Cách Tính Lợi Nhuận Trước Thuế Và Lợi Nhuận Sau Thuế - Vay 333
Có thể bạn quan tâm
Nếu đã từng nhìn vào bảng báo cáo tài chính thì chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp 2 dòng lợi nhuận trước thuế và sau thuế. Có thể nói trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì 2 khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế là gì? Tại sao 2 khái niệm này lại quan trọng? Để hiểu hơn, hãy cùng vay333.net tìm hiểu chi tiết nhé.
Menu
- 1 Lợi nhuận trước thuế là gì?
- 1.1 Cách tính lợi nhuận trước thuế
- 1.2 Ý nghĩa
- 1.3 Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
- 2 Lợi nhuận sau thuế là gì?
- 2.1 Cách tính lợi nhuận sau thuế
- 2.2 Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế
- 2.3 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- 3 Cách tính lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận trước thuế
- 4 Lưu ý
- 5 Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế
- 6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế là gì?
Lợi nhuận trước thuế trong tiếng Anh có tên gọi là Earning Before Interest And Taxes (EBIT) là một khái niệm vô cùng phổ biến trong các bảng báo cáo tài chính doanh nghiệp. Về khái niệm đây là khoản lợi nhuận mà công ty ghi nhận trước khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế và trả lãi suất. Lợi nhuận này chắc chắn sẽ cao hơn và khác hẳn với lợi nhuận sau thuế vì doanh nghiệp chưa khấu trừ đi khoản thuế và lãi suất mà doanh nghiệp phải đóng.
Bạn có thể lợi nhuận trước thuế là lợi thu nhập trước thuế. Nghĩa là đây là khoảng thu nhập có được khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nên lợi nhuận này sẽ cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận sau thuế. Trong tài chính doanh nghiệp thì lợi nhuận này quan trọng và dùng để đánh giá chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doanh nghiệp và số tiền thuế mà doanh nghiệp đóng cũng dựa vào con số lợi nhuận trước thuế trên bảng báo cáo tài chính.
Cách tính lợi nhuận trước thuế
Dựa vào tiêu chuẩn kế toán thì lợi nhuận trước thuế sẽ được tính như sau:
Lợi nhuận trước thuế (EBIT) = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động.
Trong đó:
- Tổng doanh thu sẽ là toàn bộ doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh doanh được thể hiện qua các chứng từ có giá trị.
- Chi phí hoạt động = tổng định phí + tổng biến phí. Sẽ bao gồm giá vốn, các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí nhân công, chi phí cho địa điểm sản xuất…
Xét ví dụ như sau: doanh nghiệp X năm 2020 có tổng doanh thu trong một năm tài chính là 10 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp X đã bỏ ra số tiền 4 tỷ đồng để mua sản phẩm từ doanh nghiệp Y. Chi phí vận chuyển hàng về kho là 500 triệu. Chi phí thuê nhân công là 1 tỷ đồng. Chi phí để vận chuyển hàng đến kho của khách hàng là 300 triệu đồng. Chi phí phát sinh là 100 triệu đồng.
Như vậy, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Y sẽ là: 10 tỷ đồng – (4 tỷ đồng + 0.5 tỷ động + 1 tỷ đồng + 0.3 tỷ đồng + 0.1 tỷ đồng) = 14.1 tỷ đồng.
Như vậy, dựa vào lợi nhuận trước thuế cho thấy rằng doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi.
Ý nghĩa
Dựa vào công thức tính lợi nhuận trước thuế có thể thấy rằng nghĩa của con số này dùng để xác định đang kinh doanh lãi hay lỗ dựa vào sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Có được chia lợi nhuận trước thuế không?
