

Cấu tạo của cầu thang

Các bộ phận chính của cầu thang gồm: Thân thang, chiếu nghỉ, chiếu tới, bậc thang, lan can, tay vịn.

Thân thang (vế thang)

Vế thang là bộ phận nằm nghiêng, trên có tạo bậc thang để đi (mỗi vế thang không thiết kế quá 18 bậc, để vế thang không quá dài và không quá mỏi khi leo). Cần chú ý tạo độ dốc và chiều rộng vế thang hợp lý cho từng loại chức năng sử dụng của công trình.

Cầu thang trong nhà phố và cấu tạo cầu thang

Hình ảnh: Cầu thang trong nhà phố và cấu tạo cầu thang

Chiếu nghỉ và chiếu tới

Chiếu nghỉ và chiếu tới đều là các bộ phận bản phẳng nằm ngang nối liền với 2 đầu của vế thang.

- Chiếu nghỉ là bộ phận tạm nghỉ bước giữa các vế thang nhằm thư giãn một chút sau một loạt bậc thang của vế và là chỗ quay chiều của vế thang.

- Chiếu tới là bộ phận dừng chân để chuẩn bị bước vào tầng nhà cần tới. Chiếu nghỉ và chiếu tới đều cần phải có chiều rộng (sâu) tối thiểu bằng chiều rộng vế thang.

Thông thường chiếu tới có chiều rộng lớn hơn chiếu nghỉ vì là nơi tập trung người ra vào cửa hoặc qua lại nút giao thông ở các tầng. Trong hầu hết các công trình thì chiếu tới được thiết kế liền kề với sảnh tầng hoặc hành lang giao thông để mở rộng khả năng hoạt động cho cầu thang, thuận tiện cho sử dụng nhất là khi đông người và vận chuyển đồ đạc.

Bậc thang

Bậc thang là bộ phận quan trọng quyết định bước đi của cầu thang có được thoải mái dễ chịu hay không, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào độ dốc của vế thang, hay nói cách khác là phụ thuộc vào kích thước mặt bậc và cổ bậc. Chiều dài bậc thang bằng chiều rộng của vế thang. Chiều rộng bậc thang phụ thuộc vào độ dốc của thang và có mối quan hệ trực tiếp với chiều cao bậc thang (thường có chiều rộng từ 25 - 35 cm).

Lan can

Lan can là bộ phận che chắn bảo vệ an toàn cho người sử dụng không bị ngã ra ngoài khi đi lại lên xuống cầu thang. Lan can phải có liên kết vững chắc với vế thang, nếu làm lan can thoáng thì cần chú ý kích thước các lỗ hở không nén quá lớn để có thể ngã lọt và đề phòng trẻ nhỏ có thể chui qua hoặc trèo leo gây nguy hiểm.

Tay vịn

Tay vịn là bộ phận nằm trên cùng của lan can để bám vịn khi lên xuống cầu thang cho chắc chắn an toàn không bị ngã. Có nhiều cầu thang bên sát tường không có lan can, người ta vẫn làm tay vịn chôn vào tường để bám đi bên sát tường, còn phía có lan can thì tay vịn là bộ phận nằm trên cùng của lan can, liên kết chặt chẽ với lan can.

Cách tính kích thước cầu thang theo tiêu chuẩn

Chiều cao của cầu thang

Chiều cao cầu thang phụ thuộc khá nhiều vào chiều cao thông thủy của ngôi nhà. Với nhà dân bình thường, chiều cao của thang thường là 3,6m và số bậc là 24.

Chiều cao thông thường của thang là 3,6m. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào độ cao thông thủy của nhà bạn.

Cách tính kích thước các bộ phận cầu thang như thế nào

Hình ảnh: Cách tính kích thước các bộ phận cầu thang như thế nào

Chiều rộng thân thang

Trong kiến trúc nhà ở, cầu thang dành cho một hộ sử dụng thân rộng 0,9m, cho nhiều hộ sử dụng rộng 1,10m . Chiều rộng của thân thang trong các công trình kiến trúc công cộng cần căn cứ vào quy phạm số tầng, số lượng người đi lại để tính toán, thông thường rộng vào khoảng 1,4 – 2m

Chiều rộng mặt bậc

Đây là diện tiếp xúc của bàn chân với thang. Chiều rộng của nó tối thiểu là 25cm. Đối với nhà dân, kích thước này không nên rộng quá 30cm bởi sẽ ảnh hưởng tới chiều dài thang và độ dốc của thang.

Chiếu nghỉ

Số bậc thang không được liên tục quá 18 bậc cũng không được dưới ba bậc trên một thân thang. Cứ 11 bậc bạn nên bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng tối thiểu của một chiếu nghỉ là 90cm. Đối với cầu thang dùng chủ yếu cho thoát người, ở chỗ chiếu nghỉ không được thiết kế các bậc hình quạt.

Chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời cần bảo đảm vận chuyển các đồ dùng lớn được dễ dàng.

Độ dốc của cầu thang

Độ dốc của cầu thang quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Chiều cao và chiều rộng của bậc thang có quan hệ mật thiết với khoảng rộng bước đi. Bảng V.6.1 đưa ra các chiều cao và chiều rộng của bậc thang thường dùng.

Quan hệ giữa chiều cao và chiều rộng của bậc thang được lấy như sau:

2h + b = 600mm.

trong đó:

h – chiều cao bậc thang;

b – chiều rộng bậc thang.

