Cách Tính Lực Ma Sát, Hệ Số Ma Sát Hay, Chi Tiết | Vật Lí Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-12 trên Shopee mall
Bài viết Cách tính lực ma sát, hệ số ma sát với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách tính lực ma sát, hệ số ma sát.
- Cách giải bài tập tính lực ma sát, hệ số ma sát
- Bài tập trắc nghiệm tính lực ma sát, hệ số ma sát
- Bài tập bổ sung tính lực ma sát, hệ số ma sát
Cách tính lực ma sát, hệ số ma sát (hay, chi tiết)
Quảng cáoA. Phương pháp & Ví dụ
Phương pháp giải:
- Lực ma sát gồm 3 loại thường gặp:
+ Ma sát trượt: Fmst = μt.N
+ Ma sát nghỉ: Fmsn = Ft ( Ft là ngoại lực hoặc thành phần ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc)
Fmsn max = μn N (μn > μt)
+ Ma sát lăn: Fmsl = μl.N
- Các bước giải bài tập:
+ Phân tích lực
+ Áp dụng định luật II Newton để viết phương trình tính độ lớn của các lực
Bài tập vận dụng
Bài 1: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đờng. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường (bỏ qua lực cản không khí)
Lời giải:
Lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường là lực ma sát
Fmsl = μl.N = μl.mg = 0,08. 1500.9,8 = 1176 N
Quảng cáoBài 2: Một vật khối lượng m = 1 kg được kéo chuyển động trượt theo phương nằm ngang bởi lực F→ hợp với phương ngang một góc 30°. Độ lớn F = 2 N. Sau khi bắt đầu chuyển động được 2s, vật đi được quãng đường 1,66 m. Cho g = 10 m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn
Lời giải:
Chọn chiều dương như hình vẽ, gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động
Áp dụng định luật II Newton:
Fms→ + P→ + N→ + F1→ + F2→ = m.a→
Chiếu phương trình lên chiều dương phương ngang, ta có:
- Fms + F2 = ma (1)
Chiếu phương trình lên chiều dương phương thẳng đứng, ta có:
N + F1 = P
⇒ N = mg – F.sin30°
⇒ phương trình (1) trở thành: - μ( mg - F.sin30° ) + F.cos30° = ma (2)
Lại có:
Thay vào phương trình (2):
- μ(1.10 - 2.sin30°) + 2.cos30° = 1.0,83
⇒ μ = 0,1
Bài 3: Một toa tàu có khối lượng m = 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo F = 6.104 N. Xác định lực ma sát và hệ số ma sát giữa toa tàu với mặt đường
Lời giải:
Tàu chuyển động thẳng đều ⇒ Fms→ cân bằng với F→
⇒ Fms = 6.104 N = μmg
Bài 4: Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m = 3 tấn chuyển động với gia tốc a = 0,2 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe với mặt đường là k = 0,02. Hãy xác định lực kéo của đầu máy. Cho g = 9,8 m/s2
Lời giải:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của toa xe
Áp dụng định luật II Newton:
Fms→ + P→ + N→ + F→ = m.a→
Chiếu phường trình trên lên chiều dương ta có:
F – Fms = ma
⇒ F = ma + kmg = 3.103.(0,2 + 0,02.9,8) = 117,6 N
Quảng cáoBài 5: Một xe lăn khi đẩy bằng lực F = 20 N nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe thêm một kiện hàng khối lượng 20 kg nữa thì phải tác dụng lực F' = 60N nằm ngang xe mới chuyển động thẳng đều. Tìm hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường. Cho g = 10 m/s2
Lời giải:
Xe chuyển động thẳng đều:
⇒ Fms = F
+ Khi chưa chất hàng lên:
μmg = F (1)
+ Khi chất thêm hàng:
μ(m+20)g = F'
⇒ 60m = 20m + 400
⇒ m = 10 kg
Thay vào (1) ⇒ μ.10.10 = 20 ⇒ μ = 0,2
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cần kéo một vật trọng lượng 20 N với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4.