Hiện nay không có các quy định về việc có được chia lợi nhuận trước thuế hay không. Nhưng đúng theo nguyên tắc tài chính thì lợi nhuận trước thuế sẽ không được chia lợi nhuận vì con số này sẽ liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp sẽ được dựa vào lợi nhuận trước thuế (EBIT). Ví dụ thuế doanh nghiệp là 5%, dựa vào con số lợi nhuận trước thuế ở ví dụ trên là 4.1 tỷ đồng, lúc này doanh nghiệp phải nộp khoản thuế là: 4.1*5% = 205 triệu. Như vậy, dựa vào EBIT mà doanh nghiệp phải đóng khoản thuế là 205 triệu đồng cho cơ quan thuế.
Trường hợp doanh nghiệp chia lợi nhuận trước thuế sẽ làm giảm con số thực của EBIT từ đó giảm lượng tiền thuế phải đóng. Như vậy nghĩa là doanh nghiệp đã vi phạm đến nghĩa vụ khai báo thuế và điều này là không đúng pháp luật.
Như vậy, chỉ được chia lợi nhuận khi doanh nghiệp đã hoàn tất hết các nghĩa vụ về thuế.
Lợi nhuận sau thuế là gì?
Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với cơ quan thuế thì doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận sau thuế. Như vậy, lợi nhuận sau thuế có thể hiểu là khoản lợi nhuận có được sau khi trừ đi số thuế. Lợi nhuận sau thuế cũng có thể hiểu là thu nhập ròng hay lãi ròng của doanh nghiệp.
Cách tính lợi nhuận sau thuế
Công thức tính lợi nhuận sau thuế sẽ là: Lợi nhuận sau thuế = TR – FC – VC – Te
Trong đó:
- TR: tổng doanh thu (Total revenue)
- FC: chi phí cố định (Fixed cost)
- VC: chi phí biến đổi (Variable cost)
- Te: thuế thu nhập của doanh nghiệp (Tax expenses)
Công thức trên là công thức chuẩn kế toán quốc tế. Thực tế, cách tính lợi nhuận sau thuế ở Việt Nam sẽ như sau:
Lợi nhuận sau thuế = TR- (30% I + 10% VAT) – 20% Te
Trong đó:
- TR: tổng doanh thu
- I: tổng khoản đầu tư mà doanh nghiệp bỏ ra trong năm tài chính
- VAT: thuế giá trị gia tăng
- Te: chi phí thuế của doanh nghiệp
Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế
Nếu như lợi nhuận trước thuế nói lên được năng lực hoạt động của một doanh nghiệp cũng như dùng để khai báo thuế thì lợi nhuận sau thuế sẽ phần còn lại dùng để tái đầu tư và chia cổ tức cho chủ doanh nghiệp hay cổ đông. Thông thường với các doanh nghiệp đã được niêm yết, lợi nhuận sau thuế được dùng để xác định lượng cổ tức mà các cổ đông nhận được. Và con số lợi nhuận sau thuế cũng rất quan trọng để công ty có thể tăng giá trị cổ phiếu hay không.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nghĩa là khoản lợi nhuận chưa được chia cho chủ doanh nghiệp hay chủ các cổ đông. Khoản lợi nhuận này là con số tính được sau khi đã trừ đi các khoản về thuế doanh nghiệp. Và việc phân phối lợi nhuận phải dựa trên tình hình hoạt động của doanh nghiệp và làm đúng theo các chính sách và quy định của pháp luật.
Cách tính lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận trước thuế
Sau khi tìm hiểu khái niệm và công thức tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế thì chúng ta có thể dễ dàng suy luận ra cách tính lợi nhuận sau thuế từ lợi nhuận trước thuế.
Công thức sẽ như sau:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý
Sau khi tính toán được khoản lợi nhuận sau thuế, các doanh nghiệp và cổ đông cần chú ý đến những ý như sau:
- Nếu là doanh nghiệp chưa được niêm yết hay công ty hợp doanh, lợi nhuận sau thuế sẽ được chia dựa vào tỷ lệ góp vốn dựa trên các giấy tờ có giá trị pháp luật
- Trường hợp lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trước đó là âm và năm tài chính hiện tại là dương, phần lợi nhuận sau thuế phải được dùng để bù lỗ cho năm trước đó. Phần còn lại cuối cùng mới được chia theo tỷ lệ góp vốn
- Các quỹ quan trọng được đề xuất đã được thông qua bởi công ty sẽ được trích một phần lợi nhuận sau thuế.