Trong các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 140 200mm, tương ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 150 – 180mm với chiều rộng 240 + 300mm, vậy độ dốc.

Cầu thang bộ trong nhà ở có người đi lại không nhiều nói chung có thể làm dốc một chút nhưng b/h = 170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi đạt tới h/b = 175/250mm, độ dốc bằng 35°; trong tình hình đặc biệt thậm chí độ dốc có thể là 45° – h/b = 200/200mm.

Chiều cao của lan can

Chiều cao của lan can có quan hệ mật thiết với độ dốc của cầu thang, nếu cầu thang không dốc thì yêu cầu lan can nên làm cao một chút. Thông thường chiều cao của lan can tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn là 900mm. Lan can tay vịn ở các ban công, lô gia của nhà cao tầng nên lớn hơn 100mm.

Khoảng cách đi lọt

Để đảm bảo cho người đi lại mang xách dễ dàng cần chú ý tham khảo các trường hợp sau đây về khoảng cách đi lọt.

– Cầu thang xuống hầm.

– Mặt thang dưới đến trần thang trên.

– Cửa đi dưới chiếu nghỉ.

Thường quy định khoảng cách đi lọt là h = 2m.

Kiểu dáng cầu thang đẹp ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình

Hình ảnh: Kiểu dáng cầu thang đẹp ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình

Cách tính kích thước cầu thang theo chiều cao tầng

Tính số bậc cầu thang dựa vào yếu tố phong thủy

- Đối với các công trình dân dụng, chiều cao tầng thường từ 3m tới 3,6m để cân đối với hài hòa, phù hợp với kiến trúc ngôi nhà. Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng chính xác hơn thì bạn cần phải đo chính xác chiều cao tầng để áp dụng vào công thức chia bậc cầu thang.

- Đối với chiều cao phổ biến như trên, chúng ta thường phải lấy số bậc cầu thang là 21 hoặc 25 bậc (tùy thuộc vào chiều cao tầng trong khoảng từ 3m đến 3,6m) theo sự tính toán của cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì số bậc này rơi vào cung Sinh thể hiện cho sự phát tài và phát lộc.

- Trong phong thủy không nên thiết kế cầu thang 19 bậc để tránh những điều xui rủi sẽ xảy ra đối với gia đình.

Gọi chiều cao của tầng là h, ta có cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng như sau:

Chiều cao bậc cầu thang = h : 21 (hoặc h : 25). Trong đó các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 14 - 20cm tương ứng với độ dốc vào khoảng 20-45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15 -18cm với chiều rộng là 240+300mm. Nếu trong trường hợp kết quả số bậc sau khi chia vượt quá 15-18mm là một con số khá lớn thì tính toán lại số bậc thang theo phong thủy để rơi vào cung Sinh

Kích thước cầu thang theo tiêu chuẩn với số bậc chuẩn phong thủy

Hình ảnh: Kích thước cầu thang theo tiêu chuẩn với số bậc chuẩn phong thủy

Tính số bậc cầu thang tiêu chuẩn chiều cao bậc thang

- Chúng ta có công thức: Số bậc cầu thang = chiều cao tầng : chiều cao của bậc thang

- Vì kích thước bậc cầu thang phù hợp nhất thường là 15cm – 18cm chúng ta hoàn toàn có thể lấy luôn chiều cao này để có thể áp dụng vào công thức trên. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả, số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp với phong thủy để có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình.

- Trong các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 14 – 20cm, tương ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15 – 18cm với chiều rộng 24 + 30cm.

- Cầu thang bộ trong nhà có người đi lại không nhiều, chúng ta có thể làm dốc một chút nhưng b/h=170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi có thể đạt tới h/b=175/250mm, độ dốc bằng 35°. Trong một số trường hợp đặc biệt, độ dốc có thể là 45°-h/b=200/200mm.

Khi tính kích thước cầu thang, số bậc cầu thang được xem là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Vì mọi người thường quan niệm rằng số bậc thang trong nhà có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình gia chủ. Vì vậy mọi người thường quan tâm Số bậc cầu thang chẵn hay lẻ? Cầu thang 19 bậc có sao không? Cầu thang 23 bậc có tốt không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Số bậc cầu thang là chẵn hay lẻ?

Thông thường, khi xây dựng cầu thang, tất cả mọi người đều thiết kế số bậc cầu thang là số lẻ. Bởi vì theo quan niệm của phong thủy học, số lẻ là tượng trưng cho dương khí, còn số chẵn tượng trưng cho âm khí, chính vì thế mà số bậc cầu thang là số lẻ luôn được ưa chuộng hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ những thông tin về cách tính kích thước cầu thang và phân loại cầu thang trong các công trinh. Cảm ơn đã theo dõi nội dung của chúng tôi!

Louis City Tân Mai đèn ốp trần cây cau tiểu trâm

Bạn cần hỗ trợ? hãy liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi

Hỗ trợ khách hàng 24/7, Email hoặc gọi tới hotline

Liên kết nhanh

  • Bảng giá
  • Giới thiệu
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Liên hệ

Liên kết đối tác

  • Cây kim ngân để bàn
  • Thiết kế resort
  • ghế lười hình thú
  • đèn tuýp T5
  • Thiết kế biệt thự có bể bơi
Follow Us
  • Sitemap
  • Contact Us
  • Legal
  • Privacy Policy

Từ khóa » Khoảng Hở Giữa 2 Vế Thang