A. 10 N B. 8 N C. 12 N D. 20 N
Lời giải:
Để vật chuyển động đều thì F = Fms = μN = μP = 0,4.20 = 8 N
Câu 2: Một ôtô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt đường nằm ngang. Lực phát động là 2000 N. Lực ma sát của xe với mặt đường bằng bao nhiêu?
A. 2000 N B. 200 N C. 1000 N D. 100 N
Lời giải:
Chọn A
Câu 3: Chọn phát biểu đúng
A. Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát.
B. Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật.
C. Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc.
D. Tất cả đều sai
Lời giải:
Chọn D
Quảng cáoCâu 4: Chọn phát biểu đúng
A. Lực ma sát luôn ngăn cản chuyển động của vật
B. Hệ số ma sát trượt lớn hơn hệ số ma sát nghỉ.
C. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
D. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
Lời giải:
Chọn A
Câu 5: Chọn phát biểu đúng:
A. Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc
B. Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc
C. Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực
D. Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật cân bằng nhau
Lời giải:
Chọn B
Câu 6: Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng:
A. Fmst = μt N
B. Fmst = μt N→
C. Fmst→ = μt N→
D. Fmst→ = μt N
Lời giải:
Chọn A
Câu 7: Một chiếc tủ có trọng lượng 1000 N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn là 0,6 N. Hệ số ma sát trượt là 0,50. Người ta muốn dịch chuyển tủ nên đã tác dụng vào tủ lực theo phương nằm ngang có độ lớn:
A. 450 N B. 500 N C. 550 N D. 610 N
Lời giải:
Muốn vật dịch chuyển theo phương nằm nagng thì ta cần tác dụng một lực có độ lớn lớn hơn độ lớn của lực ma sát nghỉ:
F > Fmsn = μmsn.P = 0,6.1000 = 600 N
Trong 4 đáp án chỉ có đáp án D thỏa mãn
Câu 8: Ô tô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì:
A. Trọng lực cân bằng với phản lực
B. Lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường
C. Các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau
D. Trọng lực cân bằng với lực kéo
Lời giải:
Chọn C
Câu 9: Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,50. Hỏi lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
A. F = 45 N B. F = 450 N C. F > 450 N D. F = 900 N
Lời giải:
Fmst = μt mg = 0,5.90.10 = 450 N
Câu 10: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ:
A. giảm 3 lần.
B. tăng 3 lần.
C. giảm 6 lần.
D. không thay đổi
Lời giải:
Độ lớn của lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 11: Một ôtô m = 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động 3300 N. Cho xe chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s. Sau khi đi 75 m đạt vận tốc 72 km/h. Lực ma sát giữa xe và mặt đường có độ lớn là:
A. 100 N B. 200 N C. 300 N D. 400 N
Lời giải:
Ta có: v2 – v02 = 2as
Áp dụng định luật II Newton và chiếu lên chiều chuyển động của vật:
⇒ -Fms + F = ma
⇒ Fms = 3300 - 1,5.103.2 = 300 N
Câu 12: Một vật khối lượng 12 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang với lực kéo 30 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là:
A. 0,25 B. 0,5 C. 0,02 D. 0,2
Lời giải:
Vật chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang ⇒ Fms = F
⇒ μmg = F
⇒ μ.12.10 = 30
⇒ μ = 0,25
Câu 13: Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:
A. lớn hơn 300 N
B. nhỏ hơn 300 N
C. bằng 300 N
D. bằng trọng lượng của vật
Lời giải:
Chọn C
Câu 14: Một người đẩy một vật trượt thẳng nhanh dần đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 400 N. Khi đó, độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ:
A. lớn hơn 400 N
B. nhỏ hơn 400 N
C. bằng 400 N
D. bằng độ lớn phản lực của sàn nhà tác dụng lên vật
Lời giải:
Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều ⇒ a > 0
Áp dụng định luật II Newton và chiếu lên chiều chuyển động của vật, ta có:
- Fms + F = ma
⇒ Fms = F – ma
⇒ Fms < F = 400 N
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
B. Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật.
C. Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc.
D. Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.