- Chủ sở hữu sẽ bắt đầu được chia lợi nhuận sau thuế dựa trên phần trăm tỷ lệ góp vốn sau khi đã thực hiện việc trích đầy đủ các quỹ của công ty.
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế
Dựa vào công thức tính lợi nhuận sau thuế và bảng báo cáo thu nhập của công ty thì chúng ta có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế, cụ thể như sau:
- Giá gốc của sản phẩm: theo logic thì giá gốc của sản phẩm càng thấp sẽ mang lại lợi nhuận sau thuế càng cao và ngược lại. Và logic này đúng với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có được giá gốc sản phẩm thấp, doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc như tìm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào giá rẻ nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, thực hiện các cuộc thương lượng mua vật liệu đầu vào để có được giá nguyên liệu tốt nhất cho công ty. Giá nguyên liệu thấp nghĩa là chi phí biến đổi thấp, dẫn đến giá vốn hàng bán thấp từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ càng cao.
- Khoảng chi phí hoạt động của doanh nghiệp: vẫn là logic chi phí càng thấp thì lợi nhuận sau thuế càng thấp và ngược lại. Doanh nghiệp phải thực hiện các bước tối đa hoá chi phí để có tối đa hoá mức lợi nhuận sau thuế.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: đây là khoản thuế bắt buộc cho bất cứ doanh nghiệp nào có giấy phép kinh doanh và sẽ không có ngoại lệ. Thông thường thì tỷ suất thuế là cố định vị con số này được cơ quan thuế ban hành. Mức tỷ suất thuế càng thấp thì lợi nhuận sau thuế càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là gì?
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên tổng doanh thu của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu)*100%.
Mức tỷ suất lợi nhuận sau thuế càng cao, nghĩa là công ty đang hoạt động tốt, nhờ vào các yếu tố sau đây:
- Chi phí hoạt động của doanh nghiệp đang ở mức thấp nên dẫn đến lợi nhuận sau thuế cao
- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp đang ở mức thấp
- Công ty đang thực hiện tốt các chiến lược để chiếm các lợi thế về thuế
Checking Account là gì
Trong tài chính doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế và sau thuế là những con số quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty. Những có số này có ý nghĩa cho cả ban lãnh đạo công ty lẫn các nhà đầu tư bên ngoài. Truy cập Vay333 để tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính khác như số CIF là gì?.
Rate this postTừ khóa » Cách Tính Loi Nhuan Truoc Thue
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Và Sau Thuế Là Gì? Công Thức Tính
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Công Thức Tính Lợi Nhuận Trước Thuế 2022?
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Công Thức Tính, Cách Tính, ý Nghĩa?
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Trước Thuế
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ Cụ Thể
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì Và Cách Tính Dành Cho Doanh Nghiệp
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Ý Nghĩa Và Công Thức Tính Ra Sao?
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Và Lãi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lợi Nhuận Trước Thuế Và Sau Thuế: Ý Nghĩa Và Cách Tính
-
Tổng Lợi Nhuận Kế Toán Trước Thuế Và Những Thông Tin Kế ... - Hảo Tân
-
Công Thức Tính Lợi Nhuận Trước Thuế Và Sau Thuế 2022 - Taichinhz
-
Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về Lợi Nhuận Sau Thuế Thu Nhập ...
-
Khái Niệm, Công Thức Tính Lợi Nhuận Trước Thuế
-
Công Ty Kinh Doanh Không Có Lãi Có Phải Nộp Thuế Không?