Lời giải:
Chọn B
C. Bài tập bổ sung
Bài 1: Một toa tàu có khối lượng m = 80 tấn chuyển động thẳng đều chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo F = 6.104N. Xác định lực ma sát và hệ số ma sát giữa toa tàu và mặt đường.
Bài 2: Một đầu máy tạo ra một lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m = 4 tấn chuyển động với gia tốc a = 0,4m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là k = 0,02. Hãy xác định lực kéo của đầu máy. Cho g = 10m/s2.
Bài 3: Một ô tô có khối lượng 200 kg chuyển động trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo bằng 100 N. Cho biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,025. Tính gia tốc của ô tô. Cho g = 10m/s2.
Bài 4: Một xe điện đang chạy với vận tốc v0 = 36km thì hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn chạy được bao nhiêu thì đổ hẳn? Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 10m/s2
Bài 5: Một xe lăn khi đẩy bằng lực F = 20 N nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe thêm một kiện hàng khối lượng 20 kg nữa thì phải tác dụng lực F’ = 60 N nằm ngang xe mới chuyển động thẳng đều. Tìm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
Bài 6: Xe lửa khối lượng M = 100 tấn đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang thì một toa xe có khối lượng tổng cộng là m = 10 tấn rời khỏi xe. Khi phần xe lửa tách ra còn chuyển động, khoảng cách giữa hai phần xe thay đổi theo thời gian theo quy luật nào? Biết lực kéo của đầu máy không đổi, hệ số ma sát lăn là μ = 0,09 cho g = 10m/s2.
Bài 7: Vật 800 g trượt trên sàn nằm ngang với gia tốc 0,4m/s2. Biết hệ số ma sát trượt là 0,5 và lực kéo hợp với phương ngang góc 30o, lấy g = 10m/s2. Tính độ lớn của lực kéo vật.
Bài 8: Một vật có khối lượng 800 g được kéo trên mặt phẳng ngang với lực kéo tạo với phương ngang một góc 30o. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,5 và gia tốc rơi tự do là g = 10m/s2. Tính độ lớn của lực kéo để vật trượt trên mặt sàn với gia tốc 0,4m/s2?
Bài 9: Lò xo nằm ngang độ cứng 20 N/m một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với vật 800 g. Tính độ giãn lớn nhất của lò xo mà tại đó vật vẫn nằm cân bằng, lấy g = 10m/s2 và hệ số ma sát trượt là 1,2.
Bài 10: Vật 120 g đặt nằm ngang trên một tờ giấy có hệ số ma sát trượt 0,2. Xác định độ lớn lực kéo tối thiểu theo phương ngang để có thể rút tờ giấy ra mà không làm dịch chuyển vật cho g = 10m/s2?
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:
- Tính quãng đường, thời gian đi được khi có lực ma sát
- Tính lực kéo để xe chuyển động khi có ma sát
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Công Thức đúng Của Lực Ma Sát Trượt Là
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt | Kiến Thức Xây Dựng | Cốp Pha Việt
-
[ĐÚNG NHẤT] Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt - TopLoigiai
-
Lực Ma Sát Công Thức Cách Tính, Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma Sát ...
-
Công Thức Tính Lực Ma Sát
-
Lực Ma Sát Trượt Là Gì? Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt Chuẩn 100%
-
Trong Các Cách Viết Công Thức Của Lực Ma Sát Trượt Dưới ... - Tech12h
-
[CHUẨN NHẤT] Công Thức Tính Lực Ma Sát Trượt
-
Trong Các Cách Viết Công Thức Của Lực Ma Sát Trượt Dưới đây, Cách
-
Lực Ma Sát. Công Thức Và Cách Tính Lực Ma Sát Trượt, Ma Sát Lăn, Ma ...
-
Trong Các Cách Viết Công Thức Của Lực Ma Sát Trượt Dưới ... - HOC247
-
Chọn Biểu Thức đúng Về Lực Ma Sát Trượt? - Trắc Nghiệm Online
-
Xác định Công Thức Lực Ma Sát Trượt
-
Công Thức Xác định Lực Ma Sát Trượt